01
Đi làm ở tuổi 17, thích làm lãnh đạo từ khi còn đi học
Khâu Yến Thanh sinh năm 1997, anh khởi nghiệp từ năm 17 tuổi cùng chị gái của mình, "tôi nghỉ học từ năm lớp 11, gia đình tôi có truyền thống kinh doanh, tôi khi còn đi học là kiểu thích lãnh đạo, cầm đầu. Lúc mà vừa mới nghỉ học bước ra xã hội tôi đã muốn mua một chiếc xe xịn, năm 18 tuổi tôi mua được rồi, bằng lái xe còn chưa có tôi đã đi mua rồi, tiền mua xe là số tiền kiếm được từ việc lập công ty."
"Năm tôi 17 tuổi là khi đó chị tôi đang mở một công ty dịch vụ kế toán, thực hiện các công việc kế toán khách hàng ủy thác. Khi đó tôi thấy công ty chỉ có 3 người, không có lấy một nhân viên nghiệp vụ, họ đều làm phục vụ khách hàng, lúc đó tôi đã nghĩ hay là mình đi học thêm sâu hơn về lĩnh vực này. Cuối năm 2014, tôi cùng chị mở một công ty tài chính và thuế đặt tên là Guoran. Làm được nửa năm thôi chúng tôi đã kiếm được lợi nhuận. Khi đó biên lợi nhuận gộp rất hứa hẹn, đơn giá cho mỗi dịch vụ cũng vô cùng cao. Không chỉ là mảng kế toán, khi đó chúng tôi cũng tập trung khá nhiều vào mảng nghiệp vụ công thương. Năm đầu tiên làm ăn khá thuận lợi, kiếm được hơn 1 triệu tệ (khoảng 3.2 tỷ đồng)", Khâu Yến Thanh chia sẻ.
Khi được hỏi làm sao để kiếm được số tiền lớn như vậy khi chỉ vừa mới chân ướt chân ráo bắt đầu, Khâu Yến Thanh bộc bạch, "chị tôi chủ yếu là thông qua khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới, sau khi tôi vào làm, tôi bắt đầu áp dụng trên nền tảng Internet. Mỗi ngày đầu tư từ 500-1000 tệ tiền phí trên các trang nền tảng chuyên môn. Tới cuối năm 2015, năng lực kế toán của tôi dần hoàn thiện, bắt đầu hiểu về các khái niệm tỷ suất hoàn vốn. Bắt đầu từ năm 2016, tôi đầu tư nhiều hơn, đồng thời mở rộng số lượng nhân viên. Tới năm 2018, tôi gần như trở thành công ty khá có tiếng trong lĩnh vực kế toán và nghiệp vụ công thương tại Hàng Châu. Khi đó số lượng khách hàng lên tới con số chục ngàn."
"Cuối năm 2018, Douyin (phiên bản Tiktok tại Trung Quốc) bắt đầu trở nên phổ biến, tôi bắt đầu đầu tư vào dòng thông tin, tỷ suất hoàn vốn là 1:10. Nguồn khách hàng tới từ mạng xã hội, khi đó số lượng nhân viên chăm sóc khách hàng vào thời gian cao điểm lên tới gần 100 người", Khâu Yến Thanh nhớ lại.
02
Có thể không học nhiều học cao, nhưng tuyệt đối không được ngừng học tập
- Bạn đào tạo hơn 100 nhân viên của mình theo một quy trình tiêu chuẩn ra sao?
Bắt đầu từ năm 2016, năm 2017, tôi tìm hiểu và học hỏi một cách nghiêm túc.
- 20 tuổi, độ tuổi còn khá trẻ, bạn quản lý một nhóm gần 100 người như vậy bằng cách nào?
Thực ra khi khởi nghiệp tôi gần như quên đi tuổi tác của mình, tôi chỉ đơn giản nghĩ là, cờ tới tay ai người nấy phất, tới tay tôi rồi thì tôi sẽ học cách làm, tôi sẽ giải quyết vấn đề. Tôi đi học các lớp bồi dưỡng, nghe podcast.
