Thiệt hại hàng nghìn tỷ vì bão, bảo hiểm nông nghiệp đang ở đâu?

Thứ 3, 24/09/2024 08:31
Sau cơn bão số 3, đối với ngành nông nghiệp, các chủ nuôi chịu thiệt hại hàng nghìn tỷ nhưng phần lớn không có bảo hiểm.

Chỉ đến khi "mất bò" mới nhớ đến bảo hiểm

Báo Giao Thông thông tin, Bão số 3 (Yagi) và lũ lụt tại nhiều địa phương gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, đời sống người dân.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), chỉ riêng tại tỉnh Quảng Ninh ước tính có hơn 2.000 khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng, tổng dư nợ 6.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng. Tại TP Hải Phòng có khoảng 300 khách hàng bị ảnh hưởng, tổng dư nợ hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ bị thiệt hại hơn 1.200 tỷ đồng. 

Tính chung các địa phương chịu ảnh hưởng mưa bão, lũ lụt, số lượng khách hàng vay vốn của Agribank lên tới gần 15.000 người, dư nợ trên 30.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ bị thiệt hại dự kiến gần 11.000 tỷ đồng.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, thiệt hại kinh tế do bão Yagi lên đến hơn 2 tỷ USD (gần 50.000 tỷ đồng). Dự kiến khi thống kê đầy đủ khoảng 2,5 tỷ USD, gấp 5 lần so với tổng thiệt hại thiên tai năm 2023 và cao hơn thiệt hại thiên tai ba năm gần nhất cộng lại.

"Cơn bão gây tổn thất lớn nhất cho Việt Nam từ trước tới nay. Bão quá lớn, gây thảm họa rất rộng, vượt quá sức chống chịu của cơ sở hạ tầng", ông Hiệp nói và cho biết thêm: Dự báo thiệt hại kinh tế làm tốc độ tăng trưởng GDP cả năm giảm khoảng 0,15% so với kịch bản tăng trưởng 6,8 - 7%. Tốc độ tăng trưởng của một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai có thể giảm trên 0,5%.

Báo cáo của các tỉnh phía bắc từ Quảng Ninh đến Nghệ An cho thấy, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại khoảng 23.595ha; số lồng bè bị hư hại, cuốn trôi khoảng 4.592 ô lồng. Ước thiệt hại ban đầu về nuôi trồng thủy sản lên tới hơn 2.500 tỷ đồng.

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho hay, thiệt hại về kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh lên đến 24.200 tỷ đồng, khiến nhiều người dân, doanh nghiệp gần như mất trắng tài sản; nhiều khách hàng của các tổ chức tín dụng không còn khả năng trả nợ, nhất là lĩnh vực nông, lâm, thủy sản (bị trôi dạt mất bè nuôi thủy sản, cây trồng bị gãy, đổ hoàn toàn),...

Theo thống kê sơ bộ của Bộ NN-PTNT, đến cuối ngày 18/9, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã làm 22.808 con gia súc và hơn 3 triệu con gia cầm bị chết, trong đó 5 tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Yên Bái, Hà Nội và Thái Nguyên.

Bão số 3 đã tàn phá nặng nề nhiều cơ sở vật chất của người dân, doanh nghiệp, tổ chức tại Quảng Ninh. Ảnh: Giao Thông

Bão số 3 đã tàn phá nặng nề nhiều cơ sở vật chất của người dân, doanh nghiệp, tổ chức tại Quảng Ninh. Ảnh: Giao Thông

Tại Lào Cai, ông Đỗ Quang Huy, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai, cho biết, diện tích lúa, ngô, hoa màu, cây ăn trái, cây trồng dược liệu trên toàn tỉnh bị thiệt hại lên đến 6.160ha. Trong đó có 45.000 cây chuối, 400.000 cây quế, 353ha thuỷ sản, 3.050 tấn cá thương phẩm, trên 123.000 con cá giống bị chết; hơn 43.000 con gia súc, gia cầm bị chết với trên 1.000 chuồng trại.

Trước những thiệt hại to lớn cho ngành nông nghiệp, một lần nữa câu chuyện bảo hiểm nông nghiệp lại được nhắc đến. 

