Từng là nạn nhân bạo lực học đường, bà mẹ Hà Nội ứng xử khéo khi con bị bắt nạt:

Từng là nạn nhân bạo lực học đường, bà mẹ Hà Nội ứng xử khéo khi con bị bắt nạt: "Tôi rút kinh nghiệm từ nỗi đau của chính mình"

Thứ 2, 25/11/2024 21:57
Từng chịu nỗi đau bạo lực học đường, chị Quỳnh hiểu điều gì mình cần làm để mang lại kết quả tốt nhất cho con.

"Hồi cấp 2 tôi đã bị bạo lực học đường"- chị Diệu Quỳnh - một kỹ sư làm việc trong ngành hàng không ở Hà Nội mở đầu câu chuyện về một bước ngoặt thời học sinh của mình. Bạo lực học đường ban đầu là bị cô lập.

Vì nhiều lý do, từ một học sinh giỏi hồi cấp 1, chị lười học, không nghe giảng nên học không hiểu bài và học dốt nhất lớp hồi đó. Cô phân tổ thì không tổ nào chịu nhận, cuối cùng chị bị cô "dí" vào một tổ bất kì nào đó mà đến nay chị không nhớ nữa.

Từng là nạn nhân bạo lực học đường, bà mẹ Hà Nội ứng xử khéo khi con bị bắt nạt: "Tôi rút kinh nghiệm từ nỗi đau của chính mình"- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

"Nhà nghèo, học dốt, tôi sống trong thế giới của riêng mình. Không ai chơi với tôi thì tôi chơi một mình. Tuy nhiên, khi có người chơi với tôi, thì tôi bị phụ thuộc vào người đó. Tôi cũng muốn được nghe người khác kể chuyện, được kể chuyện cho người khác nghe. Chính vì thế, có thời điểm, tôi quỵ lụy van xin để được người ta bố thí cho mình một ít gọi là "tình bạn", chị nói.

Cao điểm là năm lớp 8, chị cũng không nhớ tại sao bạo lực học đường lại tăng cao. Ban đầu các bạn dán nhãn cho chị các biệt danh như "râu ngô" (tóc chị có màu nâu) và những biệt danh kỳ quặc nào đó. Chị phản ứng. Rồi chị bị một số (hình như là 3 hay 4) bạn nữ cùng lớp đánh ngay trong lớp, khi hết giờ học. Các bạn đánh có cả bạn học sinh giỏi ngoan trong lớp, có cả bạn cũng học dốt. Chị Quỳnh còn nhớ đến bây giờ, bạn học sinh giỏi ngoan đó vừa đánh tôi, vừa cười bảo: "Nhìn mặt nó chỉ muốn đánh!"

Bà mẹ kể tiếp: "Sau khi bị đánh, không tin tưởng bất kỳ ai để kể chuyện mình bị đánh, tôi bỏ học. Hàng ngày, tôi vác cặp đi lang thang, hết giờ thì về nhà. Khoảng 3 ngày thì trường báo cho mẹ tôi và mẹ tôi gào rú lên, hỏi chuyện tôi. Sau đó, không rõ mẹ lên trường nói chuyện với giáo viên như thế nào mà tôi quay trở lại học bình thường. Hết năm lớp 8, mẹ chuyển trường từ lớp chọn trường giỏi cũ về lớp chọn trường làng gần nhà (tôi thi đỗ lớp chọn trường làng).

Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao tôi lại bị bắt nạt. Có phải vì tôi trông khác các bạn khác? Vì tôi ăn mặc xấu xí, vì tôi không cập nhật thông tin như các bạn, hay vì tôi trông nhút nhát?", chị đặt câu câu hỏi.

Tại sao lúc bị bắt nạt, chị Quỳnh không tìm đến sự giúp đỡ của người khác?

"Lúc đó tôi nghĩ, tôi là thành phần mạt hạng của lớp, nên tôi chắc chắn cô chủ nhiệm sẽ không đứng về phía tôi. Nên tôi không tìm đến cô. Mẹ tôi? Mẹ tôi đi làm, sao can thiệp được vào lớp tôi được? Vì thế, khi bị bắt nạt, không đánh lại được thì tôi chạy trốn bằng cách bỏ học đi lang thang. Lúc đó, không nghĩ đến hậu quả của việc bỏ học, tôi chỉ theo bản năng tìm cách an toàn nhất cho bản thân mình.

Sau này, học đại học, rồi đi làm, tôi không bị bắt nạt nữa. Có thể vì môi trường tốt, không có người thích lấy người khác ra làm trò tiêu khiển. Có thể vì mối quan tâm của tôi bây giờ là công việc, là gia đình, chứ không phải là những người được gọi là bạn để chia sẻ tâm tình", chị nói.

