Pfizer bị cáo buộc trục lợi từ đại dịch Covid-19

Thứ 4, 04/05/2022 14:18
Công ty dược phẩm bị chỉ trích về giá cả vắc xin cũng như việc giữ quyền kiểm soát độc quyền đối với vắc xin và sản xuất thuốc Paxlovid mới của mình.
Một cuộc biểu tình bên ngoài văn phòng của Pfizer ở Brussels vào tháng Ba. Ảnh: AFP/Getty Images.

Theo Guardian đưa tin, doanh thu mà Pfizer đã kiếm được trong 3 tháng đầu năm là gần 26 tỷ USD (21 tỷ bảng Anh), phần lớn từ việc bán vaccine ngừa Covid-19 và viên thuốc mới để điều trị virus. Từ đây dẫn đến những cáo buộc về việc trục lợi của Pfizer từ đại dịch thế giới.

Vaccine ngừa Covid-19 đã cứu sống nhiều người trên khắp thế giới và giảm bớt áp lực lên hệ thống y tế, nhưng Pfizer lại phải phải đối mặt với những lời chỉ trích về giá vắc xin và việc công ty này từ chối bỏ quyền bảo hộ bằng sáng chế để cho phép những công ty khác sản xuất.

Tuần trước, 35 nhà vận động đến từ tổ chức Global Justice Now, Act-Up London, Just Treatment và Stop Aids đã biểu tình để phản đối cái gọi là "trục lợi từ đại dịch". Họ đã dùng những chiếc xe chở đầy tiền giả đến trụ sở chính của hãng Pfizer ở hạt Surrey thuộc Anh vào ngày họp cổ đông thường niên của công ty.

Công ty có trụ sở tại New York này đã công bố tổng doanh thu là 25,7 tỷ USD trong quý đầu tiên, tăng 77% so với một năm trước đó.  Trong số này, 13,2 tỉ USD đến từ vaccine Comirnaty mà họ phát triển chung với Công ty BioNTech (Đức). Pfizer và BioNTech cũng đang tìm kiếm sự chấp thuận của Mỹ cho việc sử dụng vaccine ở trẻ em từ sáu tháng đến bốn tuổi.

Ngoài ra hãng còn kiếm được 1,5 tỷ USD nữa đến từ Paxlovid, một loại thuốc viên Covid dành cho những người có nguy cơ mắc bệnh nặng. Việc điều trị đã nhận được sự chấp thuận khẩn cấp từ cơ quan quản lý Mỹ vào cuối tháng 12 và đã được Vương quốc Anh và EU thông qua.

Pfizer đã kiếm được hàng chục tỷ USD trong thời gian xảy ra đại dịch từ các sản phẩm liên quan đến phòng ngừa Covid của mình, trong khi đó, Công ty công nghệ sinh học Moderna có trụ sở tại Boston (Mỹ) đã thua lỗ cho đến khi bắt đầu bán vắc xin COVID-19.

Tim Bierley, một nhà vận động dược phẩm tại Global Justice Now, cho biết: "Trong suốt đại dịch, Pfizer đã từ chối chia sẻ công nghệ và bí quyết của họ. Thay vào đó, họ đã duy trì sự kiểm soát độc quyền đối với vắc xin và thuốc điều trị của mình, giữ quyền kiểm soát đối với nguồn cung toàn cầu"

"Bất chấp lời kêu gọi từ các nhà vận động về việc cho phép các quốc gia ở phía nam sản xuất vắc xin và thuốc điều trị cho riêng họ, Pfizer vẫn tiếp tục đặt lợi nhuận lên trên sức khỏe của con người. Doanh thu của Pfizer gần như tăng gấp đôi vào năm ngoái và bây giờ có vẻ như kho bạc của công ty sẽ còn tăng hơn nữa. Vào thời điểm mà hàng triệu người vẫn chưa được tiếp cận với vaccine hoặc phương pháp điều trị Covid-19, việc trục lợi trên đại dịch vẫn tiếp tục và đang ngày càng nghiêm trọng.” Ông Tim Bierley cho biết.

Doanh thu năm ngoái của Pfizer đã tăng gấp đôi lên 81,3 tỷ USD và nó dự kiến ​​sẽ đạt doanh thu kỷ lục từ 98 tỷ - 102 tỷ USD trong năm nay, một nửa trong số đó sẽ đến từ các sản phẩm từ vaccine Comirnaty và 22 tỷ USD từ thuốc Paxlovid.

Trả lời về vấn đề chia sẻ bản quyền, Pfizer cho biết những công ty khác sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất vắc xin của họ do việc này không chỉ đơn giản là chia sẻ các công thức. Việc sản xuất vaccine của Pfizer liên quan đến hơn 280 nguyên liệu đến từ 86 nhà cung cấp ở 19 quốc gia, đại diện của Pfizer cho biết.

Các công ty khác, dẫn đầu là AstraZeneca, nhà sản xuất thuốc lớn nhất của Anh và Johnson & Johnson, một công ty lớn khác của Mỹ, đã chọn con đường phi lợi nhuận, tuy nhiên cuối năm ngoái, AstraZeneca đã chấm dứt việc này trong các hợp đồng cung cấp vaccine mới.

Pfizer cho biết họ đưa ra mức giá theo từng cấp độ, với các quốc gia giàu có hơn phải trả mức giá cao cộng với tiền vận chuyển, trong khi các quốc gia có thu nhập trung bình sẽ được cung cấp theo mức giá bằng gần một nửa mức giá đó và các quốc gia thấp và trung bình thì được cung cấp với mức giá phi lợi nhuận.

Vào tháng 3, công ty đã ký một thỏa thuận với Unicef ​​để cung cấp tới 4 triệu liệu trình điều trị Paxlovid cho 95 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình với mức giá phi lợi nhuận.

QT (Nguoiduatin.vn)

 

Cùng chuyên mục

Giải phóng cơn đau kéo dài 20 năm cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Thứ 6, 01/12/2023 09:01
Người bệnh nữ, 63 tuổi, ở Nghi Phú, TP. Vinh có các triệu chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cách đây hơn 20 năm. Qua nhiều năm, người bệnh đã đi thăm khám và điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện.

Ông Trump nêu lý do từ chối lời mời tới Ukraine của ông Zelensky

Thứ 3, 07/11/2023 13:14
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/11 đã có phản hồi chính thức về lời mời thăm Kiev của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. 

Nam thanh niên có biểu hiện không bình thường dùng kéo đâm chết cậu họ

Thứ 3, 07/11/2023 12:31
Xảy ra cự cãi, Hữu đã dùng kéo đâm nhiều nhát vào người cậu họ.

"Công chúa Nhật" xinh như búp bê, được mệnh danh là "thánh body" nhờ đâu?

Thứ 3, 07/11/2023 10:58
Sana TWICE nhận được nhiều lời khen ngợi của dân mạng trong loạt ảnh tham gia sự kiện mới.

Con chip này sẽ giúp điện thoại Android cho iPhone 15 Pro "hít khói"?

Thứ 3, 07/11/2023 09:55
MediaTek đã chính thức ra mắt chip hàng đầu mới nhất của họ mang tên Dimensity 9300 với mục đích không chỉ đối đầu với Snapdragon 8 Gen 3 mà còn cả A17 Pro trên iPhone 15 Pro.
     
xe.nguoiduatin.vn