Tăng tỷ lệ xét tốt nghiệp: Giải pháp nào để tránh tình trạng "làm đẹp học bạ"?

Thứ 5, 19/09/2024 07:00
Nhiều người băn khoăn rằng việc tăng tỷ lệ xét tốt nghiệp có thể khiến vấn đề “làm đẹp học bạ” ngày càng đáng lo ngại hơn.

Cần sớm có Luật Nhà giáo

Theo báo Tiền phong, một trong những thay đổi đáng chú ý mà Bộ GD&ĐT công bố trong dự thảo quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025 đó là xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông theo hướng: “Tăng tỷ lệ sử dụng kết quả đánh giá quá trình học tập ở cả lớp 10, 11 và 12 lên 50% (trước đây là 30% và chỉ sử dụng kết quả lớp 12) nhằm mục đích đánh giá toàn diện các năng lực của học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tăng hiệu quả đạt được nhiều mục tiêu của kỳ thi như đã công bố”.

Lâu nay, vấn đề xét tốt nghiệp có tỷ lệ học bạ luôn là chủ đề được quan tâm. Thậm chí, có ý kiến cho rằng việc sử dụng tỷ lệ 30% điểm học bạ trong xét công nhận tốt nghiệp đã có nhiều hạn chế, nảy sinh việc “make up (làm đẹp) học bạ”, nay lại tăng lên 50% thì càng đáng lo ngại.

Nhiều người lo ngại tăng tỷ lệ xét tốt nghiệp có thể khiến vấn đề việc “làm đẹp học bạ” trở lên đáng lo ngại hơn. Ảnh: Tuổi trẻ

 Nhiều người lo ngại tăng tỷ lệ xét tốt nghiệp có thể khiến vấn đề việc “làm đẹp học bạ” trở lên đáng lo ngại hơn. Ảnh: Tuổi trẻ

Trước sự lo ngại của dư luận về một số điều tiêu cực và bất cập trong thực tiễn, TS.Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cho rằng, về lâu dài đây là một chủ trương đúng.

Ông Vinh khẳng định,đây là một chủ trương đúng đắn. Vì tinh thần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 chuyển hẳn sang mục tiêu hình thành năng lực. Và muốn sang hình thành năng lực thì phải có giải pháp đo lường đánh giá. Cách thi hiện nay thì không đủ đánh giá năng lực của người học.

Ông Vinh cho rằng, phải đánh giá quá trình không phải chỉ trong lớp 12 của một số môn thi. Người ta đánh giá 3 năm học của học sinh thì đây rõ ràng là một tiến bộ vì sẽ đánh giá được cả quá trình học tập, năng lực và thái độ học tập trong học bạ. Về mặt khoa học sư phạm là phù hợp.

Vấn đề dư luận nghi ngại 30% đã là không ổn vì đã có chuyện "làm đẹp học bạ" cho các em điểm để đỗ tốt nghiệp, ông Vinh nói: “Đây là chuyện không thể tránh được lại dùng xét tuyển đại học thì thầy cô lại làm đẹp học bạ. Hiện nay ý thức của giáo viên chưa tốt, Luật Nhà giáo thì chưa ra đời để tăng trách nhiệm của người giáo viên”.

Theo ông Vinh, để tránh chuyện “làm đẹp học bạ” cần công nghệ kiểm soát. Cần phải có học bạ điện tử, quản lý hệ thống mạng, giảm thiểu việc chỉnh sửa được. Tuy nhiên, cuối cùng người đánh giá cho vào điểm vẫn là giáo viên dù trên máy. Nên giải pháp là phải nâng cao nhận thức của giáo viên để giáo viên đánh giá đúng học sinh. Tuyệt đối tránh tình trạng đánh giá không đúng học sinh để bắt học sinh đi học thêm.

Trong đó, lãnh đạo trường và bộ môn có trách nhiệm rất lớn. Đề thi phải có trưởng bộ môn duyệt, kí vào đó. Cần bám sát chuẩn đầu ra (mục tiêu) của môn học đó để đừng đánh giá sai, tránh trường hợp lạm phát điểm.

“Tóm lại để ngăn ngừa tình trạng này cần sớm có Luật Nhà giáo. Xây dựng lại ý thức của nhà giáo. Nhà giáo cần trung thực, thẳng thắn để học sinh mới chịu học. Thêm nữa, dùng công nghệ để không gian lận được điểm số”, ông Vinh chia sẻ.

Tận dụng hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành

Trong khi đó, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam dẫn lời thầy Nguyễn Thành Long - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hà Nội cho biết, bất cứ một phương thức nào được đề xuất và thực hiện cũng đều có 2 mặt. Tuy nhiên, cần phải nhìn vào những điểm thuận lợi và tích cực để từ đó tìm kiếm những giải pháp khắc phục những bất cập còn tồn tại.

Cần phải nhìn vào những điểm tích cực để tìm kiếm những giải pháp khắc phục những bất cập còn tồn tại. Ảnh: Công an nhân dân

Cần phải nhìn vào những điểm tích cực để tìm kiếm những giải pháp khắc phục những bất cập còn tồn tại. Ảnh: Công an nhân dân

Theo thầy Long, sự lo ngại của dư luận về một số điều tiêu cực và bất cập trong thực tiễn không hẳn là thiếu căn cứ. Trên thực tế, kiểm soát được những biểu hiện tiêu cực luôn là một vấn đề nan giải và cần nhiều thời gian khống chế, đặc biệt hơn tại môi trường giáo dục thì rất khó có thể đảm bảo rằng sẽ có một giải pháp triệt để giải quyết những hạn chế còn tồn tại đó.

