Phi đội tác chiến điện tử số 68, một bộ phận của Không đoàn tác chiến phổ số 350, mới đây đã làm việc cùng quân đội Đan Mạch và Na Uy để hỗ trợ việc chuyển giao F-16 được mong đợi từ lâu cho Ukraine, Không quân Mỹ cho biết.
Đan Mạch và Na Uy đã cung cấp cho Ukraine lô F-16 đầu tiên. Tuy nhiên, những chiếc tiêm kích của Mỹ này cần một vài điều chỉnh để có thể hoạt động tối hơn khi hoạt động trên chiến trường mới.
Tác chiến điện tử là một điểm nổi bật trong cuộc chiến của Nga - Ukraine, khi cả hai bên thường xuyên sử dụng nó để can thiệp vào các hệ thống vũ khí của đối phương như tên lửa tấn công chính xác tầm xa, bom dẫn đường, tên lửa cùng nhiều thứ khác.
Việc sử dụng rộng rãi các chiến thuật như vậy trong cuộc xung đột đã buộc cả Nga và Ukraine phải tìm ra những cách cải tiến để mở rộng hoạt động tác chiến điện tử và phát triển các biện pháp đối phó với đối thủ.
Nga và Ukraine đều "phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp cận hệ thống điện từ không hạn chế để chiếm quyền điều khiển". Không quân Mỹ nói thêm "cả hai bên liên tục thực hiện các cuộc tác chiến điện tử thông qua các kỹ thuật như như gây nhiễu và giả mạo trong suốt cuộc chiến để đạt được ưu thế về phổ điện từ."
"Cùng với việc chuyển giao F-16 từ Đan Mạch, Na Uy và Hà Lan cho Ukraine, còn có một nguồn lực tác chiến điện tử khác đang tham gia cuộc chiến vì Ukraine", Không đoàn 350 cho biết. Nhưng không nói rõ đó là gì.
"Để F-16 tích hợp hiệu quả tại không quân Ukraine, các hệ thống EW (tác chiến điện tử) con cần được tái lập trình để chống lại sự phát triển mạnh mẽ của Nga trong các cuộc chiến tranh điện tử. Phi đội tác chiến điện tử số 68 tiếp nhận thách thức này vì ưu tiên cấp bách, đại diện cho cả Mỹ và các đồng minh."
Bước đầu, phi đội cần nắm rõ hệ thống của những chiếc F-16 sắp được chuyển giao từ châu Âu vì Mỹ không có sẵn. Đan Mạch và Na Uy đã cung cấp dữ liệu để Mỹ có thể hiểu hệ thống nhằm tái lập trình nó. Sau khi hiểu hệ thống và thử nghiệm tại nước ngoài, phi đội tác chiến 68 xác nhận các yếu tố khác biệt để đáp ứng như cầu của quân đội Ukraine.
"Một chiếc F-16 đã được tái lập trình sẽ không thể chiếm ưu thế trên không một mình, nhưng nó có thể mang lại một khoảng không ưu thế trong chốc lát để đạt được mục tiêu có tầm quan trọng và tác động chiến lược", giám đốc phi đội nói thêm, đồng thời đặt ra kỳ vọng cho khả năng này.
Các nước NATO đã cam kết gửi hàng chục chiếc F-16 cho Ukraine, giúp tăng cường không lực đáng kể cho kho máy bay thời Liên Xô của Kyiv.
Tuy nhiên quan chức Ukraine, các tướng lĩnh hàng đầu của Mỹ và các chuyên gia cảnh báo rằng không nên kỳ vọng F-16 sẽ giúp Ukraine lật ngược ván cờ, nhất là khi nó phải chiến đấu trong môi trường khắc nghiệt cùng hệ thống phòng ngự trên không cực tinh vi của Nga.
Lãnh đạo Ukraine cũng đã thừa nhận rằng sẽ không có đủ tiêm kích để tạo ra tác động đáng chú ý nào. Tuy nhiên, với cấu hình vũ khí phù hợp, những chiếc tiêm kích vẫn có thế hoạt động hiệu quả trong một số nhiệm vụ tấn công hoặc phòng thủ nhất định.
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy mới đây đã xác nhận tiêm kích F-16 thành công bắn hạ tên lửa của Nga trong một trận tấn công ác liệt.
Bình luận tiêu biểu (0)