Nước láng giềng phát minh ra công nghệ mới cực khó sao chép: "Tin buồn" cho ngôi vị số 1 của Trung Quốc?

Chủ nhật, 14/01/2024 18:28
Công nghệ này đòi hỏi sự khéo léo chính xác. Nhà phát minh cho biết: "Càng phức tạp thì người Trung Quốc càng khó sao chép".

Phá vỡ thế độc quyền của Trung Quốc

Tình trạng gần như độc quyền của Trung Quốc trên thị trường năng lượng mặt trời đã thúc đẩy Mỹ và các đồng minh tăng cường tìm kiếm giải pháp thay đổi tình hình. Trong một tín hiệu tích cực, các kỹ sư Nhật Bản tin rằng họ đã tìm thấy một loại pin mặt trời ưu việt hơn với độ mỏng không khác gì phim máy ảnh, theo Nikkei.

Nhật Bản đang thúc đẩy công nghệ này bằng nhiều khoản hỗ trợ khác nhau, một dấu hiệu cho thấy năng lượng tái tạo, cùng với các lĩnh vực công nghệ cao khác như chất bán dẫn, đã trở thành một cuộc cạnh tranh vô cùng quan trọng giữa các quốc gia.

Các công ty Trung Quốc hiện kiểm soát hơn 80% chuỗi cung ứng toàn cầu về tấm pin mặt trời silicon. Thậm chí, thị phần polysilicon - vật liệu cốt lõi cho các tấm pin – cũng nằm trong tay quốc gia tỷ dân với tỷ lệ còn cao hơn.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết: "Thế giới sẽ gần như hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc cung cấp các vật liệu quan trọng cho sản xuất tấm pin mặt trời cho đến năm 2025".

Nhật Bản đang tìm kiếm giải pháp năng lượng mặt trời nội địa với việc tập trung vào pin mặt trời perovskite không sử dụng silicon.

Nước láng giềng phát minh ra công nghệ mới cực khó sao chép: "Tin buồn" cho ngôi vị số 1 của Trung Quốc?- Ảnh 1.

Được phát minh bởi nhà khoa học Nhật Bản Tsutomu Miyasaka, các tế bào pin sử dụng khoáng chất tạo thành cấu trúc tinh thể gọi là perovskite, có thể được sử dụng trong thiết bị biến tia nắng mặt trời thành điện năng.

Một yếu tố quan trọng trong sản xuất perovskite là iốt. Mặc dù không phải là một cường quốc về tài nguyên nhưng Nhật Bản lại là nước sản xuất iốt lớn thứ hai thế giới sau Chile, chiếm khoảng 1/3 sản lượng toàn cầu.

"Hãy nhìn xem Trung Quốc đang làm gì với chất bán dẫn. Đó là sự độc quyền", Miyasaka nói, đề cập đến các hạn chế xuất khẩu của Bắc Kinh đối với các nguyên tố quý hiếm gali và germanium được sử dụng trong chip. "Với pin perovskite, các thành phần có thể được sản xuất trong nước."

Pin Perovskite đã được nghiên cứu trong hơn một thập kỷ nhưng ban đầu không thể sánh bằng silicon về hiệu quả biến ánh sáng thành điện và có xu hướng suy giảm trong điều kiện ẩm ướt.

Vì vậy, perovskite đã được sử dụng bên trong các tấm silicon phủ thủy tinh để tăng hiệu quả của cái được gọi là tế bào pin song song.

Hiện tại, các tế bào pin chỉ chứa perovskite đã bắt kịp hoặc thậm chí vượt qua các đối thủ silicon, với tỷ lệ chuyển đổi cao tới 25% hoặc hơn, theo dữ liệu của Bộ Năng lượng Mỹ, so sánh với tỷ lệ khoảng 18% đến 22% đối với các tấm silicon thương mại thông thường.

Thách thức hiện nay là làm cho chi phí có thể cạnh tranh được với pin silicon và giải quyết vấn đề độ ẩm.

Nước láng giềng phát minh ra công nghệ mới cực khó sao chép: "Tin buồn" cho ngôi vị số 1 của Trung Quốc?- Ảnh 2.

