Tiết lộ lý do tuyến metro ở Hà Nội đề xuất thêm 16.000 tỷ đồng, tăng hơn 80% so với 16 năm trước

Thứ 3, 23/01/2024 13:15
Thành phố đề xuất tổng mức đầu tư dự án tuyến metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo gần 35.590 tỷ đồng, tăng hơn 16.030 tỷ (khoảng 82%) so với tổng mức được phê duyệt năm 2008.

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản xin điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo. Đây là tờ trình thứ hai liên quan đến dự án, được UBND thành phố Hà Nội trình Chính phủ trong 6 tháng gần đây.

Theo đó, Thành phố đề xuất tổng mức đầu tư dự án gần 35.590 tỷ đồng, tăng hơn 16.030 tỷ (khoảng 82%) so với tổng mức được phê duyệt năm 2008. Trong đó, vốn vay ODA sau điều chỉnh hơn 29.670 tỷ đồng, vốn đối ứng của Hà Nội hơn 5.910 tỷ đồng.

2 hạng mục bị tăng vốn lớn nhất là chi phí xây dựng (tăng 6.676 tỷ đồng) và chi phí thiết bị (tăng 2.754 tỷ đồng).

Về quy mô xây dựng, tổng chiều dài của tuyến vẫn được giữ nguyên so với phê duyệt trước đó là 11,5km. Tuy nhiên, chiều dài đoạn đi trên cao và đoạn ngầm có sự thay đổi. Cụ thể, đoạn đi trên cao tăng từ 8,5km lên 8,9km và đoạn đi ngầm giảm từ 3km xuống 2,6km.

Nguyên nhân của việc tăng tổng mức đầu tư dự án được thành phố lý giải do các thay đổi quy mô, tỷ giá quy đổi, biến động về giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị, nhân công và tiền lương...

Cụ thể, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án được lập giai đoạn 2007 -2008 khi Việt Nam chưa có đầy đủ định mức, đơn giá áp dụng cho đường sắt đô thị. Việc xác định tổng mức đầu tư của đơn vị tư vấn chỉ dựa trên cơ sở suất đầu tư của các công trình tương tự đã và đang được xây dựng ở châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ... thực hiện từ những năm 2000.

Tiết lộ lý do tuyến metro ở Hà Nội đề xuất thêm 16.000 tỷ đồng, tăng hơn 80% so với 16 năm trước- Ảnh 1.

Phối cảnh Dự án metro số 2 TP. Hà Nội.

Thêm vào đó, dù đã xem xét sự tương thích với điều kiện thi công và mặt bằng giá cả tại TP Hà Nội thời điểm 2008, do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên việc tính toán chưa xem xét đầy đủ yêu cầu an toàn, chưa tính toán đủ việc tổ chức vận hành, khai thác, bảo dưỡng.

Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội đề xuất, hoàn thành dự án đưa vào khai thác, vận hành năm 2029 và 2 năm tiếp theo đào tạo vận hành bảo dưỡng, nâng tổng số thời gian thực hiện công trình này lên 20 năm. 

Ban đầu, dự án dự kiến hoàn thành, đưa vào vận hành, chạy thử và khai thác vào năm 2015. Tuy nhiên do phải thực hiện một loạt điều chỉnh, tiến độ được lùi đến năm 2027. Sau đó, tiếp tục điều chỉnh đến năm 2029.

Tiết lộ lý do tuyến metro ở Hà Nội đề xuất thêm 16.000 tỷ đồng, tăng hơn 80% so với 16 năm trước- Ảnh 2.

Phối cảnh ga C9 gây nhiều tranh cãi - Ảnh: MRB

Với thiết kế ga ngầm C9 cạnh hồ Hoàn Kiếm, văn bản của UBND TP Hà Nội cho biết, công trình nằm bên dưới lòng đường Đinh Tiên Hoàng phía trước Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Tổng công ty Điện lực miền Bắc và trụ sở HĐND - UBND thành phố Hà Nội. Hạng mục chỉ vi chỉnh vị trí thân ga và điều chỉnh kết cấu sao cho bảo đảm an toàn kỹ thuật trong phạm vi hành lang tuyến đã được phê duyệt tại Quyết định số 2297.

Cùng với đó, phương án xây dựng ga C9 bảo đảm không vi phạm vùng bảo vệ II của di tích hồ Hoàn Kiếm, không ảnh hưởng đến an toàn các công trình văn hóa, bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc...

Bên cạnh đó, nhằm tránh lãng phí, số lượng đoàn tàu cũng được UBND TP. Hà Nội đề xuất giảm từ 14 đoàn tàu xuống còn 10 đoàn tàu.

Tuyến metro "thai nghén" 16 năm chưa khởi động

Dự án metro số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được UBND TP Hà Nội phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi vào tháng 11/2008. Dự án có tổng mức đầu tư 19.555 tỷ đồng.

