Có nỗi đau nào của cha mẹ lớn hơn việc nuôi dạy một đứa con bất hiếu? Trên thực tế, việc một đứa trẻ lớn lên có bất hiếu hay không thì có thể được nhìn thấy ngay từ khi còn nhỏ. Mà 3 câu nói dưới đây có thể là dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết con mình sẽ hiếu thảo hoặc bất hiếu trong tương lai.
3 câu nói cửa miệng của trẻ tiềm tàng nguy cơ lớn lên bất hiếu
1/ "Từ bây giờ, con không thèm quan tâm bố/mẹ nữa"
Khi một đứa trẻ thích dùng câu này làm câu cửa miệng, bạn cần biết đứa trẻ không chỉ bày tỏ cảm xúc một cách tùy tiện mà thực sự có ý tưởng như vậy trong lòng. Khi con thường xuyên nói câu này, bạn cần lưu ý dạy lại con nhé.
Khi còn nhỏ, chúng ta thường được phụ huynh đùa rằng, bây giờ bố mẹ nuôi con nên lúc lớn con phải có trách nhiệm nuôi lại bố mẹ nhé. Trẻ vừa mới có vài tuổi đầu, làm sao chúng hiểu được khái niệm "nuôi" và "phụng dưỡng" bố mẹ?
Thế nên trong quá trình nuôi dạy con cái, nếu trẻ không cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ thì chúng không thể bày tỏ sự phẫn nộ bằng cách nói trực tiếp. Mà chúng sẽ chọn cách diễn đạt theo suy nghĩ của mình, đó là không muốn dành quan tâm, sự chú ý cho đối phương nữa. Không phải tự nhiên mà trẻ có thể thốt ra câu nói này, bởi bản tính của mỗi đứa nhỏ là muốn gần gũi, chơi đùa cùng đấng sinh thành. Do đó, khi đứng trước tình huống trẻ thường xuyên không muốn chơi cùng bạn, bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân và cùng con thảo luận khéo léo cách giải quyết.
2/ "Đây là đồ của con. Tại sao con phải đưa nó cho bố/mẹ?”
Lúc này trong mắt đứa trẻ, món đồ này là của chúng, chúng không sẵn sàng chia sẻ món đồ với bố mẹ. Nếu lúc này bạn không giáo dục con kịp thời, thì con sẽ không hiểu được ý nghĩa của việc phải quan tâm, nhường nhịn và chia sẻ với người khác.
Một đứa trẻ từ nhỏ đã bộc lộ bản tính ích kỷ thì lớn lên xu hướng trở thành người bất hiếu rất cao. Trong mắt chúng, đồ của cha mẹ là của mình, đồ của mình vẫn là của mình. Biểu hiện rõ rệt nhất là khi còn nhỏ, đứa trẻ rất không muốn chia sẻ đồ đạc của mình với bất kỳ ai, dù đó là với bố mẹ, ông bà hay bất kỳ người thân nào khác.
3/ "Bố/mẹ phải ủng hộ và đồng ý với con"
Có những đứa trẻ từ khi còn nhỏ đã bộc lộ nét tính cách độc đoán và ích kỷ. Chúng không quan tâm đến cảm xúc của bố mẹ, càng không hiểu được nỗi lòng của người lớn. Sự ích kỷ của con nếu không được dập tắt từ khi còn nhỏ thì khi lớn lên, bản tính này của chúng sẽ càng mạnh mẽ, chi phối cả cách hành xử và tương laicủa con.
Khi còn nhỏ, chúng có thể ích kỷ trong việc tranh đua đồ ăn vặt và đồ chơi của mình. Nhưng khi lớn lên, thứ con muốn giành về có thể là tiền bạc và đất đai, không chỉ của con mà là của cả bố mẹ.
Làm sao để nuôi dạy một đứa trẻ hiếu thảo?
Như mọi phẩm chất tốt đẹp khác, lòng hiếu thảo cần được rèn luyện và giáo dục cho con ngay từ khi còn nhỏ. Nếu cha mẹ không chú tâm thực hiện điều này, thật khó để mong có đứa con hiếu thảo khi bạn đã về già.
Khuyến khích trẻ sống biết quan tâm đến người khác
Trước tiên, bạn cần dạy trẻ biết quan tâm đến tất cả mọi người, không chỉ các thành viên trong gia đình mà còn biết quan tâm đến bạn bè, thầy cô, biết giúp đỡ mọi người trong lúc khó khăn bằng những gì có thể.
Ngày nay, một số cha mẹ thích dạy con chỉ biết thu vén cho riêng mình, bởi cho rằng như thế mới sống tự lập được khi ra thế giới bên ngoài. Nhưng bạn không biết rằng cách này có thể sản sinh ra những đứa trẻ ích kỷ, chỉ biết tính toán lợi ích cho bản thân, ngay cả trong mối quan hệ với người thân.
Bố mẹ cần làm gương cho con
Nếu bạn nhìn thấy một cụ già bị ngã, hãy nhanh chóng chạy đến giúp đỡ họ. Thấy một đứa nhỏ lang thang trong đêm muộn, đừng ngần ngại hỏi nó xem tại sao còn ở ngoài đường giờ này. Làm việc tốt không mong cầu được đền đáp, nhưng chắc chắn bạn vẫn luôn được nhận lại lời khen, câu cảm ơn ngay lập tức.
Dạy con hiếu thảo không chỉ là biết cách đối xử chân thành với bố mẹ mà còn cả với người xung quanh. Chỉ khi con học được cách giúp đỡ người khác và nhận về yêu thương thì con mới có thể trở thành người hiếu thảo từ sâu trong đáy lòng.
Con cái luôn học theo bố mẹ. Do đó, nếu đứa trẻ nhìn vào tấm gương thấy cha mẹ tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, tôn trọng đấng sinh thành thì con có thể học hỏi và muốn trở thành người như thế.
Theo Sohu
Nguyệt