Độc đáo văn hóa đón Tết Trung thu ở các nước châu Á

Thứ 7, 14/09/2024 02:10
Dịp Trung thu, trên khắp nẻo đường của các đất nước ở châu Á, đâu đâu cũng thấy những sắc màu rực rỡ của đèn lồng, niềm hân hoan, vui sướng của trẻ nhỏ...

Tại Việt Nam, Tết Trung thu là một trong những lễ hội cổ truyền được người dân tổ chức rầm rộ nhất. Người lớn thường mua nhiều đồ chơi tặng cho con, cháu mình như: mặt nạn, đèn ông sao, đèn lồng, trống, đầu sư tử, ông tiến sĩ giấy... để chơi trong đêm trăng rằm. 

Bên cạnh đó, người ta còn tổ chức múa lân (múa sư tử) trong tiếng trống huyên náo tạo nên không khí Trung thu tưng bừng. Đoàn múa lân gồm nhiều em nhỏ đi đến trước cửa từng nhà trong thôn, xóm để trình diễn những điệu múa đẹp mắt.  Trong ngày Tết Trung thu, trẻ em sẽ được phá cỗ đêm trăng ở gia đình hoặc khu xóm và tham gia chương trình văn nghệ sôi động, vui nhộn.

Dịp Trung thu, trên khắp nẻo đường của các đất nước ở châu Á, đâu đâu cũng thấy những sắc màu rực rỡ của đèn lồng, niềm hân hoan, vui sướng của trẻ nhỏ khi được bố mẹ dắt tay đón Trung thu. 

Nhật Bản

Họ bày bánh gạo nếp thành mâm lớn để trước thềm nhà, vừa thong thả ngắm trăng, vừa chuyện trò, ăn uống.

Họ bày bánh gạo nếp thành mâm lớn để trước thềm nhà, vừa thong thả ngắm trăng, vừa chuyện trò, ăn uống.

Tại xứ sở hoa anh đào, tết Trung thu có tên gọi là Tsukimi hay Otsukimi, có nghĩa là ngắm trăng. Truyền thống này du nhập vào Nhật từ 1.000 năm trước. Otsukimi nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu, thời điểm trăng tròn vẹn, hoàn thiện nhất. Lễ hội phản ánh phần nào quan điểm duy mĩ gắn bó với thiên nhiên của xứ Phù Tang

Trong dịp này, người dân mặc trang phục truyền thống và mang đồ cúng đến đền thờ. Ở nhà họ bày biện cây cỏ lau, biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc. Không phải bánh Trung thu, người Nhật sẽ ăn bánh gạo tsukimi dango, khoai môn, uống trà và ngắm trăng.

Ngày nay, người Nhật không còn sử dụng lịch âm lịch, tuy nhiên họ vẫn tổ chức Trung thu rầm rộ. Người Nhật vừa ngắm trăng, vừa ăn những món ăn truyền thống. Họ bày bánh gạo nếp thành mâm lớn để trước thềm nhà, vừa thong thả ngắm trăng, vừa chuyện trò, ăn uống. Trẻ em Nhật Bản cũng tham gia lễ hội rước đèn lồng cá chép.

Trung Quốc

Tết Trung thu ở Trung Quốc đã có từ thời Đường Huyền Tông, vào đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thống, người Trung Quốc tổ chức Tết Trung thu để tạ ơn Trời Đất, Thần Nông, ông bà tổ tiên, nên dùng các loại ngũ cốc làm ra các loại bánh cùng hoa quả để cúng tế. Trung thu ở Trung Quốc cũng là ngày lễ lớn thứ hai, chỉ sau Tết nguyên đán.

Tết Trung thu là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau dù có ở xa đến đâu. Vào ngày này người Trung Quốc thường treo đèn lồng trước cửa nhà và trên phố. Trong đêm Rằm sẽ thả đèn trên sông và thả đèn trời có chứa điều ước với hy vọng tâm nguyện sẽ được gửi tới trời xanh chứng giám.

Bánh mooncake là loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ Trung thu ở Trung Quốc. Bánh thường mang hình tròn tượng trung cho sự đoàn viên, viên mãn. Bánh Trung thu ở Trung Quốc gần giống với bánh trung thu ở Việt Nam. Lớp bánh làm mỏng, trong nhân sen, đậu xanh hoặc trứng muối, được nướng và thưởng thức khi bánh chín vàng đều.

Trong ngày này, trẻ em Trung Quốc cũng được tham gia các đoàn múa lân, rước đèn và chú tễu nhảy múa trên phố vui nhộn.

Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, Tết Trung thu được gọi là Chuseok (nghĩa là đêm mùa thu, đêm trăng đẹp nhất năm) sẽ kéo dài 3 ngày (từ 14 đến 16/8 âm lịch). Đây là dịp, người dân xứ sở kim chi sẽ trở về quê hương, gia đình sum họp thực hiện các hoạt động cúng bái, đi tảo mộ, tặng quà nhau. Họ tạ ơn tổ tiên và cầu mong mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

Người Hàn có món bánh riêng cho dịp này với tên gọi là Songpyeon. Món bánh này có hình tựa vầng trăng khuyết hoặc bán nguyệt chứ không phải hình vuông hoặc tròn như các quốc gia khác. Bánh được làm từ bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông. Màu sắc bánh đa dạng và đẹp mắt. Dịp này, người dân sẽ mặc áo Hanbok, ăn những món ăn truyền thống như bánh songpyeon, thịt viên áp chảo, bánh đậu xanh và uống rượu sindoju...

Người Hàn có món bánh riêng cho dịp này với tên gọi là Songpyeon.

Người Hàn có món bánh riêng cho dịp này với tên gọi là Songpyeon.

Thái Lan

Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm lịch. Trong đêm Trung thu ở Thái, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng, mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất.

Phía trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu. Người Thái tin làm vậy Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.

Bởi vậy, bánh Trung Thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào. Trong ngày này, người Thái cũng thường ăn bưởi – loại quả tượng trưng cho sự viên mãn, xum vầy và ngọt ngào.

Malaysia

Người Malaysia cũng thường làm bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8 và thắp đèn lồng để đón mừng Tết Trung thu. Trong suốt mùa Trung thu ở Malaysia, bánh Trung thu được bày bán ở khắp nơi. Bánh Trung thu ở Malaysia không chỉ là bánh dẻo và bánh nướng với dạng hình tròn hay hình vuông mà còn có khuôn bánh hình sò biển, bông hoa, ngôi sao,… và đặc biệt là có rất nhiều màu. Ngoài ra còn có bánh trung thu lạnh hay còn gọi là bánh trung thu tuyết với nhân và vỏ lạnh mang đến một cảm giác hoàn toàn khác lạ cho người thưởng thức.

Campuchia

Tết Trung thu ở Campuchia diễn ra muộn hơn hẳn so với các nước châu Á khác. Người Campuchia thường tổ chức "lễ hội trăng rằm" vào ngày 15/10 Âm lịch. Lễ hội này thường được gọi là lễ hội Ok Om Pok, thường được tổ chức vào ban đêm với các lễ vật như: cốm dẹt, chuối, khoai, mía, súp sắn…

Sáng sớm, người Campuchia sẽ tổ chức “bái nguyệt tiết” (lễ hội vái lạy trăng) truyền thống với lễ vật cúng nguyệt gồm: hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía. 

Trong lễ hội, người Campuchia thường tổ chức cuộc thi thả đèn gió tượng trưng cho những ước vọng, niềm tin của người thả gửi tới thần mặt trăng.

Trong lễ hội, người Campuchia thường tổ chức cuộc thi thả đèn gió tượng trưng cho những ước vọng, niềm tin của người thả gửi tới thần mặt trăng.

Buổi tối, mọi người đặt đồ cúng vào khay, đem để trên một chiếc chiếu lớn trước, thảnh thơi ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Bái nguyệt xong xuôi, người già lấy gạo dẹt nhét vào miệng của trẻ con, nhét cho đến lúc không thể nào nhét vào được nữa mới thôi. Đây là hoạt động để cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình.

Trong lễ hội, người Campuchia thường tổ chức cuộc thi thả đèn gió tượng trưng cho những ước vọng, niềm tin của người thả gửi tới thần mặt trăng, để cầu mong viên mãn.

Singapore

Ở Singapore, Tết Trung thu là dịp để gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức món bánh trung thu ngọt ngào. Người Singapore tặng bánh trung thu cho nhau như một cử chỉ “gửi trao” yêu thương.

Bánh Trung thu ở Singapore có hình dáng khá giống với bánh trung thu ở Việt Nam nhưng hương vị thì hoàn toàn khác. Singapore có nhiều loại bánh Trung thu khá lạ như bánh dẻo nhân trà xanh hay bánh nướng nhân bí đỏ, nhân sầu riêng. Bánh dẻo không còn giữ màu trắng truyền thống nữa mà được biến tấu với đủ loại màu sắc.

Ngoài bánh Trung thu truyền thống, một số loại bánh như Bloody Mary Snow Skin và Cranberry Cheese cũng được người dân lựa chọn.

Vào đêm Trung thu, chú sư tử biển Merlion bên vịnh Marina Bay - biểu tượng du lịch Singapore – sẽ trở nên lung linh hơn bao giờ hết liên tục đổi màu. Ánh sáng đèn màu được chiếu tạo thành một chú sư tư biển mang dáng dấp và màu sắc sặc sỡ. Các đường phố của Singapore cũng rực rỡ muôn mầu tạo nên một Trung thu vô cùng náo nhiệt.

Myanmar

Trung Thu tại Myanmar còn được biết đến với cái tên Lễ Trăng tròn hay Tiết Quang minh. Có thể nói, vào dịp này, khắp đất nước Myanmar đều lung linh, rực sáng khi nhà nhà đều thắp đèn lồng, vì thế ánh sáng lung linh, chiếu rọi khắp mọi nơi, mọi ngõ ngách tối tăm. Bánh Trung Thu ở đất nước này là các loại bánh nướng, nhân đậu xanh, trứng muối,...

