Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đồng Nai, bệnh nhân tên T.T.D.M. (14 tuổi, trú tại huyện Xuân Lộc) được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai sau khi phát hiện có nổi hạch vùng cổ. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán em M. bị viêm hạch và được cho điều trị tại nhà, thông tin trên tạp chí Tri thức.
Ngày 22/8, bác sĩ sĩ chỉ định bệnh nhân nhập viện mổ lấy hạch. Mẫu bệnh phẩm được gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để xét nghiệm. Sau 7 ngày, kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore).
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của em M. vẫn bình thường. Bệnh nhân đang được theo dõi tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Gia đình và những người có tiếp xúc với bệnh nhân hiện chưa ghi nhận triệu chứng tương tự.
Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Vi khuẩn gây bệnh thường sống trong đất. Đường lây nhiễm chính là các vết trầy xước trên da tiếp xúc đất, nước có vi khuẩn; hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn nên được mệnh danh là vi khuẩn "ăn thịt người".
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh này. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân nên chủ động chống bệnh Whitmore bằng cách ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, ở những nơi ô nhiễm nặng, khi cần tiếp xúc cần sử dụng đồ bảo hộ ví dụ găng tay, ủng... Không nên tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại hoặc gần nơi bị ô nhiễm.
Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, hãy sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, suy giảm miễn dịch... cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, cần vào viện để khám, điều trị kịp thời, theo Vnexpress.
Bình luận tiêu biểu (0)