Sau khi khởi nghiệp khoảng 1,2 năm tôi đã bắt đầu suy nghĩ về câu hỏi đâu là điều thúc đẩy động lực của bản thân. Thực ra từ khoảnh khắc sau khi bước ra khỏi cổng trường học, tôi đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của việc học. Trong suốt một thời gian dài, tôi luôn ở trong trạng thái quan sát, người có trình độ học vấn cao và người có trình độ học vấn thấp, họ có điều gì khác nhau? Tôi đã đi hỏi một vài người mà mình quen biết, họ học ở các trường như Đại học khoa học chính trị và luật, đại học Thanh Hoa, đại học Bắc Kinh, câu hỏi, "cậu thấy điểm khác biệt giữa những người đi học ở ngôi trường bình thường và những ngôi trường hàng đầu là gì? Đâu là nguyên nhân thực sự kéo lớn khoảng cách giữa họ?" Tôi cũng đưa những câu hỏi này vào trong các cuộc phỏng vấn nhân viên của mình, sau khi tổng kết các câu trả lời của họ, tôi tổng kết ra được một vài điều.
Có một người tới từ đại học Thanh Hoa, cậu ấy là em của Vương Hưng, cậu ấy chia sẻ rằng khoảng thời gian còn đi học, dù là học tại Thanh Hoa (đứng thứ 2 trong top 5 các trường đại học tại Trung Quốc) cậu ấy vẫn không biết tương lai sau này mình muốn làm gì, nhưng Vương Hưng, một người chỉ tốt nghiệp một ngôi trường bình thường lại biết rất rõ mình muốn gì, ngay từ khi còn học đại học, cậu ấy đã nói mình muốn trở thành một người ra sao, cậu ấy nói đây là một nhân tố rất quan trọng trong các quyết định của mình. Trong khi đó, người em học Thanh Hoa của cậu ấy, dường như không học được gì nhiều trong suốt 4 năm đại học, thậm chí còn nhiễm một vài thói quen xấu, nếu bạn của bạn hoặc là những người thích chơi game, hoặc là thích ăn đêm, hoặc là thích hút thuốc, rất nhiều khi, bạn cũng sẽ bị nhiễm những thói quen đó.
- Câu hỏi đặt ra ở đây là, vậy làm thế nào để tự cứu lấy mình?
Cá nhân tôi cho rằng tự cứu lấy mình là một quá trình, nó cần thời gian. Ở quê tôi, cả gia đình, bao gồm cả họ hàng thân thích, tất cả đều kinh doanh xưởng đồ gia dụng, khả năng lớn là tôi sẽ tới một xưởng nào đó làm nhân viên bán hàng hoặc nghiệp vụ, nhưng môi trường bên trong các công xưởng ra sao? Nó ở trong một khu kết hợp tại thị trấn, ở đó, bạn sẽ tiếp xúc với những người như nào?
Thứ hai, bạn làm trong ngành nghề nào? Tôi làm trong lĩnh vực tài chính và thuế, đây là lĩnh vực tri thức, lĩnh vực tư vấn, lĩnh vực tư duy đầu óc chiếm phần lớn thời gian, người mà tôi tiếp xúc cũng khác.
Thứ ba là bạn đi theo một người sếp ra sao.
Những điều này, tôi cảm thấy rất quan trọng.
Tôi cũng nghĩ đây là cốt lõi mà nhiều người bình thường cần thay đổi.
- Tôi cảm thấy, trên thế giới này có hai kiểu người có thể làm được việc lớn, một kiểu là bị môi trường ảnh hưởng và thay đổi, một kiểu là chủ động thay đổi môi trường. Bạn có chủ động đi đọc sách của những người có kinh nghiệm đi trước hay không?
Rất chủ động.
- Vậy bắt đầu từ khi nào, bạn có trong đầu một suy nghĩ hết sức rõ ràng rằng, à, tôi muốn trở thành người như này?
