Một nhân viên của Alibaba phàn nàn rằng sau khi bị sa thải, anh tưởng vẫn có thể tìm được một công ty lớn ở tuổi 35 nhưng cuối cùng lại phải đến một nhà máy nhỏ. Anh nghĩ rằng làm việc tại đây chắc không cần tăng ca, không quá lực, khối lượng công việc ít. Đây có thể coi là việc bù đắp về mặt tâm lý.
Nhưng kết quả là anh bị giảm 40% thu nhập, công ty nhỏ này yêu cầu làm việc khắt khe hơn Alibaba. Anh nhận ra rằng muốn có tiền thì không có thời gian nghỉ ngơi, muốn có thời gian nghỉ ngơi thì không thể kiếm được nhiều tiền. Anh do dự và không biết đưa ra lựa chọn như thế nào.
Thật ra trên đời này không có công việc nào hoàn hảo. Lựa chọn nào cũng phải hối tiếc. Công việc nào cũng tồn tại áp lực và thách thức. Điều duy nhất bạn có thể làm là chọn một công việc, làm tốt trước rồi mới tiếp tục phát triển.
Khi một công việc không đáp ứng được mong đợi, mọi người thường có phản ứng đầu tiên là tìm việc khác. Nhưng thay đổi công việc thì liệu mọi chuyện có tốt hơn? Thực tế, 99% vấn đề gặp trong công việc không thể giải quyết bằng cách nghỉ việc.
Ai cũng từng hơn một lần đặt câu hỏi khi đối mặt với áp lực, thất bại: "Tôi đã chọn sai ngành, sai công ty hay sai công việc?".
Thực ra dù bạn chọn công việc gì cũng đều là sai lầm. Công việc nào cũng có điều khiến bạn không vui. Đó có thể là áp lực cường độ cao, thu nhập thấp, các mối quan hệ phức tạp,…
Mức lương bạn kiếm được không chỉ để đổi lấy sức lao động mà bạn còn phải chấp nhận những bất bình, bất công tại nơi làm việc.
Nghiên cứu Đại học Harvard về mức độ hài lòng trong công việc
Các nhà tâm lý của Đại học Harvard từng thực hiện một cuộc khảo sát: Có bao nhiêu người thực sự thích công việc họ làm?
Kết quả cho thấy, rất ít người yêu thích công việc của mình. Nhiều người thật sự không yêu thích công việc nhưng vẫn chịu đựng trong nhiều năm. Bạn thấy đấy, một người dù thành công đến đâu vẫn cố gắng làm việc mà mình không thích.
Nghề nghiệp dù hào nhoáng đến đâu thì lâu ngày cũng trở nên đơn điệu.
Trong điều kiện thời tiết xấu, cậu bé giao hàng vẫn phải giao đồ ăn cho khách. 4 giờ sáng, các công nhân vệ sinh bắt đầu làm việc, quét dọn từng con phố. Những người bốc vác phải đối mặt với cái nắng như thiêu đốt, làm việc vất vả nhưng thù lao chẳng được là bao.
Nếu bạn hỏi liệu họ có thích công việc của mình không, chắc chắn câu trả lời của hầu hết mọi người là không. Nhưng họ phải làm để tồn tại.
Mỗi công việc đều có những khó khăn riêng. Người ngồi văn phòng cảm thấy nhàm chán, ghen tỵ với những người kinh doanh tự do. Nhưng người làm kinh doanh bận rộn lại ghen tỵ với người làm văn phòng. Không có công việc nào hoàn toàn thỏa mãn bởi làm việc không bao giờ có nghĩa là để tận hưởng.
Ý nghĩa thật sự của nó là tạo ra nguồn thu nhập ổn định cuộc sống, là nền tảng để bạn nhận ra giá trị bản thân. Nó cho phép bạn có tiền duy trì cuộc sống, báo hiếu cha mẹ, đầu tư vào bản thân,…
Một cuộc sống tốt đẹp đến từ đau khổ
Một luật sự nọ sau khi tốt nghiệp ký hợp đồng với công ty luật nổi tiếng và bắt đầu học việc. Công việc hàng ngày làm anh mất đi nhiệt huyết và anh chọn cách ra đi.
Trong vài năm qua, anh thường xuyên thay đổi việc, liên tục phàn nàn nơi làm cũ và nhiều công ty đã đưa anh vào danh sách đen khi tuyển dụng. Còn những đồng nghiệp cũ của anh thì đều lên những vị trí cao sau nhiều năm làm việc. Sau này, cuộc sống của anh rất khó khăn, anh chỉ có thể ghen tỵ với người khác.
Công việc là thế, nếu bạn thay đổi hết chỗ này đến chỗ khác, cuộc sống của bạn sẽ không thể thành công. Những người tỏa sáng không thể tách rời sự kiên trì nhất quán. Chỉ cần bạn chịu vất vả, bạn sẽ thấy mọi thứ đều đáng giá.
Cho dù công việc mang lại nhiều cay đắng, có cả thất bại nhưng sau khi đã vượt qua, nó sẽ đền đáp cho bạn rất nhiều niềm vui. Bất kể lúc nào, bạn phải tin rằng khoảng thời gian khó khăn đó là đêm trước thành công.
Tỷ phú nổi tiếng Nhật Bản Inamori Kazuo đã viết trong "Luật sống": "Bất kỳ sư nghiệp vĩ đại nào cũng chỉ là kết quả của những người bình thường làm việc chăm chỉ và tích lũy từng bước, dám đối mặt với sự nhàm chán".
Một cuộc sống tốt đẹp đến từ đau khổ. Nếu bạn không sẵn lòng chịu đựng và luôn muốn thoát khỏi những khó khăn thì chỉ càng khốn khổ hơn.