Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050 (Vinamilk hướng đến Net Zero 2050) là chương trình hành động hướng đến Net Zero của doanh nghiệp, thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về việc đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 tại Hội nghị biến đổi khí hậu COP26 diễn ra tại Anh (năm 2021). Chương trình hành động tập trung vào 4 lĩnh vực trọng tâm: Nông nghiệp bền vững - Sản xuất xanh - Logistics thân thiện môi trường - Tiêu dùng bền vững. Trong đó, trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm Tây Ninh và siêu nhà máy sữa Việt Nam là hai mô hình tiêu biểu trong nỗ lực hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững trong ngành sữa.
Trang trại Vinamilk Green Farm Tây Ninh được xây dựng với tổng vốn 1.200 tỷ đồng, trên tổng diện tích gần 700ha, gồm hơn 100ha dành cho 8.000 cô bò sữa với mảng xanh và 10 hồ điều hòa sinh học, phần còn lại dành cho hoạt động trồng trọt, cung cấp thức ăn cho đàn bò sữa. Diện tích mảng xanh tại đây được duy trì tỷ lệ bao phủ trên 70%. Sau hơn 8 năm cải tạo xây dựng vùng đất khô cằn tại huyện Bến Cầu, hiện hệ thống trang trại được công nhận chuẩn GLOBAL G.A.P - bộ quy chuẩn nhằm giúp các nhà sản xuất nông nghiệp định hướng các hoạt động chăn nuôi và sản xuất phát triển bền vững theo xu hướng chung của thế giới.
Mô hình trang trại Vinamilk Green Farm Tây Ninh là đại diện tiêu biểu trong của nền kinh tế tuần hoàn, thay đổi diện mạo của các trang trại chăn nuôi bò sữa theo các khái niệm truyền thống khi hướng đến nguyên tắc "không có gì bị loại bỏ", ứng dụng công nghệ 4.0 về quản lý và chăm sóc bò như công nghệ tự động hóa, robot hoá, trí tuệ nhân tạo… Trong ảnh là robot Lely Juno được lập trình sẵn sẽ tự động đẩy thức ăn vào cho bò.
"Đầu ra" của hoạt động chăn nuôi gia súc sẽ là "đầu vào" của một vòng tuần hoàn mới, tiếp tục phục vụ cho hoạt động của trang trại. Phân trong chuồng bò được thu gom tự động bằng hệ thống máy cào phân, hoạt động theo chu trình cài đặt phù hợp với quy mô từng chuồng nuôi. Từ các máy cào phân, phân được gom xuống mương phân kín, dẫn về các hố thu và bơm tập trung về khu vực tập kết. Các nguồn nước thải hữu cơ khác cũng được vận chuyển về đây để xử lý. Tại khu xử lý trung tâm, phân được bơm tới các máy tách để tách phần rắn và phần lỏng để bón cho đồng cỏ, trồng cây hay cải tạo đất.
Lượng phân rắn được trang trại tái sử dụng bằng cách ủ hoai phân chuồng (áp dụng theo công nghệ ủ phân từ Nhật Bản), chuyển hóa phân thải thành nguồn dinh dưỡng hữu cơ để thay thế cho chất hóa học và phân bón vô cơ. Việc này giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn cho đất, cân bằng vi sinh vật, tăng khả năng lưu giữ nước, chống rửa trôi và xói mòn đất, từ đó tạo ra nguồn thức ăn đạt chuẩn cho hoạt động chăn nuôi. Các cánh đồng tại Vinamilk Green Farm Tây Ninh có thể trồng đa dạng các loại cây từ đồng bắp, cỏ Mombasa làm thức ăn cho bò sữa đến sản xuất gạo ST25.
Phân lỏng sẽ được xử lý tại hồ Biogas công suất lớn, đảm bảo xử lý yếm khí trong thời gian đủ để phân hủy các hợp chất sinh học phù hợp, sau đó qua nhiều công đoạn như sục khí, bể lắng cặn, lọc, tách cặn để có thể tái sử dụng. Khí Metan - sản phẩm của quy trình này, được dùng để vệ sinh thiết bị của trang trại và thanh trùng sữa bê khi có thể giúp đun nóng nước lên đến 90 độ. Nguồn nhiên liệu tái tạo này giúp giảm đáng kể phát thải CO2, từ đó giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
Lượng khí Metan thu được từ hệ thống Biogas được dùng để sấy khô cỏ, làm thức ăn dự trữ cho bò, bê.
