Sự khác nhau và cách phân biệt thành ngữ, tục ngữ

Thứ 3, 23/04/2024 12:04
Thành ngữ, tục ngữ thuộc hai ngành nghiên cứu riêng biệt, là ngôn ngữ và văn học, khác nhau về nội dung ngữ nghĩa và chức năng sử dụng.

Trong chương trình giáo dục hiện tại, thành ngữ và tục ngữ được giới thiệu cho học sinh cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở.

Cụ thể, theo sách Ngữ Văn lớp 7, thành ngữ được dạy ở tuần 12, trong phần “Tiếng Việt” như một loại đơn vị từ vựng, còn tục ngữ được dạy ở tuần 18, 19 trong phần Văn học với tư cách là những văn bản tác phẩm văn học dân gian.

Phần ghi nhớ trong sách giáo khoa có ghi rõ khái niệm về thành ngữ, tục ngữ như sau:

“Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh...”. [1, tr.144]

 “Nhìn chung, tục ngữ có những đặc điểm về hình thức:

- Ngắn gọn;

- Thường có vần, nhất là vần lưng;

- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung;

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh”. [2, tr.5]

Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam của giáo sư Nguyễn Lân.

Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam của giáo sư Nguyễn Lân. 

Lên cấp trung học phổ thông, trong bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” ở chương trình lớp 10, riêng tục ngữ được xếp theo thứ tự ở vị trí thứ 7 trong 12 thể loại của văn học dân gian, còn thành ngữ thì không hề thấy. [3, tr.18]

Theo đó, trong sách giáo khoa, việc giải thích để giúp cho các học sinh phân biệt thành ngữ, tục ngữ chưa được chú trọng, chỉ mới dừng ở mức độ cung cấp khái niệm của từng loại, chưa đưa ra sự so sánh, phân biệt.

Điểm chung giữa thành ngữ và tục ngữ là về hình thức cấu tạo: đều được cấu tạo từ cùng một loại đơn vị là “từ”, đều là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có thể có vần điệu và đối xứng (về số lượng tiếng).

Thế nhưng, thành ngữ, tục ngữ là hai loại đơn vị khác xa nhau, thuộc hai ngành nghiên cứu riêng biệt, là ngôn ngữ và văn học, khác nhau về nội dung ngữ nghĩa và chức năng sử dụng. Do đó, không thể có một câu vừa là tục ngữ vừa là thành ngữ được.

Theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê, “thành ngữ” là “tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”. [4, tr.882]

Còn “tục ngữ” là “câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân”. [4, tr.1026]

Theo thuật ngữ ngôn ngữ học, tục ngữ là một câu hoàn chỉnh (cho nên viết hoa đầu câu), diễn đạt trọn vẹn một ý có nội dung là một nhận xét về kinh nghiệm đời sống, ví dụ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Ăn vóc, học hay”...

Còn thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định (cho nên không viết hoa từ đầu cụm), nêu ra một khái niệm một cách có hình ảnh, chẳng hạn: “đẹp như tiên”, “mẹ tròn con vuông”, “trăm năm hạnh phúc” ...

Có nhiều cách để có thể phân biệt sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ, đơn giản nhất là căn cứ vào hai phương diện sau:

1.Hình thức: Thành ngữ, tục ngữ đều có vần hoặc không có vần, có nhịp điệu hoặc không có nhịp điệu, nhưng tục ngữ thường là câu nói ngắn gọn, còn thành ngữ chỉ là cụm từ cố định.

Tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, còn thành ngữ chưa thành câu, mới chỉ là cụm từ (cho nên chỉ nên nói “câu tục ngữ”, chứ nói “câu thành ngữ” là chưa đúng)

2. Về nội dung: Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý, có thể là một nhận xét, đánh giá, một kinh nghiệm, tâm lý, phong tục tập quán, chân lý quen thuộc, nhằm giáo dục khuyên răn, hướng dẫn con người trong ứng xử, cuộc sống; còn thành ngữ, chưa diễn đạt một ý trọn vẹn, chỉ đề cập đến một khái niệm.

 Tục ngữ thường dùng độc lập, kiểu như “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”...