Tôi nghĩ là từ năm 2018, cá nhân tôi cho rằng có một kim chỉ nam cho mình là điều hết sức quan trọng.
Hiện tại khi phỏng vấn các ứng viên tôi cũng đều sẽ chỉ hỏi một vấn đề, bạn có thần tượng không? Hoặc có một kim chỉ nam nào đó dẫn đường mình hay không? Nếu họ nói không có, tôi sẽ cho rằng họ, ở một mức độ nào đó, là người không có chí hướng, bởi lẽ chí hướng, ở một sắc xuất rất lớn nào đó là bị người khác ảnh hưởng, luôn có một người soi sáng cho bạn, hơn nữa tôi cho rằng, cái người soi sáng cho bạn, cần có một người "gần", một người "xa". "Xa" nghĩa là bạn cần một người trừu tượng, có thể cả đời này bạn cũng không thể hiểu họ, nhưng bên cạnh đó, bạn cũng cần một người cụ thể rất gần với bạn, bạn có thể nói chuyện với họ, bạn thậm chí còn biết cả khuyết điểm của họ. Hai người này soi sáng cho bạn, và khi bạn làm việc, bạn sẽ nghĩ, nếu là họ, họ sẽ làm như nào, họ sẽ có tư duy ra sao. Thần tượng ở gần với tôi là một người anh họ trong nhà của tôi, anh ấy làm bên mảng Internet, thần tượng ở xa tôi là Trương Nhất Minh, là Jack Ma, là Pony Ma… Tôi muốn trở thành người giống như người anh đó của tôi, anh ấy là một trong 4 thanh niên xuất sắc ở tỉnh tôi. Chúng tôi chỉ nói chuyện với nhau một vài lần, nhưng tôi cảm nhận được nguồn năng lượng vô hạn sau những cuộc trò chuyện ấy, tôi muốn trở thành người giống như anh ấy.
03
Những người trẻ khởi nghiệp, ở họ có những đặc điểm chung nào khiến tỷ lệ thành công cao hơn?
MC: Thứ nhất có lẽ là khát khao. Rất nhiều người tôi phỏng vấn đều là những người trẻ tới từ những vùng quê kém phát triển hơn, bản thân họ có tham vọng nhất định, nhưng chịu ảnh hưởng từ những yếu tố thúc đẩy từ bên ngoài, sau đó khi mà nhìn thấy cái điểm còn thiếu sót của mình, họ sẽ có một cái khát khao mạnh mẽ muốn thay đổi, đây là động lực sâu xa nhất.
Thứ hai là trong quá trình đó, họ có cơ hội đi kiến lập giá trị quan của bản thân, trong đối nhân xử thế hay trong cách giải quyết công việc, họ sẽ có một tầm nhìn rộng và một tư duy mở hơn, còn một điều nữa là họ kiên định và có chính kiến của bản thân, họ sẽ không vì hôm nay dành được bao nhiêu thành tựu mà đánh mất bản thân, họ sẽ rất bình tĩnh và lý trí nhìn nhận mọi việc, rồi sau đó suy ngẫm, bởi lẽ trải nghiệm đủ nhiều, thấy được đủ nhiều, nên họ không hoang mang và cũng không dễ bị người khác dắt mũi.
Khâu Yến Thanh: Đứng ở một góc nhìn sâu hơn, với cá nhân tôi, bản thân tôi cũng là một người xuất phát từ vùng quê nhỏ, những người ở thành phố, có lẽ những thứ mà chúng tôi khao khát có được thì họ vừa sinh ra đã được sở hữu, vậy thì quay về bản chất của con người, những người đó họ cũng sẽ dễ lười biếng, sợ mạo hiểm hơn.
