Độc đáo Tết nhảy của người Dao Quần Chẹt ở Thái Nguyên

Thứ 5, 30/01/2025 11:40
Tết Nhảy của người Dao là một hoạt động văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cộng đồng của đồng bào dân tộc Dao mỗi khi hoa đào chớm nở.

Theo tục lệ, Tết Nhảy chỉ tổ chức tại không gian "nhà cái" (nhà có ban thờ tổ) và cũng được coi như tết chung của cả vùng. Đây là một trong những lễ truyền thống, hội tụ nhiều nét văn hóa độc đáo và những giá trị nhân văn sâu sắc, tiêu biểu, thể hiện lòng thành kính, uống nước nhớ nguồn đối với tổ tiên, đấng sinh thành.

Trao đổi với PV Đời sống & Pháp luật về nguồn gốc của lễ Tết nhảy, lãnh đạo UBND huyện Đại Từ, Thái Nguyên cho biết, cuối thể kỷ XVII để thoát khỏi phong trào Hán hóa mạnh mẽ ở Trung Quốc, người nhiều nhóm dân tộc Dao rời khỏi Trung Quốc vào Việt Nam bằng nhiều đường khác nhau.

Nhóm Dao Quần Chẹt vào bằng đường biển, trên hành trình vượt biển gặp nhiều cơn mưa lớn, sóng gió đe dọa đến an nguy của đoàn, người trên thuyền đã lập lời hứa với trời đất, với Bàn Vương cho đoàn về đến vùng đất mới an toàn, lập nghiệp hàng năm sẽ tổ chức lễ Tết nhảy để tạ ơn và luyện âm binh tiên tổ. Lễ Tết nhảy làm trong thời gian dài nên gọi là Nhàng chậm đáo (nhàng chậm - tết; Đáo - dài). 

Người Dao ở Đại Từ sống tập trung thành làng, bản tại các xã Quân Chu, Hoàng Nông, Phú Xuyên. Trải qua nhiều biến cố thiên di và cuộc sống du canh du cư, người Dao ở Đại Từ vẫn duy trì nhiều lễ tục, diễn xướng dân gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tiêu biểu là: Lễ cúng Bàn Vương, lễ cấp sắc và Tết nhảy - một trong những nghi lễ quan trọng bậc nhất của người Dao.

Lễ Tết Nhảy của đồng bào dân tộc Dao huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Lễ Tết Nhảy của đồng bào dân tộc Dao huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Tết nhảy là nghi lễ cúng Bàn Vương - thủy tổ của dân tộc Dao, nhằm tu bổ bàn thờ định kỳ, nghi lễ tạ ơn tổ tiên và các vị thần được tổ chức vào tháng 12 Âm lịch, mỗi chu kỳ Tết nhảy từ 15 đến 20 năm, với mong ước, con người sẽ vượt qua mọi gian khổ, đoàn kết chống lại các thế lực làm hại đến đời sống yên lành và cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh.

Khoảng 10 năm trở về trước lễ Tết nhảy được làm ở mỗi nhà thờ tổ của từng dòng họ được kéo dài 3 năm liên tiếp. Năm thứ nhất làm 1 ngày 1 đêm, năm thứ 2 làm 2 ngày 2 đêm, năm thứ 3 làm 3 ngày 3 đêm với điều kiện trong 3 năm đó gia đình không có biến cố chết người. Nhưng những năm trở lại đây do điều kiện dân trí và nhu cầu công việc, cùng với sự phát triển chung của xã hội, các già làng của nhóm Dao quần chẹt trên mọi miền đã thống nhất chỉ làm Tết nhảy trong 1 năm và kéo dài 4 ngày 3 đêm.

Lễ Tết nhảy chỉ diễn ra vào dịp cuối năm âm lịch từ khoảng tháng 10 đến tháng 12 âm lịch, trước khi dự định làm Tết nhảy thì gia đình, dòng họ sẽ phải đi đặt tranh thờ và tổ chức nghi lễ Khai quang khi rước bộ tranh thờ về nhà. Bộ tranh này sẽ là bộ tranh đi theo nhà thờ tổ đến vĩnh viễn sau này.  

Ngày đầu tiên trong Lễ tết nhảy sẽ là nghi thức làm giấy sớ chính là tiền vàng, sớ của dòng họ cho cả nghi lễ, nghi thức này mất 1 buổi vì số lượng giấy sớ rất nhiều, đủ sử dụng cho cả 4 ngày Lễ. Sau khi làm giấy sẽ là Nghi thức ăn tết con (nhàng chậm ton) như ăn tết cuối năm hàng năm, có giã bánh dày, có cúng đầu lợn, gà luộc và cúng báo biến tổ tiên.

Sau khi làm xong Tết con sẽ chính thức vào lễ Tết nhảy, thầy được gia chủ nhờ cậy sẽ đến làm thủ tục treo tranh thờ mở màn các nghi thức. Tiếp đó, lễ được bắt đầu bằng các điệu múa nối tiếp nhau. Mỗi điệu nhảy đều tuân thủ chặt chẽ theo truyền thống, có tính tượng trưng, tượng hình cho hành động.

Phần lễ được bắt đầu bằng các điệu múa và nhảy nối tiếp nhau

Phần lễ được bắt đầu bằng các điệu múa và nhảy nối tiếp nhau

Các động tác múa được thực hiện chính xác, liên tục, khéo léo và tinh tế, biểu diễn lặp đi lặp lại nhiều lần cùng với diễn xướng những bài hát cổ xưa kể về nguồn gốc dân tộc Dao, về quá trình người Dao vượt biển, quá trình mưu sinh trên đất mới, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái trong từng gia đình. Ẩn chứa trong câu hát, điệu nhảy làm cho người xem có cảm giác mình đang được sống trong một thế giới tâm linh, huyền  hoặc.