Là người có hơn 10 năm lăn lộn trong lĩnh vực nông nghiệp, anh Nguyễn Văn Đạt (Hải Dương) kể rằng, toàn bộ 2ha hoa màu và 4ha cây ăn trái anh tâm huyết đầu tư tại huyện Chí Linh và Kinh Môn đã bị mất trắng, tổng thiệt hại khoảng 600 triệu đồng. “Chẳng ai có thể ngờ lại có ngày bị bão quét sạch như thế này”, anh Đạt buồn bã.

Hầu hết số vốn đầu tư được anh Đạt vay từ ngân hàng. Khi được hỏi về bảo hiểm nông nghiệp, anh cho hay chưa từng nghĩ đến và cũng chưa từng nghe ai nói.

Trên thực tế, do không thực sự hấp dẫn nên hiện nay, có rất ít doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp. Ông Ngô Trung Dũng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm, cho biết, Chính phủ đã giao cho 4-5 doanh nghiệp bảo hiểm triển khai loại hình bảo hiểm này. 

Trong đó, Bảo hiểm Ngân hàng Agribank (ABIC), Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo hiểm Bảo Minh là những doanh nghiệp từng được chọn thí điểm triển khai. 

Ngay cả ABIC, doanh nghiệp có 95% khách hàng là nông dân, nhưng ước tính mức độ bồi thường của ABIC sau bão số 3 chỉ là 150 tỷ đồng. Con số này phần nào phản ánh mức độ tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông dân.

“Nhà nước thực sự khuyến khích triển khai bảo hiểm nông nghiệp vì liên quan đến cây trồng, vật nuôi, bởi bà con nông dân đầu tư rất nhiều tiền vào đó. Vấn đề ở chỗ người dân chưa quan tâm đến bảo hiểm nông nghiệp, chỉ đến khi xảy ra thiên tai khiến nhiều người rơi vào thảm cảnh phá sản họ mới nghĩ đến bảo hiểm”, ông Dũng nói.

Lý do bảo hiểm nông nghiệp bị "quay lưng"

Theo PGS-TS. Nguyễn Văn Định, nguyên Trưởng khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với người nông dân, một hộ gia đình canh tác 2-3 mẫu lúa đã là nhiều, nhưng với các chủ trang trại họ có thể canh tác hàng chục mẫu. Tương tự, một lồng cá quy mô lớn, chi phí đầu tư lên tới cả chục tỷ đồng, nếu thiệt hại do thiên tai hoặc dịch bệnh, chủ đầu tư sẽ trắng tay.

Nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực bảo hiểm đã nhiều năm, PGS-TS. Nguyễn Văn Định cho hay, Việt Nam từng hai lần thí điểm mô hình bảo hiểm nông nghiệp.

Gần đây nhất là năm 2013, khi Chính phủ ban hành Nghị định 100 về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 21 tỉnh, thành phố. Đối tượng được bảo hiểm là cây lúa, vật nuôi, gia súc, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản,...

Tuy nhiên, kết quả không được như mong đợi. Đến nay, cả doanh nghiệp và người dân vẫn không mặn mà với sản phẩm này.

Ông Định đã chỉ ra 4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là công tác tuyên truyền còn hạn chế; bản thân các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng không mặn mà với bảo hiểm nông nghiệp do phí bảo hiểm thu được rất thấp, trong khi tái bảo hiểm lại khó. 

“Nghiệp vụ tái bảo hiểm của các doanh nghiệp thường được thực hiện ra nước ngoài, trong khi khâu đánh giá quản lý rủi ro lại thiếu chính xác dẫn đến phía nước ngoài không tin tưởng. Hơn nữa, quy mô sản xuất nông nghiệp của chúng ta còn nhỏ lẻ, thiết kế sản phẩm của các doanh nghiệp chưa thực sự hấp dẫn với người làm nông nghiệp”, PGS-TS. Nguyễn Văn Định nói.

Ngoài ra, ông Định cho rằng, rủi ro lớn nhất đối với bảo hiểm nông nghiệp là rủi ro đạo đức nên rất khó triển khai. 

Đồng tình với quan điểm trên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Ngô Trung Dũng thừa nhận, cái khó của doanh nghiệp chính là quản lý rủi ro. Doanh nghiệp không thể đong đếm số lượng tôm, cá dưới đầm nên khách hàng khai bao nhiêu biết bấy nhiêu...