Vì sao phần lớn những người khởi nghiệp đều là những người xuất phát từ những vùng quê nhỏ, bởi lẽ họ vốn dĩ không có gì, vì vậy họ buộc phải mạo hiểm, buộc phải tự mình làm gì đó. Còn một điều nữa đó là khởi nghiệp, tỷ lệ nhiều hơn của nó là những khó khăn, là một quá trình đầy những vất vả, là một quá trình bạn không ngừng phải giải quyết những rắc rối, những lo âu, những mệt mỏi, vậy thì hành trình dài này, nếu không phải vì bạn có một động cơ, một khát khao rất mãnh liệt, rất nhiều khi bạn sẽ không thể kiên trì.
Nhưng mặt tích cực đó là vì sao có những người họ chạm tới được một độ cao khác mà những người vốn sinh ra trong những gia đình giàu có không có được, đó là vì quá trình khởi nghiệp cũng là quá trình họ "tu hành". Họ phát hiện ra trong quá trình khởi nghiệp, từ nhân phẩm, tới nhận thức, tới những năng lực cụ thể, họ đều có những tiến bộ ở những mức độ khác nhau, trên thực tế, những thứ mà họ mài dũa trau dồi được trong công việc nó đồng thời cũng len lỏi vào chính cuộc sống của họ, vào cách họ nhìn nhận cuộc sống hay đối nhân xử thế, triết lý trong công việc cũng là những triết lý trong cuộc sống, sau đó dần dần khiến họ biến những vất vả và khó khăn trong quá trình khởi nghiệp thành hai chữ "hưởng thụ", họ không coi đó là khó khăn, họ coi đó là một sự hưởng thụ.
MC: Chia những người khởi nghiệp ra làm hai tầng, tầng một là theo đuổi sự giàu có, vật chất, tầng thứ hai là họ đã phá vỡ được tầng vật chất, lên tới một tầng thứ hai, nơi mà họ ở trong một trạng thái đó là quá trình không ngừng vượt qua những thách thức cũng là quá trình họ không ngừng tự hỏi bản thân thực sự muốn điều gì? Là tiền bạc? Là địa vị? Là sự công nhận của xã hội? Sau rất nhiều lần tự hỏi, câu trả lời chính là tâm thái, là cách sống, là một thái độ sống kiểu như hôm nay kiếm được 10 tỷ, tôi vẫn sẽ sống như vậy, hôm nay lỗ 5 tỷ, tôi cũng vẫn sẽ sống như vậy, họ sớm đã nhìn ra được bản chất của xã hội, của cuộc sống.
Khâu Yến Thanh: Tinh thần mạo hiểm và nhiệt huyết đó, cá nhân tôi cho rằng đó là bản sắc của những nhà khởi nghiệp, đây là một cái nhãn khá quan trọng đối với cá nhân tôi, làm người phải biết đạo xử thế, có thể nhìn thấy được hết bản chất của con người của xã hội, nhưng không vì vậy mà bị cuốn theo những cái xấu, đánh mất đi cái tâm ban đầu của mình, cá nhân tôi cho rằng điều này là vô cùng quan trọng.
Còn một điều nữa đó là chúng tôi, những người làm doanh nghiệp, tâm thái về mọi mặt sẽ ngày một già đi, tuy nhiên, tôi luôn mong rằng mình luôn giữ được tinh thần trẻ trung, sự nhiệt huyết, một sự đơn thuần, không ngừng tiến về phía trước, làm điều mà mình muốn. Nếu cuộc sống mà cứ chỉ già đi vậy thì tôi thấy nó nhàm chán lắm.
04
Về xã giao, nhìn nhận vấn đề kết bạn với những người ưu tú hơn mình, khiêm tốn với những người không bằng mình ra sao?
MC: Khi giao tiếp với những người hơn mình, tôi sẽ thẳng thắn, thẳng thắn bộc lộ mục đích, mong muốn, khát khao của mình ra, không giấu diếm, bởi lẽ dù có giấu, họ cũng vẫn có thể trong chưa đầy 10 phút nhìn thấu bạn, không cần giấu, thẳng thắn với nhau, chân thành với nhau. Ai cũng từng có thời trẻ, họ cũng vậy, họ biết bạn muốn gì. Nhưng trong quá trình thẳng thắn đó, vẫn phải giữ chừng mực, phải khiêm tốn.
