Những căn bệnh được mệnh danh 'kẻ giết người thầm lặng'

Thứ 3, 30/11/2021 15:33
Một số căn bệnh được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng” bởi người bệnh sẽ không có những biểu hiện bệnh rõ ràng ở giai đoạn đầu. Những bệnh này có thể trở nên nghiêm trọng tại bất kỳ thời điểm nào, thậm chí dẫn đến đột tử.

Cuộc sống bận rộn, ăn uống thiếu khoa học và ít vận động là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các căn bệnh của thời đại như đột quỵ, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu… Do không nhiều người ý thức được sự nguy hiểm của chúng nên hàng chục triệu người trên thế giới đã ra đi mỗi năm bởi những “sát thủ thầm lặng” này.

Rối loạn mỡ máu

Đứng đầu bảng trong số những căn bệnh khiến người Việt lo sợ là rối loạn mỡ máu. Người mắc bệnh này phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như đột quỵ, nguy cơ tiểu đường, tim mạch cao…

Rối loạn mỡ máu là căn bệnh của xã hội hiện đại và có tỷ lệ tử vong chỉ sau bệnh AIDS. Bệnh cũng có xu hướng gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Tại Mỹ, khoảng 33,6 triệu người trên 20 tuổi có nồng độ cholesterol trong máu cao hơn bình thường, chiếm 15% dân số. Tại Anh, số người rối loạn mỡ máu luôn ở mức cao, với hai phần dân số có tỷ lệ cholesterol cao hơn mức khuyến cáo.

Ở Việt Nam, theo một thống kê gần đây của Viện Dinh dưỡng, hơn 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn mỡ máu, trong đó tỷ lệ này ở dân thành thị tới 44,3%. Cứ 4 người thì lại có một người bị máu nhiễm mỡ hoặc gan nhiễm mỡ. So với thế giới, đây là con số đáng báo động.

Tuy không dẫn đến tử vong ngay, nhưng rối loạn mỡ máu được coi là “sát thủ thầm lặng”. Trước đây, quan niệm cũ cho rằng chỉ những người béo phì mới mắc rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngay cả những người có chỉ số cơ thể trung bình, thậm chí gầy gò cũng có thể mắc chứng bệnh này.

Dù dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm, nhưng rối loạn mỡ máu lại rất khó phát hiện. Khi đã mắc bệnh, việc điều trị cũng cần một quá trình lâu dài, kiên trì. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo để phòng và điều trị rối loạn mỡ máu cần phải thay đổi thói quen ăn uống, lối sống, tăng cường tập thể dục, cai thuốc lá, hạn chế rượu bia.

Huyết áp cao

Huyết áp cao là một trong những tình trạng sức khỏe nguy hiểm có thể dẫn đến các bệnh mạn tính khác. Bệnh huyết áp cao thường không phát sinh một triệu chứng cụ thể nào. Chỉ sau khi khởi phát các bệnh liên quan thì người bệnh mới nhận ra mức độ nghiêm trọng.

Mặc dù rất khó phát hiện, nhưng tiến hành kiểm tra huyết áp thường xuyên, ăn thực phẩm giàu kali, chất xơ, protein và ít muối và duy trì cân nặng hợp lý là các cách để giảm nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra, bạn nên tránh hút thuốc, uống rượu và nên dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động thể chất.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng mới dẫn đến tình trạng mệt mỏi, sút cân, đi tiểu nhiều và khát nước.

Trong khi nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường vẫn chưa được xác định, tập trung vào chế độ ăn uống thích hợp, tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý và tầm soát thường xuyên là những biện pháp có thể ngăn ngừa các biến chứng.

Bệnh đột quỵ

Số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ đang có chiều hướng tăng lên từ 1,7% đến 2,5%. Nghiêm trọng hơn, độ tuổi mắc bệnh đang dần trẻ hóa, 40 - 45 tuổi so với trước đây là 50 - 60 tuổi. Trung bình, cứ 3 phút, thế giới lại có một người tử vong do đột quỵ. Tại Việt Nam, mỗi năm, khoảng 200.000 người mắc bệnh, 50% trong số đó tử vong. Sau đột quỵ, nhiều người bị tàn phế, không thể phục hồi chức năng hoạt động.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, nhưng phổ biến nhất là tình trạng mỡ trong máu cao, kéo dài, từ đó hình thành các mảng xơ mỡ động mạch. Các mảng xơ mỡ này đóng ở thành mạch máu, làm lòng mạch hẹp dần, máu ứ lại và đóng thành cục máu đông gây tắc động mạch.

Bệnh gan nhiễm mỡ

Sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ trong cơ thể diễn ra từ từ và ban đầu không có dấu hiệu đáng kể. Ở giai đoạn nặng, bệnh gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan, giai đoạn cuối của gan bị xơ hóa.

Đối với bệnh gan nhiễm mỡ thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh dựa trên thực vật và tránh ăn thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Hãy đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và làm theo khuyến nghị của bác sĩ.

Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, có thể dẫn đến ngáy to, cực kỳ mệt mỏi trong ngày,... Những bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng thường dễ bị đột tử và đột quỵ hơn trong khi ngủ. Đây là lý do tại sao chứng bệnh này trở thành kẻ giết người thầm lặng.

Đối với các trường hợp ngưng thở khi ngủ nhẹ, một số thay đổi lối sống như giảm cân, ăn uống điều độ, bỏ thuốc lá và thực hiện các phương pháp điều trị dị ứng mũi phù hợp có thể giúp bạn thoát khỏi hoặc thậm chí kiểm soát tốt tình trạng này. Tuy nhiên, hãy đi thăm khám để biết trường hợp ngưng thở khi ngủ của bạn ở mức độ nhẹ hay nặng để bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp.

PN (Nguoiduatin.vn)

Cùng chuyên mục

Giải phóng cơn đau kéo dài 20 năm cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Thứ 6, 01/12/2023 09:01
Người bệnh nữ, 63 tuổi, ở Nghi Phú, TP. Vinh có các triệu chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cách đây hơn 20 năm. Qua nhiều năm, người bệnh đã đi thăm khám và điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện.

Ông Trump nêu lý do từ chối lời mời tới Ukraine của ông Zelensky

Thứ 3, 07/11/2023 13:14
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/11 đã có phản hồi chính thức về lời mời thăm Kiev của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. 

Nam thanh niên có biểu hiện không bình thường dùng kéo đâm chết cậu họ

Thứ 3, 07/11/2023 12:31
Xảy ra cự cãi, Hữu đã dùng kéo đâm nhiều nhát vào người cậu họ.

"Công chúa Nhật" xinh như búp bê, được mệnh danh là "thánh body" nhờ đâu?

Thứ 3, 07/11/2023 10:58
Sana TWICE nhận được nhiều lời khen ngợi của dân mạng trong loạt ảnh tham gia sự kiện mới.

Con chip này sẽ giúp điện thoại Android cho iPhone 15 Pro "hít khói"?

Thứ 3, 07/11/2023 09:55
MediaTek đã chính thức ra mắt chip hàng đầu mới nhất của họ mang tên Dimensity 9300 với mục đích không chỉ đối đầu với Snapdragon 8 Gen 3 mà còn cả A17 Pro trên iPhone 15 Pro.
     
xe.nguoiduatin.vn