Báo Tuổi trẻ đưa tin, Bain Capital - quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới, có khối tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD, vừa đồng ý đầu tư ít nhất 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN), với giá trị mỗi cổ phần là 85.000 đồng. Thông tin được công bố vào hôm nay (2/10).
Số tiền thu được từ thương vụ trên sẽ dùng để nâng cao vị thế tài chính và tối ưu hóa bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tiêu dùng Việt.
Ông Barnaby Lyons, thuộc có những nền tảng vững chắc, tầm nhìn và chiến lược tăng trưởng phù hợp để thành công trong một thị trường tiêu dùng hấp dẫn và tăng trưởng cao như Việt Nam.
Theo báo VnExpress, giao dịch này đánh dấu dự án đầu tư đầu tiên của Bain Capital vào Việt Nam. Masan cũng cho biết các nhà đầu tư khác đang mong muốn đàm phán với công ty và tùy theo nhu cầu sử dụng vốn cũng như điều kiện thị trường, Masan có thể tăng mức đầu tư lên đến 500 triệu USD. Số tiền thu được từ giao dịch này sẽ được dùng để nâng cao vị thế tài chính và tối ưu hóa bảng cân đối kế toán của Masan.
Tập đoàn này kỳ vọng giao dịch sẽ hoàn tất trong năm 2023 và sẽ tiếp tục tìm kiếm các giải pháp vốn cổ phần chiến lược khác, trong đó bao gồm giảm bớt tỷ trọng trong các mảng kinh doanh không cốt lõi, gia tăng thanh khoản và đạt được tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA bền vững dưới mức 3,5x.
Bain Capital thành lập năm 1984, cũng có bề dày kinh nghiệm trong việc đầu tư để hỗ trợ sự tăng trưởng và quản trị của nhiều nhóm doanh nghiệp bán lẻ tiêu dùng ở châu Á, trong đó bao gồm các khoản đầu tư vào Schwan và Carver Korea.
Xem thêm: Sơn Hà (SHI): Lợi nhuận nửa đầu năm 2023 giảm 34%, nợ phải trả hơn 5.000 tỷ đồng
Từ năm 2022 đến năm 2040, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiêu dùng tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á với mức tăng trưởng hàng năm dự kiến là 7,7%. Tốc độ tăng trưởng ấn tượng này bởi quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, sự bùng nổ của tầng lớp người tiêu dùng với thu nhập ngày càng cao hơn, nhu cầu đa dạng hơn, vượt khỏi những nhu cầu cơ bản, hướng đến trải nghiệm về phong cách sống và tài chính.
Trên thị trường tiêu dùng Việt Nam, Masan đã và đang chuyển đổi từ một công ty sản xuất hàng tiêu dùng có thương hiệu trở thành một tập đoàn sở hữu nền tảng tiêu dùng bán lẻ.
Về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính nửa đầu năm 2023 cho thấy Masan đạt doanh thu thuần hơn 37.600 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cũng gặp không ít thách thức. Trừ giá vốn và các chi phí khác, doanh nghiệp còn giữ lại lãi sau thuế gần 867 ttr đồng, giảm hơn 72% so với cùng kỳ năm trước.
Tại thời điểm cuối quý II/2023, doanh nghiệp có khối tài sản gần 140.860 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với đầu năm. Khoản nợ phải trả giảm nhẹ, xuống còn hơn 103.300 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu nhích nhẹ lên mức hơn 37.520 tỷ đồng.
Vân Anh (T/h)