Còn thành ngữ chỉ là một vế câu nên thường dùng để tạo câu, chêm xen vào trong câu nói, chẳng hạn: “Chúc hai bạn sống với nhau đến “răng long đầu bạc”, “Chúc chị mẹ tròn con vuông”, “Bạn đừng nên “đứng núi này trông núi nọ”...

Mặc dù thành ngữ và tục ngữ đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân về các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, song chúng khác nhau ở chỗ những tri thức ấy khi được rút lại thành những khái niệm thì tạo nên thành ngữ, còn khi được trình bày thành những nhận xét, đánh giá thì tạo nên tục ngữ.

Qua những phân tích trên, ta có thể hiểu được sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ.

Hiểu biết nội dung ý nghĩa và phân biệt được những đơn vị thành ngữ, tục ngữ để sử dụng phù hợp với ngữ cảnh, đạt hiệu quả cao, cũng chính là trân trọng tiếng mẹ đẻ - tôn trọng nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.

M.M (T/h)

Cùng chuyên mục

Bất ngờ nhận giấy chứng tử, người đàn ông cố chứng minh mình còn sống bằng cách không ngờ tới

Thứ 7, 27/07/2024 07:07
Một người đàn ông đã quyết định phạm tội nghiêm trọng như một cách tuyệt vọng để chứng minh với chính quyền rằng mình vẫn còn sống.

Miền ký ức hào hùng của người chiến sỹ duy nhất sống sót trong Trung đội Mai Quốc Ca

Thứ 7, 27/07/2024 07:06
Với tinh thần “quyết chiến, quyết thắng”, 20 chiến sỹ của Trung đội Mai Quốc Ca đã tiêu diệt 125 quân địch, 2 cố vấn quân sự Mỹ và phá hủy nhiều xe cơ giới.

Những người không nên ăn tổ yến?

Thứ 7, 27/07/2024 07:05
Tổ yến thơm ngon và vô cùng bổ dưỡng nhưng 7 nhóm người dưới đây không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giá vàng mới nhất hôm nay (27/7): Vàng nhẫn tiếp đà giảm

Thứ 7, 27/07/2024 07:04
Giá vàng ngày 27/7: Cập nhật giá vàng thế giới, giá vàng trong nước các thương hiệu vàng Bảo Tín Minh Châu vàng Rồng Thăng Long; vàng SJC, vàng DOJI, vàng PNJ…

Bật mí các làng nghề ở Hà Nội độc đáo

Thứ 7, 27/07/2024 07:00
Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh và ẩm thực đặc sắc mà còn là nơi hội tụ nhiều làng nghề truyền thống độc đáo.
     
Nổi bật trong ngày

Tin tức thời sự mới ngày 26/7: Tìm kiếm người mất tích do lũ quét ở Điện Biên

Thứ 6, 26/07/2024 05:30
Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 26/7/2024. Cập nhật tin tức thời sự 24h nóng nhất ngày 26/7/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Học phí Học viện Tài chính năm học 2024 - 2025 tăng bao nhiêu?

Thứ 6, 26/07/2024 07:30
Dự kiến học phí Học viện Tài chính năm học 2024-2025 với các ngành học theo chương trình chuẩn là 25 triệu đồng/năm học, tăng nhẹ so với năm ngoái.

Những tấm lòng thơm thảo hướng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thứ 6, 26/07/2024 09:05
Nhìn dòng người đang chầm chậm từng bước tiến vào nhà tang lễ có thể cảm nhận được sâu sắc di sản mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại.

Bị tập kích quy mô lớn chưa từng có, Ukraine hạ hàng loại thiết giáp Nga

Thứ 6, 26/07/2024 09:49
Ukraine mới đây tuyên bố đã đẩy lùi một đợt tập kích quy mô lớn nhất từ trước đến nay của Nga ở mặt trận Kurakhove, tỉnh Donetsk.

Olympic Paris 2024: VĐV trẻ và lớn tuổi nhất Thế vận hội là ai?

Thứ 6, 26/07/2024 10:44
VĐV trượt ván Zheng Haohao của Trung Quốc trẻ nhất khi chưa tròn 12 tuổi trong khi VĐV đua ngựa Canada Jill Irving lớn tuổi nhất, 61 tuổi.
xe.nguoiduatin.vn