Trung Quốc khó sao chép

Các nhà phát triển pin perovskite cho biết tính linh hoạt giúp loại pin này trở nên khác biệt. Lớp perovskite tinh thể chỉ dày một micron, tạo ra một tế bào có trọng lượng bằng 1/10 và độ dày bằng 1/20 so với pin mặt trời hiện tại. Chúng có thể được lắp đặt trên tường hoặc bề mặt cong và tạo ra điện dưới ánh nắng yếu, ngay cả trong nhà.

"Giả sử bạn sống trong một căn hộ và không có mái nhà rộng. Bạn vẫn có thể đặt pin perovskite trên ban công nhà mình. Hãy coi nó như một thiết bị gia dụng", Miyasaka, giáo sư tại Đại học Toin của Yokohama, người trước đây từng làm việc tại Fujifilm cho biết.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã cam kết sẽ biến công nghệ này thành hiện thực về mặt thương mại trong hai năm. Nhật Bản hiện nhập khẩu gần 90% năng lượng kể từ khi đóng cửa hầu hết các nhà máy hạt nhân sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011.

Mục tiêu của Kishida rất tham vọng nhưng các kỹ sư và quan chức Nhật Bản lại tỏ ra lạc quan nhờ những tiến bộ công nghệ gần đây.

Sekisui Chemical, hãng cung cấp các tấm film đang giải quyết vấn đề độ ẩm. Họ cho biết đã phát triển chất bịt kín cho phép tế bào tồn tại được 10 năm.

Sekisui đang thử nghiệm pin perovskite ngoài trời trên các bề mặt không phù hợp với tấm silicon, bao gồm cả trên tường của trụ sở chính ở Osaka. Họ đang tìm cách đặt chúng ở các ga xe lửa và các cơ sở công cộng khác.

Nước láng giềng phát minh ra công nghệ mới cực khó sao chép: "Tin buồn" cho ngôi vị số 1 của Trung Quốc?- Ảnh 3.

Tấm film năng lượng mặt trời mới có hình dáng giống như loại film trước đây thường dùng cho vào máy ảnh, ngoại trừ việc nó rộng hơn phim máy ảnh 35 mm.

Takeharu Morita, giám đốc dự án cho biết Sekisui đã sản xuất thử nghiệm cuộn phim dài 30 cm và lên kế hoạch sản xuất thương mại vào năm 2025.

Cảm nhận được sức nóng từ Trung Quốc, công ty DaZheng (Jiangsu) Micro Nano Technology cho biết đã bắt đầu sản xuất thương mại pin perovskite vào năm 2022 và có kế hoạch tăng công suất lên gấp 10 lần.

Nhiều kỹ sư tin rằng Nhật Bản vẫn có lợi thế về công nghệ, vì việc tạo ra lớp perovskite siêu mỏng đồng nhất đòi hỏi sự khéo léo chính xác, một thế mạnh của ngành sản xuất Nhật Bản.

Miyasaka, nhà phát minh ra tế bào perovskite, đánh giá: "Càng phức tạp thì người Trung Quốc càng khó sao chép nó".

Các công ty Nhật Bản ban đầu dẫn đầu về thị phần sản xuất toàn cầu, nhưng sau đó nhường lại quyền thống trị cho các đối thủ Trung Quốc vốn đầu tư mạnh vào cơ sở sản xuất và có được sự hỗ trợ từ chính phủ.

Hiroo Inoue, Tổng giám đốc Cơ quan Tài nguyên và Năng lượng Nhật Bản, thừa nhận: "Chúng tôi thắng về công nghệ nhưng lại thua trong kinh doanh", đồng thời cho biết thêm rằng các công ty Nhật Bản cũng chịu số phận tương tự trong lĩnh vực màn hình tinh thể lỏng và chất bán dẫn.

Tokyo đã chi hơn 400 triệu USD để giúp các công ty sản xuất hàng loạt tế bào perovskite. "Chúng tôi cần đảm bảo không bỏ lỡ quy mô và tốc độ đầu tư", Inoue nhấn mạnh.

