Trẻ em châu Phi là những trẻ em khỏe mạnh nhất thế giới, nhỉnh hơn một chút so với trẻ em châu Âu và vượt trội hơn hẳn so với trẻ em châu Mỹ. Kết quả này có được từ phân tích tổng hợp dữ liệu từ 33 quốc gia nhằm xem xét tỷ lệ trẻ em từ 3 đến 5 tuổi được tập thể dục, ngủ đủ giấc và có thời gian tránh xa màn hình máy tính, tivi hoặc điện thoại thông minh.
Trong khi các nước được khảo sát ở châu Âu, bao gồm cả Vương quốc Anh, ghi nhận rằng chỉ hơn một nửa số trẻ em tập thể dục đủ mức. Dữ liệu cụ thể của riêng Anh cho thấy chỉ có một phần mười trẻ em thực sự đạt được mức hoạt động thể chất được khuyến nghị.
Thanh thiếu niên từ Châu Phi có kết quả chung tốt nhất với khoảng 1/4 thanh thiếu niên (23,9%) thực hiện đúng khuyến nghị về tập thể dục, tránh xa màn hình điện tử và ngủ.
Châu Âu đứng thứ hai với 23,5%trẻ em đạt chuẩn này.
Châu Mỹ, bao gồm các quốc gia Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, các quốc gia ở Nam Mỹ có chưa đến một trong 10 người (7,7%) đạt được mức độ sức khỏe này.
Trẻ em ở khu vực này phần lớn ít vận động, trong khi khoảng thời gian mà các em ngồi yên (được coi là thước đo thời gian sử dụng màn hình điện tử). Nơi đây cũng chỉ có 17% trẻ dành đủ thời gian nghỉ giải lao, tỷ lệ thấp nhất trong các khu vực được phân tích.
Ở Đông Nam Á, các chỉ số này khá thấp. Chẳng hạn như Thái Lan và Indonesia 9,1% tiếp theo là trẻ em ở các quốc gia Tây Thái Bình Dương, Úc và New Zealand 12,4%.
Phân tích được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics do một nhóm chuyên gia đa quốc gia đứng đầu là các chuyên gia đến từ Đại học Wollongong ở Úc thực hiện.
Họ phân tích dựa trên dữ liệu được thu thập từ hơn 7.000 trẻ em từ 33 quốc gia trong độ tuổi từ ba đến gần năm tuổi, được thực hiện từ năm 2008 đến năm 2022.
Mức độ tập thể dục của trẻ em được đo bằng thiết bị theo dõi hoạt động, thời gian sử dụng màn hình và ngủ được ghi nhận thông qua báo cáo của phụ huynh.
Sau đó, các chuyên gia xem xét có bao nhiêu trẻ đáp ứng được các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về sức khỏe trẻ em theo từng khu vực trên toàn cầu.
Đối với việc tập thể dục, chỉ số chuẩn là hoạt động thể chất từ trung bình đến mạnh ít nhất 3 giờ mỗi ngày.
Đối với thời gian sử dụng màn hình, ngưỡng khuyến nghị của WHO chỉ là 1 giờ mỗi ngày và trẻ nhỏ cũng cần ngủ từ 10 đến 13 giờ.
Theo các tác giả: "Thời thơ ấu được coi là thời điểm quan trọng để hình thành các kiểu hành vi vận động lành mạnh, có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc suốt đời. Phát hiện của chúng tôi về tỷ lệ trẻ em đáp ứng các hướng dẫn chung của WHO ở nhiều quốc gia và khu vực thấp có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe dân số trong tương lai. Chúng ta cần có hành động để giải quyết vấn đề này. Tập thể dục đủ mức đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, và về lâu dài, giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe như béo phì".
Về việc sử dụng màn hình, các tác giả lưu ý rằng trẻ em châu Mỹ có thời gian sử dụng màn hình nhiều nhất và đưa ra giả thuyết rằng lí do là mức độ sở hữu thiết bị kỹ thuật số ở khu vực này cao hơn. Họ nói thêm rằng các đánh giá gần đây về quan điểm của phụ huynh về thời gian sử dụng màn hình của trẻ em cho thấy nhiều người coi thiết bị là thứ cần thiết trong thời đại công nghệ này và họ thường sử dụng những thiết bị đó như một cách để giải trí hoặc như một phần thưởng cho trẻ em.
Các tác giả lưu ý rằng điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục cha mẹ về cách sử dụng màn hình lành mạnh và thiết lập ranh giới cho việc sử dụng công nghệ của trẻ em. Trẻ em dành quá nhiều thời gian sử dụng màn hình có liên quan đến nhiều vấn đề về sức khỏe và hành vi, từ thị lực kém đến khả năng kiểm soát cảm xúc .
Dailymail
Lưu Ly