Trong đó, vốn vay ODA là gần 16.500 tỷ đồng; vốn đối ứng do ngân sách TP. Hà Nội bố trí là hơn 3.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ 2009 đến 2015. Đây là tuyến đường sắt đô thị kết nối khu đô thị mới với khu vực đô thị trung tâm thành phố.

Tuyến metro xuất phát tại điểm đầu - Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), đi theo trục đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài và kết thúc tại điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo.

Công trình bao gồm 10 ga, trong đó có 3 ga trên cao và 7 ga ngầm. Vị trí Depot đặt tại xã Xuân Đỉnh (nay là phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm).

Tiết lộ lý do tuyến metro ở Hà Nội đề xuất thêm 16.000 tỷ đồng, tăng hơn 80% so với 16 năm trước- Ảnh 3.

Phối cảnh ga ngầm C9- hồ Hoàn Kiếm của dự án metro Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo - Ảnh: MRB

Tuyến đường sắt số 2 được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông công cộng, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng khu vực trung tâm thủ đô.

Tuy nhiên, theo thông tin trên Kinh tế đô thị đến nay, dự án vẫn đang thực hiện các thủ tục đầu tư, ít có chuyển động trên thực địa. Đến quý IV/2023, các quận đang giải phóng mặt bằng tại depot, ga trên cao và phần ga ngầm, số tiền giải ngân mới đạt khoảng 900 tỷ đồng.

Hạng mục vướng nhiều tranh cãi nhất của dự án là vị trí xây dựng ga ngầm C9 ở khu vực hồ Hoàn Kiếm.

Hồi tháng 5/2023, trong Thông báo kết luận tại Phiên họp lần thứ 5 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương thẩm định Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để trình chính phủ.

Vấn đề giải phóng mặt bằng phức tạp

Chia sẻ với VOV Giao thông bên lề một cuộc hội thảo về đường sắt đô thị hôm 19/1 vừa qua, ông Hoàng Ngọc Tuân, Giám đốc Ban Chuẩn bị đầu tư đã chỉ ra những khó khăn vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng khi thực hiện các dự án đường sắt đô thị.

Cụ thể, theo quy định hiện nay, chúng ta giải phóng mặt bằng theo giá thị trường. Tuy nhiên, theo ông Tuân, ở Việt Nam, giá thị trường biến động hàng ngày, thậm chí hàng giờ, căn cứ theo giá thị trường là hết sức phức tạp, chưa kể giá thị trường còn bị bóp méo bởi một số nhà đầu cơ.

Giá thị trường biến động không ngừng nhất là khi Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra nguồn phải chi trả cho giải phóng mặt bằng rất lớn, vì giá thị trường luôn tăng.

Ông Tuân dẫn chứng tuyến metro số 1 từ khi khởi công đến nay, giá trị đất đai tăng lên 40 lần, con số rất lớn. Như vậy, nếu làm theo cách này, khi mà Nhà nước chi trả giải phóng mặt bằng cho những tuyến khác thì sẽ phải tốn một nguồn lực rất lớn.

Thêm vào đó, ông Tuân chỉ ra một số bất cập hiện nay là khi nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, thì các vùng đất lân cận ở xung quanh các nhà ga tăng gấp nhiều lần, hàng chục lần thậm chí hàng trăm lần. Trong khi giá đất tăng là do Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng lợi lại rơi vào tay một số cá nhân, tổ chức không có công gì trong việc tăng giá đất.

Tiết lộ lý do tuyến metro ở Hà Nội đề xuất thêm 16.000 tỷ đồng, tăng hơn 80% so với 16 năm trước- Ảnh 4.

Tuyến metro số 2 kết nối khu đô thị mới với khu vực đô thị trung tâm thành phố - Ảnh minh hoạ tạo bởi ứng dụng Bing AI

Từ đó, đại diện BQL đường sắt đô thị cho biết đang đề xuất tiến hành thu hồi đất ngay từ khi lập quy hoạch chi tiết, sớm hơn rất nhiều so với hiện nay, trước 5-7 năm. Như vậy Nhà nước sẽ đỡ được tiền đền bù giải phóng mặt bằng và thứ hai và chúng ta có thể tổ chức đấu giá để thu hồi giá trị gia tăng từ đất đai.

Trước đó, trong cuộc trao đổi cuối tháng 10/2023 trên báo Đại đoàn kết, chuyên gia giao thông Vũ Anh Tuấn - giảng viên Trường Đại học Giao thông vận tải lo ngại cứ để metro "delay" năm này sang năm khác, giá nguyên vật liệu, đầu vào, giá đất, chi phí giải phóng mặt bằng tăng cao, vướng mắc càng khó gỡ. Gánh chịu hậu quả cuối cùng là ngân sách nhà nước và nhân dân. 

