F-22 chọn dùng tên lửa với khí cầu Trung Quốc?
Vào ngày 4/2 năm nay, một tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-22 Raptor của Mỹ đã sử dụng tên lửa AIM-9X Sidewinder bắn rơi khí cầu Trung Quốc - thứ đã thu hút sự chú ý của công chúng thế giới khi bay qua Bắc Mỹ trước đó - ở ngoài khơi Nam Caroline.
Được biết trái tên lửa nổi tiếng này đi cùng với mức giá đắt đỏ - khoảng 472.000 USD mỗi đơn vị.
Vụ việc - cũng là lần đầu tiên Raptor thực hiện một phi vụ "chiếm ưu thế trên không" đã ngay lập tức trở thành chủ đề bàn tán, nhiều người Mỹ đặt câu hỏi về lý do sử dụng tên lửa đắt đỏ để hạ gục mục tiêu có đường kính hơn 60 mét và bay với "tốc độ ốc sên".
Trong khi một số người thắc mắc tại sao F-22 không sử dụng pháo tự động M61V2 Vulcan 20 mm để biến chiếc khí cầu thành "pho mát Thụy Sĩ" thì Không quân Mỹ (USAF) đã cho biết rằng các lỗ đạn như vậy không có tác dụng loại bỏ mục tiêu.
Vì vậy, Raptor chỉ còn 2 lựa chọn vũ khí đó là tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder hoặc tên lửa không đối không tầm trung AIM-120, hay AMRAAM. AIM-9X được chọn vì nó rẻ hơn đáng kể so với AMRAAM - có giá khoảng một triệu USD cho mỗi đơn vị.
Vậy tại sao người Mỹ không chọn những tên lửa AIM-9M cũ và rẻ hơn trong kho vũ khí của mình mà phải quyết định sử dụng phiên bản mới hơn AIM-9X.
Rất có thể điều này chỉ dựa trên tình trạng sẵn có, nhưng không loại trừ khả năng nó liên quan đến khả năng phân biệt mục tiêucủa AIM-9X và những thách thức khi tiếp cận một mục tiêu trên không có rất ít dấu hiệu nhiệt như khí cầu.
AIM-9X có thể được coi là một tên lửa có thể nhìn thấy tia hồng ngoại thay vì chỉ đuổi theo dấu hiệu nhiệt như AIM-9M. Do vậy nó đặc biệt thích hợp để hạ gục một mục tiêu bất thường như khí cầu Trung Quốc.
Nhưng tất cả có thể không phải là lý do chính cho việc F-22 sử dụng Sidewinder.
Sự tương đồng giữa tên lửa và... sữa tươi
Nhưng sự thật là tên lửa dù hiện đại tới đâu cũng không phải là "của để dành" mà là một mặt hàng dễ hư hỏng như sữa tươi. Giống như sữa tươi được bảo quản trong tủ lạnh ở một thời gian nhất định - tên lửa cũng chỉ được giữ trong kho ít lâu trước khi chúng tự hỏng.
Giống như bất kỳ món hàng được sản xuất công nghiệp nào khác, tên lửa cũng sẽ có "date" (ngày hết hạn) sau khi rời khỏi dây chuyền sản xuất.
Ngày hết hạn này được xác định dựa trên một số yếu tố và chủ yếu là tuổi thọ dự kiến của nhiên liệu rắn được dùng để đẩy tên lửa và tuổi thọ của pin chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cho hệ thống dẫn đường và điều khiển.
Những "date" này có thể được kéo dài thông qua các hoạt động tốn kém - vốn là thông lệ với các loại vũ khí không còn được sản xuất và không có thứ thay thế khả thi.
Một ví dụ là Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) LGM-30 Minuteman III của Mỹ, được đưa vào sử dụng vào năm 1970 với "date" dự kiến là 10 năm - nhưng hiện nó đã vượt mốc nửa thế kỷ nhờ nhiều nỗ lực kéo dài hoạt động.
Nhưng với các tên lửa không đối không vẫn đang được sản xuất như Sidewinder hay AMRAAM thì vấn đề hết hạn hơi khác.AIM-9X Sidewinder có "date" dự kiến là 20 năm và thời điểm người Mỹ đưa chúng vào trang bị là năm 2000.
Việc USAF hạn chế sử dụng loại tên lửa đối không nhằm chiếm ưu thế trên không này hơn các loại vũ khí cường kích khác dẫn tới việc một lượng lớn AIM-9X Sidewinder đã "cận date".
Quan trọng hơn, cần xem xét cái gọi là "giờ bay" của những tên lửa không nằm trong kho mà được lắp đặt trên cánh máy bay.
Chúng sẽ phải chịu rung lắc, sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng và dù các số liệu được tiết lộ về thời gian phải sử dụng tên lửa này không được công bố rộng rãi - nhưng trên các loại vũ khí cũ hơn, không có gì lạ khi thời gian chỉ còn là 50 hoặc 80 giờ.
Nói cách khác, tên lửa không phải là thứ tồn tại mãi mãi và đối với phi công - chúng đơn giản là không có ý nghĩa gì nhiều vì với mỗi chuyến bay mà tên lửa được gắn vào cánh máy bay là một lần chúng gần hơn với việc bị loại bỏ.
Bình luận tiêu biểu (0)