Người thứ ba trên thế giới được tuyên bố chữa khỏi HIV

Thứ 3, 21/02/2023 10:07
Người đàn ông được gọi là "bệnh nhân Duesseldorf" trở thành người thứ ba được tuyên bố khỏi HIV sau khi hoàn thành cấy ghép tế bào gốc để điều trị bệnh bạch cầu.
Ảnh minh họa: Virus HIV

Hai trường hợp khác mắc HIV và ung thư là các bệnh nhân ở Berlin và London trước đó cũng được tuyên bố khỏi HIV trên các tạp chí khoa học, sau khi được cấy ghép tế bào gốc, AFP đưa tin.

Chi tiết quá trình điều trị cho "bệnh nhân Duesseldorf" mới đây được công bố trên tuần san Nature Medicine. Bệnh nhân nam giới, 53 tuổi, được chẩn đoán mắc HIV hồi năm 2008.

Ba năm sau, ông lại được chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy (AML), một dạng ung thư máu nguy hiểm tới tính mạng.

Năm 2013, bệnh nhân được cấy ghép tủy xương, sử dụng tế bào gốc từ một người hiến tạng nữ có đột biến gene CCR5 hiếm. Đột biến này được xác định có thể ngăn chặn HIV xâm nhập tế bào. "Bệnh nhân Duesseldorf" đã dừng các liệu pháp kháng virus HIV từ 2018.

Bốn năm sau, các xét nghiệm liên tục cho thấy không có dấu hiệu HIV trở lại cơ thể bệnh nhân.

Nghiên cứu về "bệnh nhân Duesseldorf" cho rằng "trường hợp chữa khỏi HIV-1 thứ ba" đã mang tới "nhiều hiểu biết quý giá mang đến hy vọng sẽ định hướng các phương pháp điều trị trong tương lai".

Bệnh nhân tuyên bố ông "tự hào về đội ngũ các bác sĩ đã chữa thành công HIV và cả bạch cầu cho ông", đồng thời cho biết đã ăn mừng kỷ niệm 10 năm ngày cấy ghép tế bào gốc hồi tuần trước.

Quá trình phục hồi của hai bệnh nhân HIV và ung thư khác, được gọi là "bệnh nhân New York" và "bệnh nhân Thành phố Hy vọng", đã được công bố tại các hội thảo khoa học năm 2022, tuy vậy giới khoa học vẫn chưa công bố nghiên cứu về họ.

Giới khoa học từ lâu đã tìm kiếm các phương pháp chữa trị HIV, nhưng cấy ghép tủy xương được đánh giá là nguy hiểm và nghiêm trọng, đồng nghĩa với việc nó chỉ thích hợp với số nhỏ các bệnh nhân vừa mắc HIV, vừa bị ung thư máu. Việc tìm kiếm người hiến tạng có đột biến CCR5 cũng rất khó khăn.

Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu phương pháp điều trị HIV là phát triển các liệu pháp an toàn, hiệu quả và quan trọng hơn cả là có tính ứng dụng cao, dễ tiếp cận cho hơn 38 triệu bệnh nhân HIV trên khắp thế giới, theo NBC News. Giới khoa học hy vọng có thể đạt được mục tiêu này trong những thập kỷ sắp tới.

Linh Giang (Nguoiduatin.vn)

Cùng chuyên mục

Giải phóng cơn đau kéo dài 20 năm cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Thứ 6, 01/12/2023 09:01
Người bệnh nữ, 63 tuổi, ở Nghi Phú, TP. Vinh có các triệu chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cách đây hơn 20 năm. Qua nhiều năm, người bệnh đã đi thăm khám và điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện.

Ông Trump nêu lý do từ chối lời mời tới Ukraine của ông Zelensky

Thứ 3, 07/11/2023 13:14
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/11 đã có phản hồi chính thức về lời mời thăm Kiev của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. 

Nam thanh niên có biểu hiện không bình thường dùng kéo đâm chết cậu họ

Thứ 3, 07/11/2023 12:31
Xảy ra cự cãi, Hữu đã dùng kéo đâm nhiều nhát vào người cậu họ.

"Công chúa Nhật" xinh như búp bê, được mệnh danh là "thánh body" nhờ đâu?

Thứ 3, 07/11/2023 10:58
Sana TWICE nhận được nhiều lời khen ngợi của dân mạng trong loạt ảnh tham gia sự kiện mới.

Con chip này sẽ giúp điện thoại Android cho iPhone 15 Pro "hít khói"?

Thứ 3, 07/11/2023 09:55
MediaTek đã chính thức ra mắt chip hàng đầu mới nhất của họ mang tên Dimensity 9300 với mục đích không chỉ đối đầu với Snapdragon 8 Gen 3 mà còn cả A17 Pro trên iPhone 15 Pro.
     
xe.nguoiduatin.vn