Những nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt

Thứ 5, 12/09/2024 04:44
Theo các chuyên gia y tế, trong mùa mưa bão, nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho người dân trở nên cao hơn.

Theo Báo Đảng Cộng sản Việt Nam, mưa, lũ lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cảnh báo, bão lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho thực phẩm dễ bị ô nhiễm vi sinh vật. Thêm vào đó, lương thực, thực phẩm gặp thời tiết mưa ẩm dễ bị ôi, thiu, mốc, hỏng, sinh độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm. Khi bão lũ xảy ra, nguồn cung cấp thực phẩm tươi, sạch, an toàn bị ách tắc do phương tiện vận chuyển bị hạn chế.

Vào mùa mưa bão, lũ lụt, việc ăn uống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi, nơi điều kiện sống còn nhiều khó khăn. Do đó, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm khi xảy ra bão lụt cũng như ngăn ngừa bệnh dịch sau lũ vô cùng quan trọng.

Những nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt.

Những nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt.

Ngoài ra, sau bão lụt, thường xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm như: Nhiễm Vibrio Cholerae bệnh tả, Salmonella gây thương hàn, Shigella gây lỵ trực trùng, Bacillus Anthracis gây bệnh than, bệnh tiêu chảy do virus (rotavirus, enterovirus...), viêm gan A, E...

Nguồn nước cũng có thể bị ô nhiễm nặng dẫn đến ô nhiễm thực phẩm và nước uống dùng để chế biến thức ăn. Đặc biệt, sau mưa lũ cũng là thời điểm dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm cao do bảo quản thực phẩm chưa đúng cách hoặc lựa chọn, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Theo các chuyên gia y tế, trong mùa mưa bão, nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho người dân trở nên cao hơn. Đặc biệt, sau mưa lũ, tại các địa phương miền núi thường xảy ra các trường hợp ngộ độc do tiêu thụ nấm hoặc các thực phẩm địa phương, mang tính chất bản địa, vùng miền.

Dưới đây là một số cách phòng ngộ độc thực phẩm trong mùa mưa bão:

Giữ gìn vệ sinh tốt

Cần rửa tay bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa với nước sạch trước khi tiếp xúc với thực phẩm; trước và trong quá trình chế biến thực phẩm; sau mỗi lần đi vệ sinh.

Cần vệ sinh toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm bằng nước sạch và chất tẩy rửa sau mỗi lần chế biến. Giữ gìn sạch sẽ khu vực bếp và thực phẩm để phòng tránh côn trùng, sâu bọ, các động vật khác xâm nhập.

Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín

Không để lẫn thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác. Sử dụng riêng các dụng cụ và thiết bị nấu nướng như dao, thớt để chế biến thực phẩm sống.

Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm giữa thực phẩm sống. Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín.

Không để lẫn thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác.

Không để lẫn thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác.

Cần đun nấu kỹ

Cần nấu chín thức ăn, nhất là khi bão lũ thì phải đun, nấu kỹ thực phẩm, đặc biệt là các loại thịt, trứng và hải sản. Đun sôi thực phẩm và đảm bảo thực phẩm luôn được nấu kỹ.

Giữ thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ >60 độ C trước khi ăn. Tất cả các thực phẩm đã nấu chín nếu bị ôi thiu, hư hỏng thì không được ăn, vì dễ gây ngộ độc thức ăn.

Không dùng gia súc, gia cầm chết, bảo đảm vệ sinh sau bão lụt

Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm Gia súc, gia cầm chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân kể cả ăn khi đã được nấu chín cũng nguy hại đến sức khỏe và có thể lây bệnh.

Cần thực hiện uống chín, nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm phải khử trùng, đặc biệt là trong thời gian bão, lụt xảy ra. Đồng thời người dân tuyệt đối không thu hái, đánh bắt, sử dụng các động thực vật độc như nấm độc, côn trùng lạ, cá nóc, sò biển, ốc lạ, cây, quả lạ…

Lưu ý

Chỉ thực phẩm trong lọ hoặc hộp kim loại kín, chưa mở, không bị hư hỏng, chống nước, kín khí mới được coi là an toàn sau khi đã được vệ sinh và khử trùng trước khi sử dụng.

Nên vứt bỏ bất kỳ thực phẩm nào có thể không an toàn do đã tiếp xúc với nước lũ. Bởi nước lũ bị ô nhiễm có thể đã xâm nhập vào thực phẩm, bao bì và thiết bị lưu trữ. Không nếm hoặc nấu thực phẩm bị ảnh hưởng bởi lũ lụt vì tiềm ẩn nguy hiểm tới sức khỏe.

Cần bảo đảm tất cả những thứ dùng để bảo quản, nấu và ăn thực phẩm đều an toàn trước khi sử dụng lại. Việc vệ sinh, khử trùng đúng cách tất cả các bề mặt và thiết bị đã tiếp xúc với nước lũ là rất quan trọng.

