Trở về ngôi nhà cổ còn lưu dấu những kỷ niệm về Bác Hồ

Thứ 2, 02/09/2024 12:38
Đã gần 80 năm trôi qua, những kỉ vật trong ngôi nhà vẫn còn vẹn nguyên, là nơi để mỗi người dân Việt trở về thăm và cảm nhận không khí sục sôi trước ngày Độc lập.

Những ngày cuối tháng 8, ông Công Ngọc Dũng (62 tuổi) ở nhà số 6, ngõ 319 phố An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội dậy từ sớm lau dọn bàn ghế, nhà cửa. Ngôi nhà số 6 này đã gắn với sự kiện Bác Hồ nghỉ lại trước khi về nội thành Hà Nội chuẩn bị cho ngày cuộc mít tinh tại quảng trước Ba Đình ngày 2/9/1945. Đã gần 80 năm trôi qua, những kỉ vật trong ngôi nhà vẫn còn vẹn nguyên, là nơi để mỗi người dân Việt trở về thăm lại và cảm nhận không khí sục sôi trước ngày Độc lập.

Ngôi nhà từng 2 lần đón Bác Hồ.

Ngôi nhà từng 2 lần đón Bác Hồ.

Ngồi trò chuyện cùng PV Đời sống & Pháp luật, ông Dũng bắt đầu bồi hồi những câu chuyện đã từ rất xưa, nhưng là những mà ông suốt đời không bao giờ quên.

"Tôi sinh sau không được chứng kiến thời kỳ Bác Hồ tới đây và chỉ nghe kể lại qua ký ức sâu thẳm của bà nội và bố mình. Những dấu ấn về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến và ở được bà và bố kể bằng cả tấm lòng, sự tự hào và cũng từ đó những câu chuyện thấm đẫm vào ký ức của tôi”, ông Dũng chia sẻ.

Ông Công Ngọc Dũng dậy từ sớm lau dọn bàn ghế, nhà cửa.

Ông Công Ngọc Dũng dậy từ sớm lau dọn bàn ghế, nhà cửa.

Vào năm 1931, ngôi nhà truyền thống của gia đình ông Dũng được xây dựng trên mảnh đất Phú Gia lịch sử và được lấy tên “Thanh phong minh nguyệt” tức gió mát trăng thanh. Từ năm 1941 khi phong trào Mặt trận Việt Minh phát triển, bà Nguyễn Thị An – 1 người phụ nữ đảm đang tháo vát, thông minh đã nhanh chóng tham gia. Bà cùng con trai là Công Ngọc Kha (bố ông Công) đã tham gia tích cực vào phong trào, làm liên lạc, đưa mật thư cũng như bí mật giúp đỡ các cán bộ cách mạng. Chính vì vậy, ông Công Ngọc Kha là 1 trong 5 Đảng viên đầu tiên của Phú Thượng thời đó.

Sau nhiều năm, những ký ức về Bác Hồ qua lời kể của bà và bố vẫn nguyên vẹn trong tâm trí ông Dũng.

Sau nhiều năm, những ký ức về Bác Hồ qua lời kể của bà và bố vẫn nguyên vẹn trong tâm trí ông Dũng.

Và cũng bắt đầu từ đó, ngôi nhà của bà An cùng con trai đang ở đã nhanh chóng trở thành địa chỉ hoạt động cách mạng bí mật, an toàn và cũng là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhiều cán bộ cách mạng. Ngày 19/8/1945, nhân dân Hà Nội nổi dậy Tổng khởi nghĩa dành lại chính quyền, không khí sôi nổi, quyết tâm lan tỏa cả thành phố.

Vào chiều thu 23/8/1945, theo thông báo của chính quyền địa phương, sẽ đoàn cán bộ từ chiến khu Việt Bắc sau khi rời bến đò sẽ đến ở tại nhà của bà Nguyễn Thị An.

“Trước đó từ năm 1942, nhà tôi vẫn có các đoàn cán bộ cách mạng đến, nhưng khi được nghe có đoàn cán bộ từ chiến khu Việt Bắc về là mọi người tò mò, háo hức lắm. Trong đoàn cán bộ ngày đó đặc biệt có một ông cụ đã có tuổi, mặc bộ quần áo chàm, chòm râu dài, người mắt sáng, vầng trán cao nhưng ông rất gầy và yếu hình như mới qua một trận ốm", ông Dũng hồi ức lại.