Hiện nay, Sở GD&ĐT ở từng địa phương cũng đã có sự chỉ đạo cụ thể cho từng đơn vị cũng như đưa ra những yêu cầu đảm bảo kiến thức đầu ra cho từng môn học. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng đã có hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và các tỉnh thành đều sử đang chung trên một hệ thống dữ liệu nên phần nào đảm bảo được tính minh bạch, công bằng và rõ ràng.

Với hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, mọi kết quả học tập, kiểm tra đánh giá thường xuyên đều được nhập lên hệ thống một cách công khai và việc chỉnh sửa hay thay đổi đều được lưu vết rõ ràng. Khi đó, Sở, Bộ GD&ĐT có thể trực tiếp quản lý và giám sát quá trình thực hiện tại từng trường và với những trường hợp vi phạm thì sẽ có cơ sở để xử lý.

Theo đó, cần làm rõ và nâng cao trách nhiệm của người quản lý, lãnh đạo tại các trường Trung học phổ thông trong việc chỉ đạo công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá nghiêm túc và minh bạch trong nội bộ nhà trường.

Trên thực tế, thầy cô là người tham gia giảng dạy, đánh giá và đưa ra điểm số cuối cùng cho người học nên cần được giám sát chặt chẽ dưới sự quản lý của lãnh đạo nhà trường. Nếu giáo viên thực hiện tốt và làm đúng trách nhiệm cũng như giữ vững lương tâm nghề nghiệp thì phương thức này sẽ phát huy được hiệu quả tích cực đúng như kỳ vọng.

Thế nên, tại mỗi cơ sở đào tạo cần chủ động và tự giác làm chặt công tác quản lý và đánh giá thực chất năng lực người học để đảm bảo chất lượng đầu ra không có sự chênh lệch với kết quả tại các kỳ thi, kiểm tra đánh giá nội bộ trong trường.

Cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 8/10: Nga oanh tạc mọi mặt trận, ra điều kiện hòa đàm với Ukraine

Thứ 3, 08/10/2024 09:31
Tin tức về tình hình Chiến sự Nga-Ukraine mới nhất ngày 8/10/2024. Tin tức tình hình Chiến sự Nga-Ukraine mới nhất ngày 8/10/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Nhận định soi kèo trận Jordan vs Hàn Quốc, 21h ngày 10/10: Mèo tiên tri bênh vực Sonny

Thứ 3, 08/10/2024 09:30
Mặc dù phải thi đấu trên sân khách, nhưng với phong độ đang lên, thầy trò HLV Hong Myung-bo vẫn được kỳ vọng sẽ giành trọn 3 điểm trước Jordan.

Nhận định soi kèo trận Carlisle vs Wigan EFL Trophy, 1h ngày 9/10: Chấm dứt chuỗi ngày đen tối

Thứ 3, 08/10/2024 09:29
Nhận định soi kèo trận Carlisle vs Wigan vào lúc 1h ngày 9/10 trong khuôn khổ giải đấu EFL Trophy 2024/25.

Người đàn ông nhập viện vì lỗi nhiều người gặp khi xay thịt

Thứ 3, 08/10/2024 09:28
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành đưa bàn tay của người bệnh ra khỏi máy xay, xử lý vết thương, hội chẩn và chỉ định phẫu thuật.

Vụ sinh viên Đại học Bách Khoa phải ăn cơm canh thừa: Dừng hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn

Thứ 3, 08/10/2024 09:28
Hiện tại, Đại học Bách khoa Hà Nội đã dừng hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn hiện tại cho tân sinh viên đang học Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
     
Nổi bật trong ngày

Rau mồng tơi - "thần dược" bình dân trị bách bệnh, lại còn tráng dương nhưng ai không nên ăn?

Thứ 2, 07/10/2024 07:05
Rau mồng tơi, loại rau dân dã quen thuộc trong bữa cơm của người Việt, không chỉ là món ăn ngon miệng còn là "thần dược" với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Cháy 5.000 m2 nhà xưởng công ty giày da ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Thứ 2, 07/10/2024 08:59
Vụ cháy xảy ra trên diện tích khoảng 5.000 m2 ở một công ty sản xuất giày da lớn tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

“Sát thủ điểm huyệt” Nga nện “cú đấm thép”, xóa sổ tàu chở đạn dược của Ukraine

Thứ 2, 07/10/2024 10:31
Cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo Iskander-M diễn ra vào thời điểm tàu vận tải chở đạn dược của Ukraine đang dỡ hàng.

Mỹ muốn "bù đắp" cho Israel để tránh tấn công trả đũa một số mục tiêu Iran?

Thứ 2, 07/10/2024 11:47
Mỹ được cho là đã đề nghị cấp cho Israel một “gói bù đắp” để Tel Aviv không tập kích một số mục tiêu Iran khi đáp trả vụ tấn công tên lửa của Tehran hôm 1/10.

Clip: Những pha “thách thức tay lái” khiến tài xế ô tô “lạnh toát sống lưng”

Thứ 2, 07/10/2024 02:31
Camera hành trình ghi lại một số tình huống xe máy xuất hiện bất ngờ, “thách thức tay lái” của các tài xế ô tô.
xe.nguoiduatin.vn