Câu hỏi phỏng vấn “cân não”
Tại địa điểm phỏng vấn của một công ty lớn, có bốn người tìm việc đến và người phỏng vấn đặt một câu hỏi: “Nếu sếp và bạn cùng lớp hỏi mượn xe trong cùng một ngày, bạn sẽ cho ai mượn?”
Ứng viên đầu tiên trả lời không chút do dự: “Tôi sẽ chọn cho một người bạn cùng lớp mượn. Dù sao thì chúng tôi cũng có tình bạn cùng lớp nhiều năm”.
Ứng viên thứ hai thì chọn cho sếp mượn, suy cho cùng, sau khi vào làm, người có thể giúp đỡ anh ta nhiều nhất chính là sếp chứ không phải bạn cùng lớp.
Người thứ ba suy nghĩ một lúc rồi thận trọng nói: “Tôi quyết định không cho ai mượn xe. Ngày nay không nên cho mượn phương tiện cá nhân một cách bừa bãi. Nếu không may xảy ra chuyện thì rất phiền phức”.
Một ứng viên khác thì trả lời thẳng thắn: "Điều đó phụ thuộc vào mối quan hệ của tôi với đối phương. Tôi sẽ cho người có mối quan hệ thân thiết với tôi mượn nó.”
Sau khi người tìm việc thứ sáu suy nghĩ một lúc, anh ta đáp lại rằng: “Nếu là tôi, tôi sẽ xem ai nói với mình trước. Nếu tôi đã hứa cho các bạn trong lớp mượn, dù sếp có gọi điện hỏi mượn xe tôi cũng sẽ trực tiếp giải thích sự việc và hỏi sếp xem có cách nào khác không để giúp đỡ. Và ngược lại, tôi cũng sẽ làm điều tương tự nếu bạn của mình ngỏ lời mượn sau. Suy cho cùng, quan trọng nhất vẫn là chữ ‘Tín’. Tất nhiên, sếp không hài lòng vì tôi không cho mượn xe đồng nghĩa là người này không thích hợp để hợp tác lâu dài, tôi sẽ chọn công việc khác. Tương tự, nếu người bạn kia xa lánh tôi vì bị từ chối, có nghĩa là anh ta không thích hợp để kết giao".
Sau khi nghe câu trả lời của ứng viên cuối cùng, người phỏng vấn ngay lập tức nhận anh ta vào làm.
Có kiến thức thôi là chưa đủ
Trong cuộc sống hiện đại, yêu cầu để đáp ứng một vị trí nào đó không chỉ giới hạn trong kiến thức. Một ứng viên tiềm năng sẽ cần phải có cả khả năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm. Hiện nay, để có được một vị trí tốt, các ứng viên cần phải trải qua những vòng phỏng vấn khắt khe.
Nhà tuyển dụng không chỉ xem xét phẩm chất nghề nghiệp và khả năng sống của người tìm việc mà còn phải xem xét khả năng đáp ứng của họ. Người tìm việc có tư duy nhanh nhạy và phản ứng nhanh thường được các nhà phỏng vấn yêu thích hơn.
Trên thực tế, trong một cuộc phỏng vấn, nhiều lãnh đạo thích đưa ra những câu hỏi phỏng vấn rất kỳ lạ, hoàn toàn không liên quan với vị trí công việc liên quan. Thế nhưng, đây không phải một câu hỏi vô dụng. Họ luôn đưa ra câu hỏi theo đúng kế hoạch đã ấn định từ trước để đạt được mục đích của mình.
Thứ nhất, một câu hỏi tình huống bất ngờ là thứ mà các ứng viên thường không lường trước được. Do đó, họ không thể chuẩn bị từ trước, không thể nghe người khác “nhắc bài” hay tìm kiếm sẵn thông tin từ trên mạng.
Thứ hai, thông qua một câu hỏi linh hoạt, người phỏng vấn muốn kiểm tra khả năng tư duy và cách phản ứng của các ứng viên. Đặc biệt, trong những công việc và ngành nghề yêu cầu tính sáng tạo cao thì các doanh nghiệp càng yêu thích những câu hỏi “kỳ lạ” như thế này.
Vì vậy, khi đối mặt với những câu hỏi lạ kỳ trong quá trình phỏng vấn tại nơi làm việc, chỉ cần bạn vận dụng những ý tưởng linh hoạt của mình, bình tĩnh để diễn giải câu trả lời theo hướng logic và hợp lý nhất thì nhất định sẽ nhận được sự tán đồng của người phỏng vấn.
Muốn có được một công việc tốt là hành trình không hề dễ dàng với bất cứ ai. Cả trong cuộc sống cũng vậy. Kiến thức có thể trau dồi thêm nhưng kỹ năng tư duy không phải ai cũng có được. Đây chính là điểm làm nên sự khác biệt trong câu trả lời từ đó chứng minh năng lực bản thân. Vậy nên dù bạn gặp phải tình huống đơn giản đến mấy, vẫn nên bình tĩnh quan sát các ứng viên và người phỏng vấn rồi mới đưa ra câu trả lời.
Thùy Anh (Tổng hợp)