Trung Quốc "nhảy vọt": Chế tạo đồng hồ chạy trong 7,2 tỷ năm không lệch 1 giây, thế giới chỉ 2 nước có

Thứ 6, 02/02/2024 10:47
Nước thứ hai sở hữu công trình này là nước nào?

Trung Quốc "nhảy vọt" trong chế tạo đồng hồ nguyên tử

Sử dụng nguyên tử strontium cực lạnh và chùm tia laser siêu ổn định, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã chế tạo được một chiếc đồng hồ quang học nguyên tử với độ chính xác đáng kinh ngạc: Chỉ sai số 1 giây sau mỗi 7,2 tỷ năm. 

Do đó, nó có khả năng mô tả thời gian chính xác trong suốt cuộc đời của chúng ta. Điều này đưa con người đến gần hơn với việc định nghĩa lại đơn vị "giây" như một đơn vị thời gian cơ bản, SCMP thông tin cuối tháng 1/2024.

Trung Quốc "nhảy vọt": Chế tạo đồng hồ chạy trong 7,2 tỷ năm không lệch 1 giây, thế giới chỉ 2 nước có- Ảnh 1.

Ảnh: Science Photo Library

Thành tựu đáng ngạc nhiên này khiến Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) đạt được độ chính xác như vậy. 

Nghiên cứu mang tính đột phá này do nhà vật lý Pan Jianwei (thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc) dẫn đầu và đã được công bố trên tạp chí Metrologia.

Nhóm nghiên cứu cho biết công trình của họ mở ra những cơ hội mới để kiểm tra các lý thuyết vật lý cơ bản, phát hiện sóng hấp dẫn và tìm kiếm vật chất tối, và quan trọng hơn cả là có thể lập mạng đồng hồ quang học toàn cầu.

Hiện, Mỹ vẫn nắm giữ kỷ lục về chiếc đồng hồ nguyên tử chính xác nhất thế giới. Chiếc này được đặt tại Đại học Colorado ở Boulder, bang Colorado, Mỹ.

Thông thường, các nguyên tử caesium và xung vi sóng được sử dụng trong đồng hồ nguyên tử [giống như chiếc đồng hồ nguyên tử nổi tiếng tại Đại học Colorado ở Boulder] để đảm bảo khả năng tính giờ chính xác. Nhưng đồng hồ quang học của Trung Quốc lại sử dụng ánh sáng laser thay vì xung vi sóng, điều này có thể mang lại hiệu suất tăng gấp đôi cho nó.

Trung Quốc "nhảy vọt": Chế tạo đồng hồ chạy trong 7,2 tỷ năm không lệch 1 giây, thế giới chỉ 2 nước có- Ảnh 2.

Hiệp hội Vật lý Mỹ cho biết, đồng hồ quang học nguyên tử được coi là chính xác hơn trong việc đo thời gian vì chúng sử dụng ánh sáng laser ở tần số khoảng 500 THz, được điều chỉnh để khớp chính xác với các chuyển đổi lượng tử từ các nguyên tử (như strontium, ytterbium và thủy ngân, cùng nhiều loại khác).

Những thiết bị này có thể nâng cao đáng kể độ chính xác của hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu và giúp xây dựng mạng lưới liên lạc có độ an toàn cao dựa trên phân phối khóa lượng tử.

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ xung vi sóng và quang học 

Cho đến nay, "giây" được xác định trên cơ sở đồng hồ xung vi sóng - cũng là một loại đồng hồ nguyên tử. Nhưng độ chính xác của nó bị hạn chế bởi tiêu chuẩn tần số vi sóng. Các nhà khoa học nhận thấy đồng hồ quang học nguyên tử tốt hơn và chính xác hơn đồng hồ nguyên tử.

Một giây, có vẻ giống như một cái tích tắc nhỏ trên đồng hồ, vẫn đang được giới khoa học xác định dựa trên đồng hồ xung vi sóng.

Quá trình đo "giây" bằng đồng hồ xung vi sóng được xác định như sau: Đồng hồ xung vi sóng sẽ giải phóng các nguyên tử Caesium hướng lên trên, rồi chúng rơi ngược về phía Trái đất do trọng lực, giống như nước trong đài phun nước. Sau đó, các nguyên tử được kích thích bằng các xung vi sóng, khiến các electron hấp thụ và phát ra các hạt ánh sáng và chuyển sang các mức năng lượng khác nhau.

Mỗi chu kỳ như vậy là một tích tắc nhỏ, chỉ chiếm một phần nhỏ của giây, cho phép các nhà khoa học duy trì thời gian chính xác đến vài phần triệu tỷ. Tuy nhiên, độ chính xác của đồng hồ như vậy phụ thuộc vào tần số vi sóng. 

Vì vậy, việc các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát triển một loại đồng hồ quang học thay thế tần số vi sóng bằng ánh sáng laser siêu ổn định được mong chờ là có thể cải thiện hiệu suất của đồng hồ lên hai bậc độ lớn.

Sau thành tựu của Trung Quốc, các nhà khoa học từ Đức, Mỹ và Nhật Bản đang nỗ lực cải tiến công nghệ đồng hồ nguyên tử với độ chính xác và ổn định lớn hơn.