Ông Dũng luôn nâng niu, trân trọng từng kỷ vật trong ngôi nhà.

Ông Dũng luôn nâng niu, trân trọng từng kỷ vật trong ngôi nhà.

Sau đó, bà An và gia đình đã kính trọng mời cụ và cả đoàn cán bộ nghỉ ngơi tại phòng khách của gia đình. Đêm hôm đó, ông Kha tỉnh dậy vẫn thấy cụ già đang cần mẫn làm việc trên chiếc trường kỉ.  "Đến sáng sớm ngày hôm sau, người nhà tôi thấy ông ra bờ ao tập thể dục xong lại bắt tay vào công việc. Vị cán bộ từ chiến khu trở về ấy bận suốt ngày, không mấy lúc nghỉ tay", ông Dũng kể lại.

Sáng 25/8/1945, đoàn cán bộ nói lời tạm biệt gia đình để tiếp tục đi làm nhiệm vụ. Có đông đủ các thành viên trong gia đình, cụ ông trầm ấm nói:  "Tôi về đây với gia đình, được gia đình hết lòng giúp đỡ. Bây giờ tôi phải đi công tác. Tôi cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình. Tôi chúc gia đình mạnh khoẻ và có dịp nào đó tôi sẽ về thăm lại”.

"Tới sáng ngày 2/9/1945, gia đình tôi có được vinh dự rất lớn là được về Hà Nội tham dự cuộc mít tinh lớn tại quảng trường Ba Đình. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Bác Hồ kính yêu chính thức ra mắt quốc dân đồng bào với bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử. Lúc đó gia đình tôi mới vỡ lẽ cụ ông gầy gò với đôi mắt sáng đó chính là Bác Hồ vĩ đại của đất nước chúng ta", ông Dũng xúc động.

Thời gian trôi qua mau, bất ngờ ngày 24/11/1946, gia đình bà An nhận được tin báo có Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ đến thăm. Cả nhà nghe tin vui mừng khôn xiết, hồi hộp từng giây đón Người trở về thăm. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa đến sân căn nhà cũ mọi người đều đã ra đón. Càng bất ngờ hơn, khi Bác Hồ nhìn mọi người 1 lúc rồi nhẹ nhàng hỏi bố chồng của bà An là cụ ông Công Văn Trường: “Còn ông cụ nữa, cụ đâu rồi, tôi rất mong muốn được gặp cụ để trò chuyện”.

Ông Dũng nhớ lại từng kỷ niệm gắn với từng góc trong căn nhà.

Ông Dũng nhớ lại từng kỷ niệm gắn với từng góc trong căn nhà.

Ông Dũng nhớ lại lời bà kể, trong buổi nói chuyện, Bác Hồ hỏi "Bây giờ giặc Pháp chuẩn bị đánh ta một lần nữa, các cụ có sợ không? Cụ Trường trả lời "Thưa cụ, giặc Pháp có nhiều xe tăng, máy bay, không biết ta có đánh được nó không?"  Cụ Trường vừa dứt lời, Bác Hồ nói ngay và quả quyết: "Pháp mạnh thật nhưng chúng ta có lòng dân. Nhân dân ta đoàn kết một lòng nhất định chúng ta sẽ đánh thắng". Cụ Trường: "Vâng, nhân dân ta nghe theo ý cụ, sẽ chiến thắng được giặc Pháp".

Từ đó đến nay, ngôi nhà của gia đình ông Dũng được coi như "bảo tàng ký ức" lưu giữ những kỷ niệm in dấu chân Người. Trải qua gần 80 năm, ngôi nhà vẫn được bảo tồn vẹn nguyên trong khuôn viên rộng 187,6m2 với 14 di vật, hiện vật cùng nhiều tài liệu, hình ảnh liên quan sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu lại tại đây.

Chiếc sập gỗ nơi Bác Hồ từng nằm nghỉ ngơi.

Chiếc sập gỗ nơi Bác Hồ từng nằm nghỉ ngơi.