Khâu Yến Thanh: Cá nhân tôi cho rằng giao tiếp với những người giỏi hơn mình, rất nhiều khi đó là một hình thức trao đi giá trị cảm xúc. Chẳng hạn, bạn rất chân thành và khiêm tốn xin lời khuyên của họ về lĩnh vực mà họ giỏi, rất nhiều người họ rất sẵn lòng cho đi những lời khuyên và hướng dẫn của mình, cái khoảnh khắc mà họ giúp bạn, thực ra họ cũng thu hoạch được giá trị cảm xúc.
Chúng ta không cần phải đong đếm bản thân mang lại được cho họ giá trị kinh tế ra sao, hay những giúp đỡ nào về mặt sự nghiệp, nếu đã là đi xin lời khuyên, vậy thì có rất nhiều mặt, họ giỏi hơn chúng ta, thực ra trong quá trình này, một sợi dây liên kết về mặt tình cảm sớm đã được hình thành, bởi lẽ bản thân họ cũng đã có được sự công nhận, một cảm giác ưu việt về mặt cảm xúc rồi. Giúp đỡ người khác vốn dĩ cũng là một hình thức tích đức, một cảm giác thành tựu.
Nhưng tôi cũng phát hiện ra một điều rằng có rất nhiều người khởi nghiệp trẻ tuổi, thậm chí cả những nhân viên trong công ty tôi, họ rất sợ hãi việc tìm kiếm lời khuyên từ những người có kinh nghiệm, giỏi giang hay những bậc tiền bối, cá nhân tôi cũng từng như vậy, bởi lẽ, ở một góc độ nào đó, tìm kiếm sự giúp đỡ cũng đồng nghĩa với việc đặt bản thân ở thế yếu, rất nhiều người không muốn tỏ ra yếu thế trước mặt người khác, nhưng sau nhiều trải nghiệm, cá nhân tôi cho rằng, chúng ta đôi khi cũng cần phải biết tỏ ra yếu thế vào những lúc cần thiết.
Còn một kiểu người nữa, họ cảm thấy người khác giúp mình, vậy thì mình ngược lại cũng phải giúp đỡ lại họ cái gì đó, trên thực tế bạn không cần quá quan tâm tới những giá trị hiện diện như vậy, cái khoảnh khắc mà họ giúp bạn, bản thân họ đã nhận lại được điều gì đó.
Còn khiêm tốn, đây là nguyên tắc cũng như tiêu chuẩn mà tôi luôn áp dụng trong việc duy trì mối quan hệ bạn bè của mình suốt nhiều năm. Cách một người đối xử với bảo vê, với nhân viên phục vụ, với những người có vị trí công việc thấp hơn mình là điều thực sự cho thấy đạo đức, tu dưỡng của bản thân.
Về điểm này, tôi cũng quan sát được, càng là những người có xuất thân thấp hơn lại càng khó làm được việc này, họ ngược lại lại sống thành người mà khi xưa họ ghét. Có thể là hiện tại những người như vậy cũng đã ít đi, tuy nhiên, vẫn phải quan sát vào những lúc mấu chốt, lúc họ giải quyết vấn đề, bình thường sẽ ít khi có vấn đề xảy ra, nhưng giả sử nếu có một nhân viên phục vụ không may làm đổ nước lên bạn, lúc đó mới là lúc nhìn được con người thật sự, đạo đức thực sự của một người.
Cá nhân tôi cho rằng "tu thân trị quốc bình thiên hạ", cái "tu thân" này cần chúng ta không ngừng nhắc nhở bản thân tu dưỡng, mài dũa mỗi ngày, ai cũng sẽ kiêu căng, ai cũng sẽ tự đại, ai cũng sẽ có lúc vô lý, ai cũng sẽ có những lúc nói ra những lời không hay, nhưng có thể khiến số lần xuất hiện những thứ đó ở mức thấp nhất hay không, tôi thấy đây là điều vô cùng quan trọng.
Bình luận tiêu biểu (0)