Mạnh Kiên

Cùng chuyên mục

Khai mạc Olympic Paris 2024 nhận ý kiến trái chiều vì “như hội làng”: Cực kỳ đặc biệt nhưng thiếu 1 điều quan trọng này

Thứ 7, 27/07/2024 06:36
Sự sáng tạo của lễ khai mạc Olympic năm nay đã thu hút nhiều sự chú ý, bao gồm nhiều ý kiến khen chê khác nhau.

Nam giới thận yếu thường có 3 dấu hiệu này khi thức dậy, kiểm tra ngay xem bạn có không

Thứ 7, 27/07/2024 06:22
Một số dấu hiệu cảnh báo thận suy yếu có thể xuất hiện ngay khi nam giới vừa thức dậy vào buổi sáng.

Thị trường bất động sản vào chu kỳ mới, đầu cơ, lướt sóng còn “cửa sống”?

Thứ 7, 27/07/2024 06:20
TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Việt Nam (VARS) cho rằng, sau khi trải qua một thời kỳ thanh lọc của thị trường, các nhà đầu tư, khách hàng đang ngày càng thông thái hơn, kinh nghiệm hơn nên hoạt động đầu tư kinh doanh trên thị trường sẽ theo hướng thực chất hơn, ổn định hơn. Do đó, hoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trường khó có đất sống ở thời kỳ này.

Honda Scoopy vừa có thêm bản Hello Kitty: Thiết kế đẹp lấn át SH Mode, giá chỉ hơn 40 triệu đồng

Thứ 7, 27/07/2024 06:09
Với chỉ 2.000 chiếc được sản xuất, mỗi chiếc Honda Scoopy phiên bản Hello Kitty đều mang một số thứ tự riêng biệt, làm tăng giá trị độc quyền cho người sở hữu.

Những khoảnh khắc đáng nhớ tại lễ khai mạc Olympic 2024: Tình yêu tràn ngập Paris và màn trở lại đáng nhớ

Thứ 7, 27/07/2024 05:59
Lễ khai mạc Olympic 2024 đã mang đến cho khán giả một màn trình diễn không thể quên.
     
Nổi bật trong ngày

Đánh bom ở Moscow: Hé lộ "dấu vết Ukraine" và danh tính nghi phạm – Hình ảnh sĩ quan Nga gây sốt sau vụ nổ

Thứ 6, 26/07/2024 06:45
Các tình tiết mới về vụ đánh bom ở Moscow nhằm vào xe của một sĩ quan Bộ Tổng tham mưu Nga đã được công bố. Đáng lưu ý, khả năng nghi phạm trong vụ này không hành động một mình.

Kia K4 lộ kiểu dáng mới: Thực dụng hơn nhờ cốp to nhưng về Việt Nam dễ kén khách

Thứ 6, 26/07/2024 08:54
Kia có thể sắp mở rộng thị trường của K4 với mục tiêu cạnh tranh Volkswagen Golf, Toyota Corolla hay Peugeot 308.

Từng thông báo ngừng phát hành, tựa game này bất ngờ “quay xe” mở cửa trở lại sau khi bị cộng đồng lên án nặng nề

Thứ 6, 26/07/2024 10:37
Nước đi có “1-0-2” của NPH đang khiến tựa game này thành tâm điểm chú ý.

Cây điều lớn nhất thế giới có diện tích hơn 8.000 mét vuông

Thứ 6, 26/07/2024 11:32
Cây điều Pirangi ở Rio Grande do Norte, Brazil, được coi là cây điều lớn nhất thế giới với chu vi khoảng 500 mét và diện tích bao phủ 8.400 mét vuông. Cây khổng lồ này không chỉ là một biểu tượng tự nhiên mà còn là một điểm thu hút du lịch quan trọng của khu vực.

Rộ tin đồn tuyển Việt Nam thay đổi lớn, sẽ có HLV mới sau thất bại cay đắng

Thứ 6, 26/07/2024 13:44
Bị loại ngay từ vòng bảng giải U19 Đông Nam Á, U19 Việt Nam được cho là sắp có thay đổi ở vị trí "lái trưởng".
xe.nguoiduatin.vn