Trong việc vận hành logistics, doanh nghiệp chọn cách xây dựng hệ thống trang trại nằm trong chuỗi liên kết với 13 nhà máy khắp cả nước nhằm giảm thời gian vận chuyển, giảm phát thải và đảm bảo được chất lượng sữa. Trong ảnh là chiếc xe sữa trên lộ trình di chuyển từ trang trại Tây Ninh đến nhà máy ở Bình Dương.
Tại nhà máy sữa Việt Nam ở Bình Dương – thuộc Top 5 nhà máy sữa có công nghệ hiện đại nhất thế giới, robot và các cỗ máy đang thay thế đến 90% những thao tác giản đơn của con người. Nhà máy sữa Việt Nam (hay còn được gọi là siêu nhà máy Mega Factory) nằm tại Khu công nghiệp Mỹ Phước, thị xã Bến Cát (Bình Dương), tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng, là nhà máy sữa lớn nhất Việt Nam. Nơi đây có công suất 800 triệu lít/năm (khoảng 2,2 triệu lít/ngày) với dây chuyền sản xuất tự động khép kín.
Ở đây, các robot LGV tự hành đã được đưa vào vận hành, thay thế cho xe nâng truyền thống, giúp tiết giảm 62% lượng khí thải CO2. Ngoài tiết kiệm năng lượng, robot cũng có thể tính toán con đường ngắn nhất để di chuyển.
Hệ thống kho thông minh vận hành tự động, chỉ bằng 1/6 diện tích và giảm 70% năng lượng so với kho thông thường.
100% nhà máy và trang trại của Vinamilk cũng sử dụng hệ thống chiếu sáng bằng đèn led và triển khai phần mềm giám sát năng lượng để phân tích, tối ưu hoá nhu cầu tiêu thụ, tổn thất, tăng hiệu suất máy móc, thiết bị.
Nhà máy Sữa Việt Nam đã chuyển đổi sang năng lượng xanh, năng lượng tái tạo trên diện rộng bằng việc trang bị hơi bão hòa, sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi đốt bằng Biomass, sử dụng khí CNG thay thế cho lò hơi đốt dầu DO/FO và 9.473 tấm pin năng lượng mặt trời hiệu suất cao. Tỷ lệ sử dụng năng lượng xanh thay thế cho năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch trong hoạt động sản xuất tại Vinamilk hiện đạt gần 87%. Riêng hệ thống điện năng lượng mặt trời được lắp đặt tại 13 trang trại và 10 nhà máy.
Tiết kiệm sử dụng nguyên vật liệu ngay từ khâu thiết kế ban đầu là một trong những giải pháp được Vinamilk chú trọng. Đơn vị đã tiến hành cải tiến thiết kế của lớp màng co quấn quanh pallet sản phẩm từ nhựa thông thường sang nano. Qua đó giảm gần 40% kích thước, 50% khổ màng co và tiết giảm hơn 29.000 kg nhựa. Ngoài ra, bao bì hộp giấy có thể tái chế toàn bộ và được chứng nhận FSC –chứng nhận sản phẩm mang lại lợi ích về môi trường, kinh tế - xã hội.
Bên cạnh các hoạt động cắt giảm phát thải trong chuỗi sản xuất, việc trồng cây để trung hòa carbon được doanh nghiệp đẩy mạnh. Năm 2023, Vinamilk và Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Gaia khởi động chương trình khoanh nuôi tái sinh rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, mục tiêu chuyển hóa 25ha đất bãi bồi thành rừng ngập mặn với 100.000-250.000 cây mắm, tổng chi phí vào khoảng 4 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Hoạt động trồng cây hướng tới Net Zero trong 5 năm từ 2023-2027, với tổng ngân sách là 15 tỷ đồng. Trước đó, doanh nghiệp cũng đã hoàn thành mục tiêu trồng 1 triệu cây xanh cho Việt Nam vào năm 2020. Nguồn: Vinamilk.
"Giải thưởng hành động vì cộng đồng - Human Act Prize" do Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty Cổ phần VCCorp nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.
Các dự án tham gia giải thưởng sẽ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí đại diện cho các giá trị và Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize đang thúc đẩy, bao gồm tính cam kết, tính bền vững, tính sáng tạo, tính tác động, tính lan tỏa.
Rất mong giải thưởng có thể nhận thêm nhiều sự quan tâm cũng như đóng góp của cộng đồng!
Website chính thức: https://humanactprize.org
Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize