Phong tục Tết đậm bản sắc của người Thái xứ Thanh

Phong tục Tết đậm bản sắc của người Thái xứ Thanh

Thứ 7, 10/02/2024 13:00
Đồng bào dân tộc Thái ở Thanh Hóa sống tập trung ở các huyện miền núi. Tết Nguyên đán của người Thái vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc.

Bánh chưng đen - linh hồn của Tết người Thái trắng

Dân tộc Thái có nguồn gốc lâu đời gắn bó với quê hương Thanh Hoá. Với 223.316 nhân khẩu hiện nay, Dân tộc Thái có số dân chiếm 35,6% trong số các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh. Táy đăm (Thái đen); Táy dọ (Thái trắng) là 2 ngành chính của người Thái tỉnh Thanh Hoá.

Đồng bào trong nhóm thái Trắng chủ yếu cư trú ở huyện Thường Xuân (48.142 người) và một số xã miền núi của huyện Như Xuân, Triệu Sơn. Phần đông là đồng bào nhóm Thái đen sinh sống trên địa bàn miền núi vùng cao như: Quan Hoá, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát, Lang Chánh. Các dòng họ lớn của người Thái là: Họ Hà, Họ Phạm, Họ Lang, Họ Lò, Họ Vi...

514798825507693687633558758844252613509120 n 1549203590386
Người Thái trắng trộn gạo nếp với tro cây vừng để làm bánh chưng đen
 
Cũng giống như quan niệm của đa phần các dân tộc khác ở Việt Nam, đối với người dân tộc Thái, Tết Nguyên đán là Tết lớn nhất trong năm. Tuy nhiên, người Thái có những phong tục tập quán đón Tết mang màu sắc độc đáo và rất riêng.

Những ngày giáp Tết, không khí ở các bản làng người Thái ở miền núi xứ Thanh lại rộn ràng, hối hả. Mọi công việc đồng áng, nương rẫy được gác lại để chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Từ ngày 25 Tết, bà con bắt đầu đi chợ để sắm đồ Tết.

Đây là dịp hiếm hoi để những người phụ nữ vốn quanh năm chỉ làm bạn với ruộng nương được đi ra phố. Nhà có điều kiện thì đi xe máy, còn nhà nào không có thì đi bộ. Họ mang gùi trên lưng để đựng hàng hóa mang về. Những món đồ ấy đủ thứ, từ thức ăn, mắm muối cho đến quần áo mới cho trẻ con.

Dịp này, phụ nữ người Thái vô cùng khéo léo, họ làm nhiều thứ bánh độc đáo mà chỉ dành riêng cho Tết.

5135762112195914282101608928836768971620352 n 1549203618159
Bánh chưng đen nhân thịt lợn và đậu xanh
 
Đặc biệt, Tết của người Thái không thể thiếu bánh chưng đen. Từ 28 Tết, bà Lang Thị Chiến (58 tuổi) ở xã Luận Khê, huyện Thường Xuân đã tất bật rửa lá rong, chẻ lạt. Tiếp đó, bà dùng cây vừng khô đốt lửa để lấy tro trộn vào gạo nếp sao cho những hạt gạo từ trắng tinh chuyển sang màu đen nhánh.

Từ ngày mới là một cô thiếu nữ, bà Chiến đã được bà, mẹ chỉ dạy lại truyền thống của dân tộc. "Với người Thái, thấy bánh chưng đen là thấy Tết, bởi nó là linh hồn của dân tộc", bà Chiến nói.

banhchughkjh
Thành quả là món bánh chưng thơm ngon và có màu đen độc đáo
 
Bánh chưng của người Thái trắng được gói thành hình vuông, nhỏ bằng nắm tay, nhân bánh cũng được làm từ đậu xanh và thịt ba chỉ. Bánh chưng không những để cúng gia tiên mà còn làm quà biếu tặng cho người thân và khách quý. Trong quan niệm của người Thái, nếu ai đó bóc trúng chiếc bánh chưng đen đầu tiên thì người đó sẽ được may mắn cả năm.
 
5106888516070363094290058062704039038550016 n 1549203585974
Cá nướng là món không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Thái trắng
 
Đối với các gia đình nuôi gia súc, vào sáng mùng 1 Tết, họ thường mang đôi bánh chưng đen treo vào sừng con trâu với quan niệm tỏ lòng biết ơn con vật đã đồng hành và vất vả cùng việc nông của gia đình.

Gìn giữ văn hóa của dân tộc Thái

Từ sáng sớm mùng 1 Tết, người đàn ông trụ cột của gia đình sẽ làm lễ cúng gọi tổ tiên về ăn Tết. Bài cúng thường rất dài, với nội dung kể về tình hình làm ăn sinh sống của gia đình, dòng họ trong năm qua, bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên và mời linh hồn tổ tiên về ăn bữa cơm sum họp. Đồng thời, xin được phù hộ sức khỏe và mùa màng cho gia đình trong năm mới.

