Một trong những hướng dẫn bạn thường nghe khi nói đến bảo trì máy tính là nên tắt máy của mình “đúng cách” bằng cách nhấp vào nút “Tắt máy (Shut down)” trên màn hình, thay vì nhấn và giữ nút “Nguồn”, một bạn sử dụng để bật nó lên, để nó tắt ngay lập tức. Nhưng khi bạn nhấp vào “Tắt máy”, mọi chương trình cần phải đóng lại và điều đó có thể tốn nhiều thời gian. Thực sự, việc tắt máy tính của bạn bằng nút nguồn có tệ như bạn nghĩ?
Damien Mason, chuyên gia công nghệ tại ProPrivacy.com đã có những lý giải xung quanh việc tắt máy đột ngột bằng nút nguồn. Ông nói : "Việc tắt máy đúng cách được gọi là tắt máy một cách 'duyên dáng', máy sẽ gửi tín hiệu đến hệ điều hành tương ứng để nó có thể lưu trạng thái của mình trước khi tắt phần cứng". Khi bạn nhấn và giữ nút nguồn, máy sẽ bỏ qua các thứ tự như trên, thay vào đó sẽ gửi tín hiệu trực tiếp đến bộ cấp nguồn (PSU) của bạn”.
Mason nói rằng, việc nhấn nút nguồn để tắt máy không nhất thiết là mối nguy hiểm với máy tính như nhiều lời khuyên cảnh báo đã đưa ra — ít nhất là không còn với những thế hệ máy tính mới. Ông giải thích: “Các PSU hiện đại được chế tạo bằng công nghệ mới để đối phó với những trường hợp mất điện đột ngột. Do đó, việc buộc tắt thiết bị của bạn thông qua nút nguồn sẽ không gây hại cho phần cứng.”
Việc tắt máy cưỡng bức, trong một số trường hợp thậm chí có thể có lợi, đó là khi hệ thống gặp sự cố hoặc là một giao thức an toàn để chống lại tin tặc.
Tuy nhiên, bạn vẫn không nên tạo thói quen làm điều đó, và ắt máy "duyên dáng" vẫn nên được ưu tiên hơn. Điều này sẽ tránh làm gián đoạn các tác vụ do hệ điều hành tiến hành và cho phép các chương trình lưu đúng cách, giảm thiểu khả năng mất và hỏng tệp.
Nguyên Đỗ