Trở lại với đồng hồ quang học nguyên tử của Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã làm thế nào?

Dưới sự hướng dẫn của Pan Jianwei, nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã sử dụng strontium để chế tạo đồng hồ quang học của họ.

Các nhà nghiên cứu đã làm lạnh các nguyên tử strontium xuống nhiệt độ vài micro-Kelvin. Sau đó, họ nhốt chúng trong mạng một chiều được tạo ra với sự trợ giúp của các chùm tia laser giao nhau. Tiếp đến, họ sử dụng tia laser siêu ổn định để kích hoạt các nguyên tử và mang lại sự chuyển đổi đồng hồ ổn định và chính xác.

Trên tạp chí nghiên cứu Metrologia, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đồng hồ quang học của họ sẽ tăng hoặc giảm một giây sau 7,2 tỷ năm.

Khi Trung Quốc có một bước tiến đáng kể trong lĩnh vực đo thời gian nguyên tử, những tác động đối với những tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ là rất lớn và đầy hứa hẹn.

Tham khảo: SCMP, NDTV, WE

Trang Ly

Cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản vào chu kỳ mới, đầu cơ, lướt sóng còn “cửa sống”?

Thứ 7, 27/07/2024 06:20
TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Việt Nam (VARS) cho rằng, sau khi trải qua một thời kỳ thanh lọc của thị trường, các nhà đầu tư, khách hàng đang ngày càng thông thái hơn, kinh nghiệm hơn nên hoạt động đầu tư kinh doanh trên thị trường sẽ theo hướng thực chất hơn, ổn định hơn. Do đó, hoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trường khó có đất sống ở thời kỳ này.

Honda Scoopy vừa có thêm bản Hello Kitty: Thiết kế đẹp lấn át SH Mode, giá chỉ hơn 40 triệu đồng

Thứ 7, 27/07/2024 06:09
Với chỉ 2.000 chiếc được sản xuất, mỗi chiếc Honda Scoopy phiên bản Hello Kitty đều mang một số thứ tự riêng biệt, làm tăng giá trị độc quyền cho người sở hữu.

Những khoảnh khắc đáng nhớ tại lễ khai mạc Olympic 2024: Tình yêu tràn ngập Paris và màn trở lại đáng nhớ

Thứ 7, 27/07/2024 05:59
Lễ khai mạc Olympic 2024 đã mang đến cho khán giả một màn trình diễn không thể quên.

Những món đồ từng là hot trend một thời ai cũng muốn có, giờ có cho cũng không ai thèm, tiệm đồ cũ còn chê

Thứ 7, 27/07/2024 05:47
Từng là những món đồ mà nhiều người muốn phải sở hữu cho bằng được, giờ đây các vật dụng này lại phải nằm đóng bụi ở góc nhà mà chẳng biết đến bao giờ mới lại được chủ nhân sờ đến.

Tự hào lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam tung bay tại đấu trường Olympic Paris 2024: Kỳ vọng giải cơn khát huy chương

Thứ 7, 27/07/2024 05:43
Lễ khai mạc Olympic Paris 2024 diễn ra với nhiều điểm nhấn, hoành tráng, độc lạ nhất lịch sử rạng sáng ngày 27/5.
     
Nổi bật trong ngày

Đánh bom ở Moscow: Hé lộ "dấu vết Ukraine" và danh tính nghi phạm – Hình ảnh sĩ quan Nga gây sốt sau vụ nổ

Thứ 6, 26/07/2024 06:45
Các tình tiết mới về vụ đánh bom ở Moscow nhằm vào xe của một sĩ quan Bộ Tổng tham mưu Nga đã được công bố. Đáng lưu ý, khả năng nghi phạm trong vụ này không hành động một mình.

Kia K4 lộ kiểu dáng mới: Thực dụng hơn nhờ cốp to nhưng về Việt Nam dễ kén khách

Thứ 6, 26/07/2024 08:54
Kia có thể sắp mở rộng thị trường của K4 với mục tiêu cạnh tranh Volkswagen Golf, Toyota Corolla hay Peugeot 308.

Từng thông báo ngừng phát hành, tựa game này bất ngờ “quay xe” mở cửa trở lại sau khi bị cộng đồng lên án nặng nề

Thứ 6, 26/07/2024 10:37
Nước đi có “1-0-2” của NPH đang khiến tựa game này thành tâm điểm chú ý.

Cây điều lớn nhất thế giới có diện tích hơn 8.000 mét vuông

Thứ 6, 26/07/2024 11:32
Cây điều Pirangi ở Rio Grande do Norte, Brazil, được coi là cây điều lớn nhất thế giới với chu vi khoảng 500 mét và diện tích bao phủ 8.400 mét vuông. Cây khổng lồ này không chỉ là một biểu tượng tự nhiên mà còn là một điểm thu hút du lịch quan trọng của khu vực.

Rộ tin đồn tuyển Việt Nam thay đổi lớn, sẽ có HLV mới sau thất bại cay đắng

Thứ 6, 26/07/2024 13:44
Bị loại ngay từ vòng bảng giải U19 Đông Nam Á, U19 Việt Nam được cho là sắp có thay đổi ở vị trí "lái trưởng".
xe.nguoiduatin.vn