Ứng xử khác khi con bị bắt nạt

Năm cuối cấp 3, con gái chị Quỳnh cũng bị bạo lực học đường. Dù học ở trường chọn, lớp tinh hoa, cô giỏi trò giỏi, tuy nhiên vì làm phật ý một nhóm người nên con chị bị bịa đặt nhiều thông tin xấu qua mạng internet, dạng nặc danh trên confession trường.

Ban đầu con chịu đựng và nói với các bạn con chơi cùng. Các bạn khuyên con nên nói với bố mẹ. Chị Quỳnh đã liên hệ với giáo viên chủ nhiệm nhưng câu trả lời của cô là: "Vì đưa lên dưới dạng nặc danh, nên giáo viên cũng không có hình thức hỗ trợ hiệu quả cho con. Gia đình cố gắng động viên con ít lên mạng để tập trung học tập".

Tuy nhiên, con không thể "ít lên mạng" và "để ngoài tai" những lời nói "bâng quơ" của các bạn được. Quá trình khuyên con "nên làm thế này", "không nên làm thế kia", chị Quỳnh càng làm cho con xa mình hơn. Con nói rằng: "Con bị mất lòng tin ở mẹ! Mỗi lần con cố gắng gần mẹ hơn thì con lại thấy mình bị tổn thương và cũng làm mẹ mệt mỏi". Con ngắt kết nối với gia đình.

Nhìn lại những tổn thương trong quá khứ mà mình từng chịu khi không ai hiểu và đồng hành, chị Quỳnh quyết định phải sâu sát, đồng hành cùng con.

Chị Quỳnh kể: "Con xin đi trị liệu tâm lý, tôi cho con đi. Tuy nhiên, điều trị cũng chỉ hỗ trợ con hiểu hơn về bản thân con, chưa hỗ trợ con vượt qua được chướng ngại tâm lý khi mà con vẫn mịt mù không biết nên tin vào ai, nên tin vào cái gì. Con đã tự cô lập bản thân con khỏi gia đình, khỏi bạn học (cả tốt và xấu) một thời gian dài khoảng 6 tháng. Khi không có biện pháp hiệu quả để vượt qua BLHĐ, con nghỉ sau gần 10 buổi điều trị.

Tôi đã rất đau khổ. Ban đầu tôi trách con, rồi tôi trách bản thân mình đã không bảo vệ được con, trách bản thân mình đã làm con tổn thương nhiều. Khi con nghỉ trị liệu tâm lý, tôi đã đi trị liệu với hy vọng tôi sẽ đủ bình an để hỗ trợ con".

Không ngờ, quá trình trị liệu cũng đã hỗ trợ chị Quỳnh hiểu bản thân mình hơn, chị nhìn ra những tổn thương mà vô tình mình đã gây ra cho các con, đặc biệt với con gái đầu lòng.

Sau 5 tháng trị liệu tâm lý, mẹ con chị đã kết nối với nhau nhiều hơn. Đến bây giờ, sau khoảng 9 tháng kể từ khi bị BLHĐ, với sự động viên không ngừng của mẹ, con đã nói: "Bây giờ con không quan tâm đến những lời chúng nó nói rồi mẹ ạ, có mẹ và các bạn khác hiểu con là được rồi!". Như vậy, con đã vượt qua được BLHĐ – một chặng đường thật gian nan vất vả với cả con và gia đình.

Nếu không thể thay đổi, hãy tạo "nội lực" cho con

Chị Quỳnh cho rằng, khi bị bắt nạt, trẻ sẽ tìm đến những người mà mình nghĩ là sẽ giúp đỡ để kêu gọi sự giúp đỡ, hỗ trợ và an ủi. Với vai trò của những người mẹ muốn giúp đỡ con mình khi con bị bắt nạt, theo chị, chúng ta có thể:

Từng là nạn nhân bạo lực học đường, bà mẹ Hà Nội ứng xử khéo khi con bị bắt nạt: "Tôi rút kinh nghiệm từ nỗi đau của chính mình"- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

1. Tăng tương tác với con thông qua các cuộc nói chuyện thân mật, kèm những động tác âu yếm như những cái ôm thật chặt. Nếu là con gái, bạn có thể ngủ cùng con, thủ thỉ với con. Con sẽ thấy ít nhất mình có một nơi an toàn, ấm áp. Trong các cuộc nói chuyện, hãy luôn luôn tin con, tin vào mọi hành động của con, hãy khích lệ con; tuyệt đối không phê phán hay chỉ trích.

Sau đó nếu con tự đưa ra giải pháp cho những vấn đề đang tâm sự thì tốt, còn nếu không, hai mