Trúc Anh 'Mắt biếc' tăng 8kg, đi lại khó khăn vì thoái hóa khớp: Cảnh báo căn bệnh ngày càng trẻ hóa

Thứ 3, 20/09/2022 14:42
Thông tin Trúc Anh gặp nhiều vấn đề sức khỏe, tăng 8kg và đi lại khó khăn do bệnh thoái hóa khớp ở độ tuổi khá trẻ khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.

Diễn viên Trúc Anh - nữ chính phim "Mắt biếc" xuất hiện trong một sự kiện chiều 19/9 ở TP HCM với gương mặt bầu bĩnh, vóc dáng đầy đặn hơn trước. Diễn viên cho biết hiện nặng 61 kg và đang dùng nhiều phương pháp khoa học để giảm.

Thời gian qua cô tăng cân nhanh chóng do ăn uống ngon miệng. Ngoài ra, cô bị thoái hóa khớp chân nên ít vận động. Việc quá cân khiến thể lực cô giảm nhiều.

Trúc Anh nói: "Hơn một năm nay, chuyện cân nặng trở thành áp lực của tôi. Tôi rất tự ti mỗi lần ra ngoài hoặc đi sự kiện. Hiện tại, tôi đặt mục tiêu trong vòng ba tháng phải lấy lại được chỉ số 53 kg".

Trúc Anh trước (phải) và sau khi tăng 8 kg. Ảnh: VnExpress

Ngay sau khi thông tin Trúc Anh bị thoái hóa khớp dù ở độ tuổi khá trẻ khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Vậy về mặt y học, bệnh lý này có những đặc điểm nào đặc biệt về nguyên nhân, biểu hiện, độ tuổi...?

Thoái hóa khớp là gì?

Theo PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Thoái hóa khớp là quá trình xảy ra từ từ, lâu dần làm mất đi khả năng chịu lực của bề mặt sụn khớp. Các triệu chứng có thể không xuất hiện rõ ràng cho đến nhiều năm sau đó khiến việc kiểm soát và điều trị chậm trễ, làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.

Phó giáo sư Hồng Hoa nhận định, ước tính có đến 90% người từ 40 tuổi đã có vấn đề về khớp háng, đốt sống thắt lưng hoặc khớp gối bắt đầu bị bào mòn. "Trước đây các bệnh lý thoái hóa khớp hay gặp ở người lớn tuổi, nhưng gần đây rất nhiều người trẻ gặp phải các vấn đề xương khớp", phó giáo sư Hồng Hoa cho biết.

Cụ thể, nhiều người chỉ mới 22 - 27 tuổi đến khám và kêu ca về tình trạng đau nhức xương khớp, những cơn đau biểu hiện đặc trưng cho tình trạng thoái hóa khớp sớm.

"Điều đáng nói là hầu hết người trẻ khi gặp những cơn đau tương tự thường chủ quan, không thăm khám mà chọn giảm đau bằng thuốc tự kê đơn. Khi cơ thể chịu ảnh hưởng nặng nề mới đi thăm khám", phó giáo sư nói trên VnExpress.

Nguyên nhân thoái hóa khớp ở người trẻ

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS.BS Nguyễn Đình Phú, phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra nguyên nhân gây nên hiện tượng này ở người trẻ, nhưng theo bác sĩ Phú, nguyên nhân có thể do lạm dụng rượu bia, thuốc lá, tự ý sử dụng thuốc tây khi bị bệnh không có chỉ định của bác sĩ (đặc biệt thuốc có dexamethason), do thực phẩm không đảm bảo, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, do bệnh nội khoa kèm theo...

“Ban đầu sẽ có hiện tượng đau nhức, mỏi vùng khớp. Sau đó cơn đau có thể tự hết. Khi xuất hiện đau trở lại, bệnh nhân cảm thấy đau liên tục, mức độ tăng dần và không có thời gian tự phục hồi. Vùng khớp nóng và sưng lên. Đến giai đoạn muộn, khớp hư nặng, sụn bị mòn, mọc gai xương, độ nhờn trong khớp hao hụt, người bệnh đi lại khó khăn. Nếu đi lại sẽ nghe lạo xạo. Nếu không được điều trị, giai đoạn nặng hơn là bị biến dạng khớp, đi lại khó khăn”, bác sĩ Phú chỉ ra triệu chứng của thoái hóa khớp.

Dấu hiệu cảnh báo thoái hóa khớp

- Đau khớp: Tại vị trí khớp bị thoái hóa thường xuất hiện cơn đau âm ỉ, mức độ đau tăng dần, đau nhiều hơn khi vận động, sinh hoạt.

- Cứng khớp: Tình trạng cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Khi thoái hóa khớp nặng thì tình trạng cứng khớp xuất hiện thường xuyên hơn.

- Có tiếng lạo xạo khi cử động: Khi bị thoái hóa, phần sụn, đệm giữa 2 đầu xương bị hao mòn, dịch nhầy bôi trơn giảm nên bạn sẽ cảm thấy lạo xạo trong khớp khi di chuyển.