Ở phần lễ tiễn đưa, mọi người bắt đầu làm cỗ cúng Bàn Vương, thần thánh và tổ tiên. Trước bàn thờ gia chủ, thầy mo cúng tạ kết thúc Tết nhảy. Nội dung chính của bài cúng là tạ ơn các thần linh, thổ địa, Bàn Vương đã về tiếp nhận và chứng kiến lòng thành của gia chủ trong Tết nhảy.

Ngoài cúng tạ ơn, bài cúng cũng cầu xin các thần linh xá tội nếu trong Tết nhảy gia chủ có điều gì sơ suất, cầu mong các thánh thần, Bàn Vương, gia tiên phù hộ cho gia đình, dòng họ, thôn bản sang năm mới được mạnh khỏe, bình an, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát đạt.

Kết thúc là điệu múa cờ để tiễn đưa hương hồn tổ tiên trở về với quê cha đất tổ. Các thầy cúng làm phép thu hồi thánh tướng và âm binh của mình trở về nhà.

Lễ hội Tết nhảy của người Dao là một phong tục truyền thống độc đáo không thể thiếu trong đời sống tinh thần, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sự tôn kính tổ tiên, gắn kết cộng đồng để cùng nhau xây dựng làng bản được ấm no, hạnh phúc. Với những nét văn hóa đặc sắc đó nhằm giáo dục cho con cháu thế hệ sau gìn giữ lưu truyền.  

Nghi lễ Tết nhảy của cộng đồng người Dao ở tỉnh Thái Nguyên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đây là sự ghi nhận xứng đáng, đồng thời là niềm động viên lớn để cộng đồng người Dao tiếp tục duy trì và phát huy những nét đặc sắc trong phong tục, tập quán của dân tộc mình.

Bình luận tiêu biểu (0)

Sắp xếp theo lượt thích | Sắp xếp theo ngày
Chưa có bình luận. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này.
Cùng chuyên mục

Cơ ngơi “triệu đô” của sao Việt: Căn hộ mới của diễn viên Trung Ruồi có gì?

Thứ 4, 19/02/2025 12:55
Trung Ruồi tâm sự sau một ngày làm việc căng thẳng, anh luôn thấy bình yên và hạnh phúc khi trở về nhà.

Vụ bé gái 5 tháng tuổi tử vong ở Hà Nội: "Bảo mẫu" khai gì?

Thứ 4, 19/02/2025 12:46
Công an quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, đơn vị đang điều tra, làm rõ nguyên nhân một bé gái 5 tháng tuổi tử vong trên địa bàn phường Long Biên.

Phi công thi khối gì?

Thứ 4, 19/02/2025 12:45
Phi công được đánh giá là một trong những công việc hấp dẫn. Song, không phải ai cũng biết phi công thi khối gì? Muốn làm phi công học trường nào?

Phối đồ mùa đông đa sắc

Thứ 4, 19/02/2025 12:15
Mùa đông không nhất thiết phải ảm đạm với những gam màu trung tính quen thuộc. Hãy phá cách phối đồ đa sắc, rực rỡ và đầy cá tính

21 cán bộ cấp trưởng, phó phòng của Công an Sơn La xin nghỉ hưu trước tuổi

Thứ 4, 19/02/2025 12:00
21 cán bộ là Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Phó trưởng Công an huyện, thị xã tại Sơn La đã tình nguyện viết đơn xin nghỉ hưu trước thời hạn.
    Xem thêm
Nổi bật trong ngày

Tin pháp luật nổi bật 24h qua: Khởi tố nhóm đối tượng mua bán, sử dụng thông tin cá nhân

Thứ 3, 18/02/2025 05:20
Khởi tố 4 đối tượng mua bán thông tin cá nhân; Sự thật thông tin “cô gái bị thanh niên lạ xin đi nhờ xe bỏ thuốc mê”... là những tin tức pháp luật nổi bật 24h qua.

Nga biến Kursk thành "địa trận tử thần", Ukraine sập bẫy, tổn thất hơn 61.010 quân

Thứ 3, 18/02/2025 07:04
Trong 24 giờ qua, quân đội Nga đã đẩy lùi 4 cuộc phản công ở khu vực Kursk trong khi tổn thất của của Ukraine ngày càng tăng cao.

TPBank “kích hoạt” loạt ưu đãi lãi suất cho vay chỉ từ 4,7%

Thứ 3, 18/02/2025 09:30
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, TPBank triển khai loạt gói vay tín dụng với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 4,7%.

Du khách "tố" hướng dẫn viên ép mua hàng, dọa đuổi khỏi đoàn giữa trời tuyết

Thứ 3, 18/02/2025 10:34
Trong chuyến đi du lịch, du khách được thông báo rằng nếu không mua hàng, họ sẽ bị đuổi khỏi xe ở một khu vực không có người ở với nhiệt độ ngoài trời là âm 13 độ C.

Clip: Phẫn nộ tài xế có "hơi men", lái ôtô đâm trúng người đi bộ và 8 xe máy

Thứ 3, 18/02/2025 11:33
Trong clip, một chiếc xe ô tô chạy tốc độ cao đang di chuyển trên đường thì bất ngờ mất kiểm soát, đâm trúng nhóm người đi bộ và 8 chiếc xe máy.
xe.nguoiduatin.vn