Khi cần xử lý nước bằng clo hoặc iốt, mọi người hãy làm theo hướng dẫn trên chai hoặc gói. Đặc biệt, cố gắng ăn chín uống sôi trong điều kiện cho phép và nếu được thì nấu ăn gọn từng bữa, không để thức ăn lưu cữu. 

Cần dự trữ đủ nước sạch cho ăn uống, đặc biệt chú ý việc đảm bảo đun sôi nước trước khi uống. Xử lý khử trùng nguồn nước trước khi sử dụng, nhất là nước trong ăn uống cụ thể:

Làm trong nước có thể bằng phèn chua hoặc bằng vải, sau đó khử trùng nước bằng cách đun sôi hoặc thiết bị lọc.

Nước đã được làm trong và khử trùng có thể sử dụng cho các mục đích nấu ăn, sinh hoạt. Nếu uống trực tiếp thì vẫn phải đun sôi nước trước khi uống.

Cùng chuyên mục

Cận cảnh cuộc tấn công giành quyền kiểm soát “pháo đài trên biển” của Ukraine

Thứ 3, 08/10/2024 12:55
Cuộc tấn công của Ukraine nhằm giành quyền kiểm soát giàn khoan khí đốt nằm gần Đảo Rắn trên Biển Đen diễn ra vào mùa hè năm 2024.

Thái Bình: Tổng thu nội của tỉnh đạt hơn 7.500 tỷ đồng

Thứ 3, 08/10/2024 12:28
Theo thống kê tình hình Kinh tế - Tài chính đến hết tháng 9/2024 tổng thu nội địa đã đạt hơn 7.500 tỷ đồng, đạt 87,5% dự toán, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Tìm thấy 2 thi thể nạn nhân trong vụ lũ quét Làng Nủ sau gần 1 tháng mất tích

Thứ 3, 08/10/2024 12:13
Cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai đã tìm thấy thêm 2 thi thể nạn nhân trong vụ lũ quét tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, hiện còn 7 người mất tích.

BQLDA TP.Hà Nội duyệt giá sản phẩm gói thầu mua sắm tại BVĐK Thường Tín thế nào?

Thứ 3, 08/10/2024 12:04
Gói thầu tại BVĐK Thường Tín do Ban QLDAĐTXD CTDD TP. Hà Nội làm CĐT trị giá 24,5 tỷ đồng, hệ thống CT/Scanner <64 lát cắt/vòng quay được duyệt với giá 6,9 tỷ đồng.

UBND huyện Đức Thọ-Hà Tĩnh dùng ngân sách đấu thầu nhiều gói tiết kiệm siêu thấp

Thứ 3, 08/10/2024 12:02
Như Nam trúng gói thầu 49,9 tỷ đồng do UBND huyện Đức Thọ làm chủ đầu tư, tiết kiệm 0,05%. UBND huyện cũng là chủ đầu tư của một số gói có tỉ lệ "siêu tiết kiệm".
     
Nổi bật trong ngày

"Quái chiêu" khiến người phụ nữ "bay" ngay 1 tỷ đồng

Thứ 2, 07/10/2024 06:50
Đăng ký cho con tham gia giải chạy nhằm nâng cao sức khỏe, một phụ huynh ở Hà Nội bất ngờ bị lừa đảo chiếm đoạt 1 tỷ đồng.

Yên Bái: Cháy lớn tại nhà máy sản xuất chè gây thiệt hại lớn về tài sản

Thứ 2, 07/10/2024 08:44
Vụ cháy kéo dài 5 giờ đồng hồ tại nhà máy chè ở Yên Bái gây thiệt hại lớn về tài sản, không thiệt hại về người.

Ecopark và Tập đoàn CEO đề xuất làm dự án trên cùng 1 khu đất tại Khánh Hòa

Thứ 2, 07/10/2024 10:22
Tập đoàn Ecopark đã đề nghị đầu tư dự án Khu đô thị mới Cam Lâm rộng 100ha tại tỉnh Khánh Hòa, vị trí khu đất trùng với dự án mà Tập đoàn C.E.O đề xuất trước đó.

TP.HCM xây dựng dữ liệu sức khỏe của hơn 1,7 triệu học sinh

Thứ 2, 07/10/2024 11:25
Dữ liệu sức khỏe học sinh sẽ giúp Ngành Y tế nhận diện được mô hình bệnh, tật học đường của học sinh trên địa bàn TP để chủ động có các giải pháp chăm sóc kịp thời.

Cây cỏ lào có tác dụng gì?

Thứ 2, 07/10/2024 02:15
Cây cỏ lào tuy là loài cây mọc hoang dại nhưng lại chứa đựng nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời không phải ai cũng biết.
xe.nguoiduatin.vn