- Khó khăn khi vận động: Bệnh thoái hóa khớp sẽ làm bạn đau nhức khớp xương, khó khăn trong vận động, sinh hoạt.

- Khớp sưng, biến dạng, teo khớp: Thoái hóa khớp khi không được điều trị sớm sẽ khiến khớp xương bị biến dạng, teo khớp.

Theo các chuyên gia, thông thường ít người phát hiện sớm thoái hóa khớp do tâm lý chủ quan với sức khỏe, không đi khám khi có dấu hiệu đau ở khớp. Những triệu chứng này theo thời gian sẽ nặng dần lên khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động, sinh hoạt. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, người bệnh có nguy cơ tàn phế cao.

Chính vì thế, khi thấy cơ thể xuất hiện các bất thường ở xương khớp, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng bệnh.

Nhóm người có nguy cơ mắc thoái hóa khớp

Ghi nhận trên VnExpress, TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho biết tình trạng thoái hóa khớp thứ phát dễ gặp ở người trẻ, người tập thể dục thể thao quá mức hoặc tập thể thao không đúng cách.

"Nhiều bạn trẻ làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, không thể dục thể thao. Đến ngày chủ nhật lại đi tập 7, 8 tiếng liền để bù đắp. Điều này là tuyệt đối không nên vì rất dễ gặp vấn đề thoái hóa khớp" - tiến sĩ Nam Anh ví dụ.

Những người này rơi vào nhóm làm việc trong môi trường văn phòng, ít vận động thể dục, thể thao. Cụ thể khi bạn trẻ làm việc trong môi trường văn phòng quá dài, hít thở không đảm bảo lượng oxy cần thiết cho cơ thể, quá trình tưới máu không đều khiến cho dinh dưỡng đến các khớp bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, ngồi văn phòng lâu làm chuyển hóa cơ thể bị rối loạn. Nhiều bạn mải mê với công việc, đặc biệt là làm việc với máy tính, tập trung tư tưởng và công việc ngồi bất động một tư thế cũng tác động đến khớp dẫn đến đau cột sống cổ, đau vai gáy, đau cột sống thắt lưng.

Hướng dẫn phòng ngừa thoái hóa khớp háng ở người trẻ 

Ở người trẻ, hệ thống xương khớp khỏe mạnh và có khả năng tái tạo tốt hơn rất nhiều so với người cao tuổi. Vì thế, nếu áp dụng đúng cách, người trẻ vẫn có thể phòng ngừa các bệnh thoái hóa khớp háng và nhiều bệnh về xương khớp khác. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể:

 

- Loại bỏ thói quen hút thuốc, lạm dụng uống rượu bia hay dùng chất kích thích,…

- Nên áp dụng chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng lành mạnh, nên bổ sung nhiều vitamin D, omega 3, canxi, protein,…

- Thường xuyên vận động, tập luyện thể thao, nhưng cần hạn chế những bài tập cường độ cao.

- Đối với nhân viên văn phòng và một số công việc đặc thù khác, nên chú ý ngồi và đứng đúng tư thế. Nên cố gắng đi lại sau mỗi một giờ làm việc.

- Nên duy trì trọng lượng vừa phải. Nếu đang trong tình trạng béo phì cần có kế hoạch giảm cân để bảo vệ sức khỏe.

- Thăm khám định kỳ và nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường thì cần đi khám sớm để được điều trị bệnh kịp thời.

- Nếu dùng thuốc điều trị nên tuân thủ theo đúng liều lượng của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc và lạm dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

PN (Nguoiduatin.vn)

Cùng chuyên mục

Giải phóng cơn đau kéo dài 20 năm cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Thứ 6, 01/12/2023 09:01
Người bệnh nữ, 63 tuổi, ở Nghi Phú, TP. Vinh có các triệu chứng của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cách đây hơn 20 năm. Qua nhiều năm, người bệnh đã đi thăm khám và điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện.

Ông Trump nêu lý do từ chối lời mời tới Ukraine của ông Zelensky

Thứ 3, 07/11/2023 13:14
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/11 đã có phản hồi chính thức về lời mời thăm Kiev của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. 

Nam thanh niên có biểu hiện không bình thường dùng kéo đâm chết cậu họ

Thứ 3, 07/11/2023 12:31
Xảy ra cự cãi, Hữu đã dùng kéo đâm nhiều nhát vào người cậu họ.

"Công chúa Nhật" xinh như búp bê, được mệnh danh là "thánh body" nhờ đâu?

Thứ 3, 07/11/2023 10:58
Sana TWICE nhận được nhiều lời khen ngợi của dân mạng trong loạt ảnh tham gia sự kiện mới.

Con chip này sẽ giúp điện thoại Android cho iPhone 15 Pro "hít khói"?

Thứ 3, 07/11/2023 09:55
MediaTek đã chính thức ra mắt chip hàng đầu mới nhất của họ mang tên Dimensity 9300 với mục đích không chỉ đối đầu với Snapdragon 8 Gen 3 mà còn cả A17 Pro trên iPhone 15 Pro.
     
xe.nguoiduatin.vn