Ngủ lúc mấy giờ mới tính là thức khuya: Không phải 11 hay 12 giờ đêm, con số khiến nhiều người bất ngờ

Ngủ lúc mấy giờ mới tính là thức khuya: Không phải 11 hay 12 giờ đêm, con số khiến nhiều người bất ngờ

Thứ 2, 14/10/2024 23:00
Thức khuya không chỉ khiến cho cơ thể mệt mỏi mà còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh mãn tính.

Ngủ ở thời điểm nào được tính là thức khuya?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thói quen thức khuya đã trở thành một phần không thể thiếu đối với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ và nhân viên văn phòng. Áp lực công việc, học tập và nhu cầu giải trí đã khiến cho không ít người rơi vào tình trạng "thức khuya" và điều này có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.

Mới đây, một câu chuyện xảy ra với Tiêu Nhã – một nhân viên văn phòng trẻ tuổi tại Trung Quốc, đã cho thấy sự nguy hiểm của việc thức khuya. Một ngày nọ, vào khoảng 3 giờ sáng, trong khi vẫn còn ngồi làm việc, Tiêu Nhã đột ngột cảm thấy tim đập mạnh, tức ngực, khó thở, tay chân tê cứng và mồ hôi lạnh toát ra. Cảm giác như sắp đột tử khiến cô hoảng loạn. Cô lập tức dừng làm việc và cố gắng đi ngủ nhưng các triệu chứng không thuyên giảm. Cuối cùng, cô thậm chí còn thấy thị lực mờ đi, tai ù, rất khó nghe được âm thanh xung quanh. Lo sợ sức khỏe đang nguy kịch, cô phải gọi lớn để nhờ bạn cùng phòng đưa đến bệnh viện.

Tại phòng cấp cứu, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành kiểm tra và xác định cô bị kiệt sức do thiếu ngủ. Tiêu Nhã đã thức khuya liên tục trong suốt hai tuần, nhiều ngày làm việc xuyên đêm dẫn đến suy sụp sức khỏe nghiêm trọng. Sau khi được chăm sóc y tế, cô đã hồi phục nhưng vẫn phải chịu đựng những di chứng do việc thức khuya gây ra.

Có phải 3 giờ sáng mới tính là khuya? Câu trả lời hoàn toàn không phải. 

Trên thực tế, một người trưởng thành thường cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ cần ngủ đủ giờ mà không quan tâm đến thời điểm bắt đầu giấc ngủ.

Theo các nghiên cứu lâm sàng, từ 23 giờ đến 2 giờ sáng là khung giờ quan trọng để gan thực hiện quá trình giải độc. Trong khoảng từ 3 giờ đến 4 giờ sáng, phổi bắt đầu phục hồi hệ hô hấp, hấp thụ oxy từ môi trường bên ngoài và giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Những quá trình này đòi hỏi cơ thể phải ở trong trạng thái ngủ.

Xét về sinh học, nếu bạn thức sau 22 giờ 30, đó được coi là thức khuya. Khi cơ thể có thể đạt trạng thái ngủ sâu vào lúc 22 giờ 30, các cơ quan như gan và phổi sẽ hoạt động hiệu quả nhất.

Thức khuya làm tăng nguy cơ béo phì và cao huyết áp

Thức khuya không chỉ khiến cho cơ thể mệt mỏi mà còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh mãn tính. Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc, những người đi ngủ sau 10 giờ tối có nguy cơ béo phì và béo bụng tăng 20%. Đặc biệt, ngủ sau 2 giờ sáng khiến nguy cơ béo phì tăng lên đến 35%.

Nghiên cứu khảo sát hơn 136.000 người từ 26 quốc gia, từ đó đưa ra kết luận rằng: Thói quen ngủ muộn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như béo phì, cao huyết áp và bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng ngay cả khi cố gắng ngủ bù vào ban ngày, những tác hại do thiếu ngủ vẫn không thể khắc phục. 

photo-1728747735122

Nguồn ảnh: Aboluowang

Hệ lụy về sức khỏe tâm lý

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, việc thức khuya còn có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tâm lý. Một nghiên cứu của Đại học Columbia (Mỹ) cho thấy, thức khuya có thể gây hại cho sức khỏe tâm thần, đặc biệt là ở phụ nữ. Chỉ cần một chút thay đổi về giờ giấc cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như trầm cảm và lo âu. Những người thức khuya thường xuyên gặp khó khăn trong việc quản lý căng thẳng, khiến cảm xúc tiêu cực có thể tích tụ, dẫn đến tình trạng tâm lý không ổn định.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, những người thiếu ngủ dễ bị kích thích hơn, dẫn đến khả năng xử lý cảm xúc kém và phản ứng tiêu cực trong các tình huống căng thẳng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn tác động đến mối quan hệ xã hội và công việc.

photo-1728747765224

Nguồn ảnh: Aboluowang

Chế độ ăn uống và các giải pháp tự nhiên

Để khắc phục tình trạng mất ngủ, ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt, việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng. Một số loại thực phẩm được xem như "thuốc ngủ tự nhiên", giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm chứa men vi sinh, thực phẩm giàu vitamin D và Omega-3 đều rất tốt cho giấc ngủ, nên bổ sung vào chế độ ăn thường ngày.

- Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc như yến mạch, gạo lứt rất giàu B-vitamin và chất xơ, giúp duy trì mức đường huyết ổn định, từ đó cải thiện giấc ngủ.

- Thực phẩm chứa men vi sinh: Sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

- Thực phẩm giàu vitamin D: Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc điều hòa giấc ngủ. Cá hồi, trứng và các sản phẩm từ sữa là những nguồn thực phẩm phong phú vitamin D.

- Thực phẩm chứa Omega-3: Các loại cá như cá hồi, cá thu và các loại hạt như hạt chia, hạt lanh rất giàu Omega-3, có tác dụng tích cực đến sức khỏe não bộ và giúp cải thiện giấc ngủ.

Thời điểm nào ngủ mới là thức khuya? Kết quả bất ngờ: Không phải 11 giờ, cũng chẳng phải 12 giờ, con số khiến nhiều người bất ngờ!- Ảnh 5.

Nguồn ảnh: Aboluowang

Lời khuyên từ chuyên gia

Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên đi ngủ trước 10 giờ tối và duy trì giấc ngủ đủ từ 7-8 giờ mỗi ngày. Ngủ đủ giấc không chỉ giúp cơ thể tái tạo năng lượng mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Việc nhận thức đúng về tác hại của thức khuya và cải thiện thói quen ngủ là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe trong tương lai. Hãy nhớ rằng sức khỏe là tài sản quý giá nhất mà mỗi người có, vì vậy đừng để thói quen thức khuya phá hủy sức khỏe của bạn. Hãy lắng nghe cơ thể và chăm sóc bản thân một cách tốt nhất.

Thùy Linh

Nguồn: Sohu

Cùng chuyên mục

Ngủ lúc mấy giờ mới tính là thức khuya: Không phải 11 hay 12 giờ đêm, con số khiến nhiều người bất ngờ

Thứ 2, 14/10/2024 23:00
Thức khuya không chỉ khiến cho cơ thể mệt mỏi mà còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh mãn tính.

Người đàn ông bị 9 con chó Pitbull tấn công: Cảnh sát chạy tới chứng kiến cảnh tượng ám ảnh!

Thứ 2, 14/10/2024 23:00
Sự việc này đã khiến cảnh sát buộc phải nổ súng bắn hạ một con pitbull để kiểm soát tình hình.

Lên kế hoạch giống đội bóng Việt Nam, tuyển Trung Quốc thua liền 2 trận, thủng lưới 7 lần

Thứ 2, 14/10/2024 22:52
Đội tuyển U21 Trung Quốc đã nhận 2 thất bại trong loạt FIFA Days tháng 10/2024.

Hạ đối thủ Tây Á để vô địch, đội tuyển Thái Lan khiến Việt Nam và Indonesia phải lo lắng

Thứ 2, 14/10/2024 22:14
Đội tuyển Thái Lan đang dần lấy lại sức mạnh đáng nể trước thềm AFF Cup 2024.

Cả ngành học chỉ có 1 sinh viên, nữ sinh cô đơn suốt 4 năm, lẻ loi trong lễ tốt nghiệp: Việc làm sau khi ra trường gây bất ngờ

Thứ 2, 14/10/2024 22:00
Nữ sinh này lựa chọn ngành học hiếm vì đam mê với thơ văn, chấp nhận việc học một mình mà không có bạn cùng lớp.
     
Nổi bật trong ngày

Có một niềm vui nho nhỏ: "Các cô chú mang bể bơi về đây, con đã biết bơi và không còn sợ nước"

Thứ 2, 14/10/2024 09:14
Bể bơi được đặt tại mỗi địa điểm 1 tháng, với 3-4 buổi học, sẽ có 100-120 em được học bơi miễn phí.

Chỉ cần ngồi một chỗ để nhận hoa hồng, một phụ nữ "mất trắng" gần 600 triệu đồng

Thứ 2, 14/10/2024 11:53
Theo Bộ Công an, mặc dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò làm nhiệm vụ để nhận hoa hồng.

Gen.G - T1 và bí ẩn tại lịch sử CKTG

Thứ 2, 14/10/2024 14:45
Hai đội tuyển được chú ý bậc nhất tại vòng Tứ kết CKTG 2024 chính là Gen.G và T1.

Trung Quốc thu mua mạnh cau Việt Nam: Hóa ra loại quả này được chế biến thành nhiều thứ đến vậy

Thứ 2, 14/10/2024 16:29
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục thu mua cau của Việt Nam, khiến giá của loại quả này đạt mức cao kỷ lục.

Đừng đòi hỏi Quán quân phải thắng theo cách chúng ta muốn!

Thứ 2, 14/10/2024 19:11
Nhà vô địch không có trách nhiệm phải giành vinh quang theo mong đợi của người khác, mà là tìm ra cách thức phù hợp với bản thân và hoàn cảnh cụ thể.
xe.nguoiduatin.vn