Theo PGS-TS. Nguyễn Văn Định, bảo hiểm nông nghiệp nói riêng và bảo hiểm nói chung đem lại sự yên tâm cho người dân. Vị chuyên gia nhắc lại cuốn giáo trình về bộ môn bảo hiểm của Đại học Saint Mary’s (Canada) từng được ông dịch để phục vụ công việc giảng dạy, trong đó có câu: “Bảo hiểm giống như một cái tay vịn của cầu thang. Nếu đi cầu thang có tay vịn sẽ yên tâm hơn”.

Ông lấy dẫn chứng về mảng bảo hiểm y tế, người dân chỉ đóng phí vài trăm nghìn mỗi năm, nhưng nếu chẳng may ốm đau phải vào bệnh viện điều trị mới thấy được tác dụng của nó, báo VietnamNet thông tin.

Cùng chuyên mục

Ukraine ấn định thời điểm công khai "kế hoạch chiến thắng", kêu gọi phương Tây hành động

Thứ 3, 15/10/2024 12:31
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một bài phát biểu mới đây đã tiết lộ thời điểm ông dự định công khai "kế hoạch chiến thắng" của mình.

Clip: Kinh hoàng xe điện bỗng chốc hóa "bom lửa", người đàn ông nhảy ra ngoài như phim hành động

Thứ 3, 15/10/2024 12:15
Đi đến giữa giao lộ, chiếc xe điện bỗng chốc hóa "bom lửa", người đàn ông nhảy ra ngoài như phim hành động.

Vụ nữ sinh Thanh Hóa bị đánh gãy đốt sống cổ: Hé lộ nguyên nhân bất ngờ

Thứ 3, 15/10/2024 12:05
Liên quan đến vụ nữ sinh Thanh Hóa đánh nhau, khiến một em bị gãy đốt sống cổ, nguyên nhân được xác định do xuất phát từ mâu thuẫn nói xấu nhau.

Diễn biến liên quan việc Triều Tiên cho nổ tuyến đường liên Triều

Thứ 3, 15/10/2024 12:03
Triều Tiên được cho là đã cho nổ tung đoạn đường nối với Hàn Quốc sau khi tuyên bố cắt đứt các tuyến đường bộ và đường sắt biểu tượng của sự hợp tác liên Triều.

Siêu trăng thứ ba của năm 2024 khi nào xuất hiện?

Thứ 3, 15/10/2024 11:45
Siêu trăng thứ ba là trăng tròn đầu tiên của mùa thu năm 2024, được dự báo sẽ xuất hiện vào cuối tuần này.
     
Nổi bật trong ngày

Hôm nay (14/10), có phải ngày đẹp không?

Thứ 2, 14/10/2024 06:15
Hôm nay là ngày (14/10), một ngày Thứ Hai bình thường trong năm. Tuy nhiên, liệu có điều gì đặc biệt ẩn giấu sau ngày này?

Hai đợt không khí lạnh sắp tràn xuống miền Bắc gây mưa và lạnh

Thứ 2, 14/10/2024 07:07
Trong tuần này, miền Bắc sẽ đón 2 đợt không khí lạnh liên tiếp khiến nhiệt độ giảm và xuất hiện mưa dông một vài nơi.

Rủ nhau bơi sông sau khi nhậu, nam thanh niên 19 tuổi bị nước cuốn mất tích

Thứ 2, 14/10/2024 09:14
Nam thanh niên 19 tuổi (ở Đồng Nai) bị cuốn trôi, mất tích sau khi bơi qua sông sau lúc nhậu say. Hai người còn lại bơi được vào bờ.

Giá xăng dầu hôm nay (14/10): Giảm nhanh chóng

Thứ 2, 14/10/2024 09:56
Ngày 14/10. Giá xăng dầu thế giới giảm nhanh chóng ở đầu phiên giao dịch mới của tuần bất chấp lo ngại xung đột gia tăng ở Trung Đông.

Cách giảm phí thường niên cho thẻ tín dụng

Thứ 2, 14/10/2024 11:00
Việc giảm hoặc miễn phí phí thường niên cho thẻ tín dụng là hoàn toàn có thể. Dưới đây là các cách giúp bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.
xe.nguoiduatin.vn