Trong quan niệm của người Thái trắng ở Thanh Hóa, người đầu tiên xông nhà vào ngày mùng 1 Tết chính là người quyết định sự may rủi, vận mệnh của gia chủ trong năm. Chính vì vậy, họ rất e dè và kiêng lên nhà người khác vào ngày mùng 1. Trẻ con cũng được dặn dò cẩn thận không được đến nhà ai chơi nếu nhà đó chưa có người xông nhà.

Con gái Thái đã đi lấy chồng dịp Tết phải mang cỗ xôi, gà luộc đến cúng tổ tiên vào ngày mùng 2 Tết để tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ và tổ tiên. Đến với đồng bào những ngày giáp Tết, dễ dàng bắt gặp cảnh các gia đình tháo ao để bắt cá và mổ lợn, mổ trâu.

Sau khi cá được bắt lên, họ sẽ mổ sạch rồi đốt những bếp than thật lớn để nướng cá. Người Thái chuộng cá nướng, và đây cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm đãi khách vào ngày Tết. Gia đình nào có nhiều cá nướng và nhiều thịt lợn, thịt trâu để gác bếp ấy là nhà ăn tết to.

Mâm cúng là linh hồn trong ngày Tết của người Thái. Những món quan trọng không thể thiếu trong mâm cúng là gà luộc, thịt lợn luộc, cá nướng và các loại bánh như bánh chưng, bánh rán, bánh mật…

Nhảy sạp, ném còn, đánh cồng chiêng và hát khặp là các trò chơi truyền thống mang linh hồn của người Thái. Xã Luận Khê, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) là nơi còn lưu giữ đậm nét bản sắc văn hóa của người Thái.

Từ trước Tết, thanh niên các bản đã vào rừng chặt cây mắc khẻn để làm sạp. Chỉ có cây sạp từ loại cây này mới có cho tiếng sạp được âm thanh vang xa khắp bản làng. Từ sáng mùng 1 Tết, sau bữa cơm gia đình, nam thanh nữ tú đã tự tập trung lại cùng nhau vui chơi.

Tiếng sạp, tiếng chiêng trống kêu vang rộn ràng như mời gọi, khiến những tâm hồn dù già hay trẻ đều trở nên náo nức và hối hả. Từ những buổi chơi xuân với tiếng sạp, với quả còn hay tiếng khặp Thái à ơi, da diết này mà nhiều đôi trai gái đã phải lòng, nên duyên vợ chồng.

Ngày nay, văn hóa của các dân tộc Việt Nam đã giao thoa và hòa nhập lẫn nhau, nhưng người dân tộc Thái vẫn ý thức giữ gìn những bản sắc riêng của mình, để truyền lại cho thế hệ sau.

Lương Diễn
Cùng chuyên mục

Nghệ An: Một huyện dừng bắn pháo hoa, sử dụng kinh phí xây nhà tình nghĩa

Thứ 5, 25/07/2024 12:14
Thay vì bắn pháo hoa trong lễ kỷ niệm 555 năm danh xưng huyện, huyện Thanh Chương (Nghệ An) sẽ dùng toàn bộ số tiền huy động được để xây nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Nghệ An báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu năm 2024

Thứ 5, 25/07/2024 00:31
Tỉnh Nghệ An đã báo cáo công tác thực hành tiết kiệm và chống lãng phí (THTK, CLP) trong 6 tháng đầu năm 2024.

Lợi dụng đêm tối, gã trai lạ mặt cưỡng hiếp và cướp điện thoại của môt phụ nữ

Thứ 4, 24/07/2024 14:00
Sau khi giở trò thú tính với người phụ nữ, đối tượng còn lấy đi 5 triệu đồng và điện thoại của nạn nhân.

Mâu thuẫn gia đình, chồng châm lửa đốt nhà để 'cảnh cáo' vợ

Thứ 4, 24/07/2024 11:00
Ngôi nhà 3 gian của gia đình chị Luân ở xã Quang Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An) cùng toàn bộ tài sản bị cháy hoàn toàn do bị người chồng châm lửa đốt.

Nghệ An: Dân bất an khi đi lại trên tuyến đường Hương – Phú - Hành

Thứ 4, 24/07/2024 08:00
Sắt thép chĩa nhọn trên đường, vật liệu để ngổn ngang không có biển báo khiến người và phương tiện bất an khi lưu thông trên tuyến đường Hương – Phú – Hành từ ngã tư Tân An đến xã Hương Sơn, huyện Tân Kỳ (Nghệ An).
     
Nổi bật trong ngày

Bắt 3 đối tượng trộm máy tời công trình đường dây 500KV

Thứ 6, 26/07/2024 09:00
Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã bắt tạm giam 3 đối tượng có hành vi trộm cắp máy tời của đơn vị thi công đường dây điện 500KV.

Bắt tạm giam tài xế quê Thanh Hóa đâm vào CSGT Hà Tĩnh

Thứ 6, 26/07/2024 17:00
Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bắt tạm giam Đỗ Khắc Hải (SN 1986), thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định (Thanh Hóa) về tội "Chống người thi hành công vụ".
xe.nguoiduatin.vn