Philippines

Món bánh truyền thống được ăn vào dịp này là gọi là bánh Hopia.

Món bánh truyền thống được ăn vào dịp này là gọi là bánh Hopia.

Món bánh truyền thống được ăn vào dịp này là gọi là bánh Hopia. Bánh này có rất nhiều loại như: Hoping mungo (bánh nướng đậu xanh), Hoping baboy (bánh nướng thịt heo), Hoping ube (bánh nướng khoai lang tím),…

Ngoài ra vào dịp Trung Thu, những người Philippines còn tham gia trò chơi xúc xắc làm cho ngày Trung thu thêm nhộn nhịp và náo nhiệt.

Lào

Tết Trung thu ở Lào được gọi là “nguyệt phúc tiết” (lễ hội trăng phước lành). Vào ngày này mọi người dân Lào, bất kể già trẻ, gái trai đều ngắm trăng, thưởng nguyệt. Lúc hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái nhảy múa hát ca các giai điệu truyền thống thâu đêm.

Triều Tiên

Triều Tiên còn gọi là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Lúc trời bắt đầu tối cũng là lúc người Triều Tiên cùng nhau ngắm trăng. Dưới ánh trăng rằm, họ chơi kéo co, vật hoặc biểu diễn ca múa. Còn các cô gái trẻ sẽ diện bộ trang phục đẹp nhất để tham gia ngày hội. 

Cùng chuyên mục

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc thăm dò mới nhất "dội nước lạnh" vào hy vọng của đảng Dân chủ

Thứ 4, 09/10/2024 11:55
Những số liệu mới có thể sẽ giáng một đòn mạnh vào quan điểm của một số thành viên đảng Dân chủ khi tin rằng tỷ lệ ủng hộ ở hai bang Florida và Texas “sẽ thay đổi”.

Triều Tiên tuyên bố cắt đứt hoàn toàn mọi tuyến đường bộ, đường sắt với Hàn Quốc

Thứ 4, 09/10/2024 11:54
Theo quân đội Triều Tiên, họ sẽ cắt đứt mọi tuyến đường bộ và đường sắt kết nối với Hàn Quốc bắt đầu từ ngày 9/10.

Dùng dao để bổ trái mít, cậu bé 6 tuổi bị đứt 3 ngón tay

Thứ 4, 09/10/2024 11:38
Một bé trai 6 tuổi bị đứt 3 ngón tay khi dùng dao bổ mít. Do chỉ tìm được một ngón, các bác sĩ đã nối thành công ngón này và khâu mõm cụt cho 2 ngón còn lại.

Vụ giải cứu nhân viên massage bị "giam" ở nhà nghỉ Hoa Kiều: Lộ căn phòng bí mật

Thứ 4, 09/10/2024 11:31
Nhiều nữ nhân viên massage của nhà nghỉ Hoa Kiều bị “giam lỏng” tại phòng nghỉ trên khu vực gác lửng. Bên ngoài phòng có cửa sắt bị khóa.

Học ngành robot và trí tuệ nhân tạo ra làm gì?

Thứ 4, 09/10/2024 11:31
Ngành robot và trí tuệ nhân tạo đang mang lại một cuộc cách mạng về công nghệ, ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành nghề và cuộc sống của con người.
     
Nổi bật trong ngày

Anh nông dân tiền tiêu rủng rỉnh quanh năm nhờ nuôi con "mắt đỏ, xấu bụng"

Thứ 3, 08/10/2024 06:36
Nhờ sự chăm chỉ, ham học hỏi và mạnh dạn khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ, anh Lê Đình Khoa đang từng bước vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Hàng chục thanh niên, học sinh ở Thái Bình mang hung khi đi giải quyết mâu thuẫn

Thứ 3, 08/10/2024 07:38
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận do xảy ra mâu thuẫn giữa 2 nhóm thanh niên ở huyện Quỳnh Phụ và huyện Đông Hưng nên hẹn nhau giải quyết mâu thuẫn.

Nhận định soi kèo trận Australia vs Trung Quốc, 16h10 ngày 10/10: Mèo tiên tri chọn chân lý

Thứ 3, 08/10/2024 09:23
Cả về kinh nghiệm lẫn phong độ, Trung Quốc đều thua kém Australia khá nhiều. Vì vậy, một chiến thắng cho đội bóng xứ tỷ dân là điều vô cùng khó khăn.

Quảng Bình: Lợn chết bị vứt ngoài đồng, khu vực nghĩa trang gây ô nhiễm

Thứ 3, 08/10/2024 09:40
Xác lợn vứt la liệt ở ngoài đồng, khu vực nghĩa trang, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường tại xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Rối loạn nội tiết tố nữ: Dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp cải thiện nhờ Spacaps

Thứ 3, 08/10/2024 10:00
Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng phổ biến ở phụ nữ. Nhận biết sớm nguyên nhân và dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ giúp chị em cải thiện kịp thời, hiệu quả.
xe.nguoiduatin.vn