Khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ứ nước thận trái do sỏi bể thận. Sau khi chẩn đoán và cấy nước tiểu có vi khuẩn, người bệnh được điều trị kháng sinh chống nhiễm khuẩn tiết niệu và có chỉ định tán sỏi qua da.
Sau 1 tuần điều trị kháng sinh, tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ổn định, người bệnh đã được tiến hành phẫu thuật. Ca mổ được thực hiện bởi PGS.TS.BS. Hoàng Long – Phó trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức diễn ra an toàn trong 60 phút.
Với các sỏi ở đài bể thận có kích thước > 2 cm thì hiện nay phương pháp tán sỏi qua da là phương pháp được lựa chọn tối ưu để điều trị sỏi thận. Bác sĩ tạo 1 đường hầm qua da để tiến hành lấy sỏi và tán sỏi bằng năng lượng laser.
Thông thường những người bệnh có sỏi tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu rồi thì phải lưu ý điều trị nhiễm khuẩn sau mổ và theo dõi sát người bệnh. Sau 3 ngày, tình trạng người bệnh ổn định và có thể xuất viện.
Hiện nay, phần lớn các trường hợp đều được điều trị tán sỏi qua da và tán soi nội soi ngược dòng qua ống mềm. Đây là phương pháp được ứng dụng trong các Bệnh viện tuyến trung ương, và tuy nhiên các Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có thể thực hiện như thường quy khi có sự đầu tư tốt về nhân lực và thiết bị máy móc hiện đại. Với những lợi thế về nhân vật lực, tại Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Vinh đã hỗ trợ và điều trị thành công hàng trăm ca bằng kỹ thuật hiện đại này.
Tại Việt Nam, tỉ lệ người bệnh mắc sỏi thận rất cao. Khi người bệnh phát hiện ra sỏi kích thước đang còn nhỏ, mặc dù chưa có triệu chứng đau thắt lưng hoặc sốt, chúng ta nên điều trị tích cực từ giai đoạn đầu thì phương pháp điều trị sẽ nhẹ nhàng và thuận lợi hơn.
Kim Chung