Ông Tuấn nhấn mạnh cần có cơ chế đặc thù cho metro cùng những dự án tương tự. Cụ thể, Chính phủ, Quốc hội cho phép thành lập các ban điều hành đặc biệt, đủ thẩm quyền giải quyết vướng mắc để dự án đi đúng hướng, đúng tiến độ và đúng pháp luật. Với nhà tài trợ nước ngoài, đàm phán cần xem xét kỹ để có cơ chế tốt hơn, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào nhân lực chuyên gia, công nghệ và thiết bị.

Ở một góc nhìn khác, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, một tuyến metro cần phải thu hút được vài trăm nghìn đến hàng triệu người tham gia sử dụng, vì vậy không nên vội vàng trong việc tạo được nhiều tuyến metro, trong khi không đạt được mục tiêu tạo hiệu quả cho từng tuyến.

Theo ông Sơn, chúng ta cần làm tuyến nào dứt điểm tuyến đó và mang lại hiệu quả trong thực tiễn.


Trang Anh

Cùng chuyên mục

HAGL Agrico bị hủy niêm yết bắt buộc, tỷ Trần Bá Dương trấn an cổ đông: "Dù xuống UPCoM, nếu làm tốt giá vẫn có thể đi lên"

Thứ 7, 27/07/2024 07:43
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra thông báo về việc hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã HNG) hôm 26/7.

Vừa công bố lợi nhuận kỷ lục, Xây dựng Hoà Bình nhận tin dữ: Huỷ niêm yết bắt buộc trên sàn chứng khoán

Thứ 7, 27/07/2024 07:34
Lỗ luỹ kế vượt quá vốn điều lệ vào thời điểm 31/12/2023 khiến cổ phiếu HBC của Xây dựng Hoà Bình bị huỷ niêm yết.

Nissan Patrol 2025 chốt ra mắt: Sẽ lột xác từ ngoài vào trong, đấu Land Cruiser bằng động cơ khủng

Thứ 7, 27/07/2024 07:34
Nissan Patrol hứa hẹn sẽ là dòng SUV Nissan được nhắc tới rất nhiều trong thời gian tới đây khi thương hiệu chủ quản đặt mục tiêu cực cao cho xe.

Indonesia "ngã ngựa" dù ăn gian; Thái Lan ôm hận bởi thế lực vượt trình Đông Nam Á?

Thứ 7, 27/07/2024 07:31
Hôm nay, hai trận Bán kết giải U19 Đông Nam Á 2024 sẽ diễn ra giữa các cặp đấu vô cùng hấp dẫn.

Chuyên gia lo Nga-Trung lợi dụng 'tình hình mong manh' ở Nhà Trắng – Ông Trump: Họ nhìn Mỹ 'như trẻ con'

Thứ 7, 27/07/2024 07:25
Bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden tối 24/7 không nhận được nhiều phản ứng từ các nhà lãnh đạo nước ngoài, nhưng Trung Quốc và Nga đã gây ra một sự cố phòng không như một dự báo về những gì có thể xảy ra trong những tháng tới.
     
Nổi bật trong ngày

Đánh bom ở Moscow: Hé lộ "dấu vết Ukraine" và danh tính nghi phạm – Hình ảnh sĩ quan Nga gây sốt sau vụ nổ

Thứ 6, 26/07/2024 06:45
Các tình tiết mới về vụ đánh bom ở Moscow nhằm vào xe của một sĩ quan Bộ Tổng tham mưu Nga đã được công bố. Đáng lưu ý, khả năng nghi phạm trong vụ này không hành động một mình.

Kia K4 lộ kiểu dáng mới: Thực dụng hơn nhờ cốp to nhưng về Việt Nam dễ kén khách

Thứ 6, 26/07/2024 08:54
Kia có thể sắp mở rộng thị trường của K4 với mục tiêu cạnh tranh Volkswagen Golf, Toyota Corolla hay Peugeot 308.

Từng thông báo ngừng phát hành, tựa game này bất ngờ “quay xe” mở cửa trở lại sau khi bị cộng đồng lên án nặng nề

Thứ 6, 26/07/2024 10:37
Nước đi có “1-0-2” của NPH đang khiến tựa game này thành tâm điểm chú ý.

Cây điều lớn nhất thế giới có diện tích hơn 8.000 mét vuông

Thứ 6, 26/07/2024 11:32
Cây điều Pirangi ở Rio Grande do Norte, Brazil, được coi là cây điều lớn nhất thế giới với chu vi khoảng 500 mét và diện tích bao phủ 8.400 mét vuông. Cây khổng lồ này không chỉ là một biểu tượng tự nhiên mà còn là một điểm thu hút du lịch quan trọng của khu vực.

Rộ tin đồn tuyển Việt Nam thay đổi lớn, sẽ có HLV mới sau thất bại cay đắng

Thứ 6, 26/07/2024 13:44
Bị loại ngay từ vòng bảng giải U19 Đông Nam Á, U19 Việt Nam được cho là sắp có thay đổi ở vị trí "lái trưởng".
xe.nguoiduatin.vn