Tại Khoa Ngoại tổng quát - Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Vinh, người bệnh được siêu âm Doppler kiểm tra: Xác định tĩnh mạch lớn (P) giãn lỡn (d = 12cm), nổi ngoằn nghèo dưới da cẳng chân và đùi phải (P) trong khi chỉ số bình thường bình thường 5 – 7mm.
Bác sĩ chỉ định làm “phẫu thuật Stripping” lấy bỏ tĩnh mạch hiển lớn (P). Cuộc mổ diễn ra thuận lợi trong khoảng 60 phút, trong mổ Bác sĩ phát hiện ngoài suy van tĩnh mạch hiển lớn (P), tĩnh mạch của người bệnh còn bị viêm tắc 2 nơi trên trục chính.
Sau mổ 5 ngày, người bệnh được cắt chỉ, lành hết các vết thương và hết các tĩnh mạch nổi dưới da.
Phẫu thuật Stripping là kỹ thuật sử dụng dụng cụ rút tĩnh mạch để lấy đi toàn bộ tĩnh mạch nông bị giãn và đang là phương pháp áp dụng phổ biến điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiện nay, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp tĩnh mạch nông giãn, chạy quanh co và có thể thấy rõ dưới da.
Tại Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Vinh, với việc sử dụng các phương tiện can thiệp ít xâm lấn đã giúp cho nhiều người bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới có cơ hội để tiếp cận điều trị sớm, triệt để, và không để lại các biến chứng xấu.
Suy van tĩnh mạch chi dưới là một bệnh thường gặp và là gánh nặng cho chi phí y tế ở các quốc gia.
Tĩnh mạch chi dưới gồm 2 hệ thống:
Tĩnh mạch sâu vận chuyển 85 – 90% lưu lượng máu chi dưới, là các tĩnh mạch tùy hành động, mạch, khoảng 2 cm có 1 van chống dòng máu chảy ngược.
Tĩnh mạch nông gồm tĩnh mạch hiển bé đổ vào tĩnh mạch khoeo và tĩnh mạch hiển lớn đổ vào tĩnh mạch đùi.
Tĩnh mạch xuyên là các nhánh tĩnh mạch nối 2 hệ tĩnh mạch sâu và nông.
Các yếu tố nguy cơ gây suy van tĩnh mạch xếp theo thứ tự quan trọng sau:
Ở phái nữ
Nghề nghiệp: Mang giày cao gót, đứng hoặc ngồi lâu
Cân nặng: Chỉ số BMI càng cao, càng dễ bị bệnh
Thai nghén (nhiều lần)
Ăn kiêng (táo bón)
Di truyền, chủng tộc
Dùng thuốc tránh thai thường xuyên
Triệu chứng suy van tĩnh mạch chi dưới
Bệnh thường gây cảm giác nặng chân lúc đầu, nhất là khi ngồi lâu, đứng lâu, buổi sáng ngủ dậy, lâu dài sẽ xuất hiện phù.
Hệ tĩnh mạch nông: Các tĩnh mạch dài và giãn ra, nổi ngoằn nghoèo dưới da
Nặng hơn sẽ gây phù thường xuyên, loạn dưỡng da, thậm chí loét hoại tử da.
Chẩn đoán xác định bằng:
Siêu âm Doppler: Đo được tốc độ dòng chảy
Siêu âm Dupplex: Xác định cả giải phẫu học và huyết động học của hệ tĩnh mạch
Biện pháp phòng ngừa:
Khi ngủ gác chân cao
Chống béo phì
Tránh ngồi, đứng lâu
Thường xuyên tập thể dục, nhất là các môn ưu tiên hoạt động chân (đi bộ, đạp xe, bơi)
Mang giày thấp (max 3 – 4 cm)
Tránh mặc quần áo chật
Thường xuyên khám định kỳ.
Điều trị nội khoa
Mang tất y khoa tạo áp lực lên hệ tĩnh mạch nông để đẩy máu về hệ tĩnh mạch sâu. Tốt nhất là mang vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc khi phải đứng lâu
Thuốc 2 loại: Giúp hằng định nội mô ở vi tuần hoàn. Hướng tĩnh mạch: Làm tăng trương lực thành tĩnh mạch và nhất là các van tĩnh mạch
Điều trị ngoại khoa:
Tiêm chất gây xơ tĩnh mạch
Sử dụng năng lượng laser hoặc sóng cao tần làm xơ hóa tĩnh mạch bị suy
Phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ tĩnh mạch nông bị giãn. Đây là phương pháp triệt để, không tái phát
Kim Chung