Đó là bộ tràng kỷ nơi Bác Hồ từng ngồi làm việc; chiếc sập gỗ Bác đã nằm nghỉ ngơi; chiếc máy chữ, vali mây được Người mang về từ Chiến khu Việt Bắc; và cả bể nước, chiếc gương, chậu rửa mặt bằng đồng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng… Hai buồng nhỏ ở hai đầu nhà là nơi trưng bày nhiều bức ảnh của các cán bộ cách mạng đã ở ngôi nhà này để hoạt động cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp; cùng ảnh của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới thăm gia đình. 

Ngôi nhà được công nhận là "Nhà lưu niệm Bác Hồ" và chính thức mở cửa đón khách tham quan từ năm 1996. Gần 80 năm đã trôi qua, ngôi nhà mái ngói nhuốm màu thời gian này bao năm qua vẫn luôn ngát hương hoa thơm và là ký ức đẹp cho mỗi người dân Việt tìm về nơi đây.

Bình luận tiêu biểu (0)

Sắp xếp theo lượt thích | Sắp xếp theo ngày
Chưa có bình luận. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này.
Cùng chuyên mục

Tông trúng đuôi ô tô, nam sinh để lại lời nhắn và hành động khiến chủ xe bất ngờ

Thứ 4, 22/01/2025 11:38
Thay vì bỏ chạy sau khi va vào ô tô, nam sinh đã chọn cách đền lỗi bằng mảnh giấy xin lỗi và tờ 200.000 đồng. Hành động này nhận được nhiều lời khen ngợi.

Xe buýt đưa khách miễn phí từ sân bay Tân Sơn Nhất dịp Tết

Thứ 4, 22/01/2025 11:33
Hai xe buýt trung chuyển khách miễn phí từ trong sân bay ra bãi đậu xe trên đường Hồng Hà để giải tỏa hành khách trong cao điểm Tết 2025.

Phát hiện 3 thanh niên làm điều "mờ ám" trong quán karaoke

Thứ 4, 22/01/2025 11:30
Công an huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng) phát hiện nhóm 3 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy trong quán karaoke trên địa bàn.

Đón Tết Ất Tỵ tại Wyndham Grand Phu Quoc: Tận hưởng “Tết mới thảnh thơi – Sum vầy hạnh phúc”

Thứ 4, 22/01/2025 11:12
Nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025, Wyndham Grand Phu Quoc mang đến cho Quý khách hàng chương trình “Tết thảnh thơi” với trải nghiệm “Tết mới thảnh thơi – Sum vầy hạnh phúc” phù hợp với các gia đình.

Justin Bieber nói gì về việc bất ngờ bỏ theo dõi vợ trên Instagram?

Thứ 4, 22/01/2025 11:06
Nam ca sĩ Justin Bieber mới đây đã theo dõi lại tài khoản của vợ trên Instagram, đồng thời lên tiếng về sự việc gây xôn xao cộng đồng mạng.
    Xem thêm
Nổi bật trong ngày

Kỳ thi vào lớp 10 THPT 2025: Khi nào Hà Nội công bố môn thứ 3?

Thứ 3, 21/01/2025 06:55
Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Nội chưa công bố môn thi thứ ba của kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2025-2026.

Clip: Thót tim khoảnh khắc xe chở dầu ăn bốc cháy, lửa trút như thác dữ

Thứ 3, 21/01/2025 08:15
Một chiếc xe tải chở dầu ăn bốc cháy trên cầu ở Chiết Giang, Trung Quốc, khiến ngọn lửa chảy xuống giống như một thác lửa. May mắn là không có thương vong.

Đổi tiền mới với chiết khấu cao có vi phạm pháp luật?

Thứ 3, 21/01/2025 09:45
Cận Tết, nhu cầu đổi tiền mới lì xì tăng cao. Nhiều tài khoản mạng xã hội quảng cáo dịch vụ đổi tiền đủ mệnh giá, tuy nhiên, hành vi này vi phạm pháp luật.

Bộ Công Thương đề xuất "siết" quản lý người nổi tiếng livestream bán hàng

Thứ 3, 21/01/2025 10:54
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý dự thảo đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử, đề xuất tăng trách nhiệm với các sàn thương mại điện tử.

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá 1.200 tỷ đồng

Thứ 3, 21/01/2025 12:50
Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) vừa triệt phá thành công đường dây cá độ bóng đá 1.200 tỷ, khởi tố 16 bị can về tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc.
xe.nguoiduatin.vn