Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu

Thứ 3, 16/04/2024 20:07
Đây là loài cây đầu tiên có thể giúp tìm ra kim cương.

Thế giới tự nhiên luôn ẩn giấu những điều thú vị. Như chúng ta đều biết, cây cối thường mọc trên đất, cát hoặc nước, nhưng, loài cây dưới đây lại phát triển tại những khu vực có kim cương.

Loài cây độc đáo

Theo tạp chí Science, vào năm 2015, trong một lần đi tìm kiếm kim cương, nhà địa chất học Stephen E.Haggerty của Đại học Quốc tế Florida đã phát hiện ra loài cây chỉ mọc trên những vùng đất có chứa kimberlite. Đây là kiểu đá núi lửa có trong vỏ Trái Đất và là nguồn khai thác kim cương hiện nay.

Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu- Ảnh 1.

Hình ảnh mô tả của loài cây Pandanus candelabrum. (Ảnh: Pixta)

Ông để ý rằng, trên bề mặt những nơi ông đào được kim cương luôn thấy sự có mặt của một loài cây đặc biệt. Khám phá này đã góp phần giúp ông nhanh chóng tìm ra những địa điểm khác để tiếp tục khai thác kim cương. Phát hiện của ông đã được công bố trong một ấn bản của tạp chí Economic Geography.

Loài cây kỳ lạ đó là cây cọ Pandanus (tên khoa học là Pandanus candelabrum) thường mọc ở Liberia, Tây Phi. Pandanus candelabrum là một loài thực vật có hoa trong họ Dứa dại. Loài này được P.Beauv. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1805.

Đặc điểm sinh học

Cây Pandanus candelabrum có lớp vỏ gai góc và có thể cao từ 1 đến 20 mét. Cọ Pandanus có lá trông giống như lá cọ nên nó rất dễ phân biệt so với các thực vật khác trong rừng. Nó thường xuất hiện tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới và trên một số đảo ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu- Ảnh 2.

Cọ Pandanus có lá trông giống như lá cọ nên nó rất dễ phân biệt so với các thực vật khác trong rừng. (Ảnh: Shutter Stock)

Điều đặc biệt về Pandanus candelabrum là nó thường phát triển trên đất chứa kim cương. Ở dưới mỗi gốc cây đặc biệt này là một hỗn hợp đất màu mỡ có chứa nhiều loại khoáng chất. Bên cạnh nhân tố đáng chú ý nhất là kim cương, vùng đất để cọ Pandanus có thể sinh tồn còn chứa tàn tích từ các vụ phun trào núi lửa, kali, magie hay phốtpho, đây là những khoáng chất có dồi dào trong đất chứa kimberlite. Hơn nữa, những chất dinh dưỡng "hảo hạng" mà không phải loài cây nào cũng được hấp thụ đầy đủ.

Nghiên cứu sâu hơn, giáo sư Haggerty cho biết: "Lý do gì thì chúng tôi vẫn chưa biết, thế nhưng Pandanus candelabrum dường như chỉ phát triển trên những mỏ giàu kim cương". Ngoài ra, rễ của cây Pandanus candelabrum là rễ cây điển hình của các khu vực đầm lầy, thế nhưng ở Liberia, nó có vẻ như điển hình của khu vực mỏ kimberlite.

Tầm quan trọng của khám phá

Theo Gizmodo, Pandanus candelabrum là loài cây đầu tiên có thể giúp tìm ra kim cương. Quá trình này được gọi là địa học thực vật (Geobotanical prospecting). Mặc dù, trước đây, phương pháp tìm kiếm dấu hiệu khoáng vật dưới lòng đất nhờ thực vật đã được sử dụng từ lâu.

Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu- Ảnh 3.

Việc tìm thấy cọ Pandanus cũng như sự tồn tại của loài cây này có thể giúp giảm thiểu chi phí cho quá trình dò tìm quặng kim cương. (Ảnh: Pixabay)

Ví dụ, đồng đỏ có thể được tìm thấy nhờ cây anh túc ở Mỹ, hoặc cây bụi có hoa Haumaniastrum katangense ở châu Phi. Ở Thụy Điển, giống cây thạch trúc alpine được sử dụng từ thời Trung cổ cho việc dò tìm đồng. Một số loài cây khác cũng tiến hóa đề sinh tồn tại các khu vực chứa các kim loại nặng và là dấu hiệu để nhận biết các kim loại nặng này như: U, Pb, Zn, Ni, Cr, Ba, Pb, Zn.

Việc tìm thấy cọ Pandanus cũng như sự tồn tại của loài cây này có thể giúp giảm thiểu chi phí khai khoáng, và tổn thất môi trường trong quá trình dò tìm quặng kim cương cũng được giảm theo, đặc biệt là các nước khu vực Tây và Nam Phi. Phát hiện này không chỉ giúp phát triển ngành khai thác kim cương, mà còn hỗ trợ nghiên cứu về nhiệt độ và áp suất của vỏ Trái đất cách đây 150 triệu năm về trước, giai đoạn tạo ra Đại Tây Dương.

Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu- Ảnh 4.

Với kích thước không quá lớn, cọ Pandanus thường bị che khuất và gây ra nhiều những khó khăn cho các nhà khai thác kim cương. (Ảnh: Pixabay)

Tuy nhiên, các bụi cọ Pandanus thường mọc xen lẫn với nhiều loại cây cổ thụ trong các khu rừng nhiệt đới. Với kích thước không quá lớn, cọ Pandanus thường bị che khuất và gây ra nhiều những khó khăn cho các nhà khai thác kim cương.

Pandanus candelabrum không chỉ là một loài cây độc đáo, mà còn là một ví dụ về sự kỳ diệu của thiên nhiên. Hy vọng rằng nghiên cứu về loài cây này sẽ tiếp tục đem lại những phát hiện thú vị và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hành tinh mà chúng ta đang sống.

*Nguồn: Science, Britannica, World Plants

Hai Xia

Cùng chuyên mục

Vụ "quên" mua BHYT cho học sinh dù phụ huynh đã đóng tiền: Nhân viên đến từng nhà trả tiền, xin lỗi

Thứ 6, 18/10/2024 08:47
Trước đó, bà H. cho biết lý do "quên" mua BHYT cho học sinh là do gia đình bà gặp sự cố và phụ huynh đóng tiền rải rác.

MC Quyền Linh lần đầu lên tiếng chuyện "ăn gian" giúp gia đình Phạm Thoại thoát nghèo

Thứ 6, 18/10/2024 08:45
Nam MC cho biết mình rất vui vì những việc mà Phạm Thoại đã làm cho cộng đồng.

7 nghệ sĩ siêu “hot hit” và 150 bạn trẻ cùng thực hiện 1 MV về Nha Trang: Vừa lên sóng có luôn 100.000 lượt xem và 5.000 lượt chia sẻ  

Thứ 6, 18/10/2024 08:06
Đằng sau dự án âm nhạc này là nhiều mục tiêu được đề ra với mong muốn giúp ích cho cộng đồng. 

Thông tin mới nhất vụ sát hại người yêu trong nhà nghỉ sau khi cầu hôn

Thứ 6, 18/10/2024 07:33
Cơ quan điều tra xác định Minh đã dùng dao tấn công khiến chị H. tử vong.

Sao tuyển Indonesia đột nhiên tăng giá mạnh, gần... gấp rưỡi ĐT Việt Nam

Thứ 6, 18/10/2024 07:11
Mees Hilgers vốn đã có giá trị chuyển nhượng cao hơn cả ĐT Việt Nam cộng lại. Giờ ngôi sao này lại còn vừa tăng giá mạnh...
     
Nổi bật trong ngày

WHO xem xét hơn 5.000 nghiên cứu để chỉ rõ mối liên hệ bất ngờ giữa wifi và bệnh ung thư: Liệu có thực sự gây hại?

Thứ 5, 17/10/2024 07:15
Cuộc sống hiện đại, tín hiệu wif-fi trở thành 1 yếu tố cần thiết, có mặt ở nhiều không gian sống. Nhưng liệu rằng, wi-fi có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Cho các nhân vật nữ ăn vận theo chủ đề "suối nước nóng", tựa game này bất ngờ bị chỉ trích nặng nề

Thứ 5, 17/10/2024 10:50
Đã có những ý kiến trái chiều từ phía các game thủ trong trường hợp này.

1 Chị Đẹp bị Thu Phương hủy kết bạn vì scandal đấu tố, lên tiếng về thái độ của đàn chị sau khi tái ngộ

Thứ 5, 17/10/2024 12:00
Mối quan hệ giữa Chị Đẹp này với Thu Phương gây chú ý ngay từ khi cả hai được công bố sẽ tham gia chung mùa 2.

Đặt OPPO Find X8 cạnh iPhone 16 Pro mới thấy OPPO đỉnh thế nào: Màn hình lớn hơn iPhone nhưng mỏng nhẹ hơn nhiều, pin tận 5.630mAh

Thứ 5, 17/10/2024 15:31
Một mẫu máy điện thoại flagship với kích thước "vừa tay" đáng để người dùng chờ đợi.

Làm rõ nguyên nhân hai nữ sinh rủ nhau ra sông tự vẫn, để lại thư tuyệt mệnh

Thứ 5, 17/10/2024 17:43
Cơ quan chức năng huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình đang phối hợp làm rõ nguyên nhân hai em học sinh nhảy cầu tự vẫn. Thi thể 2 em đã được tìm thấy, gia đình đang tổ chức lo hậu sự.
xe.nguoiduatin.vn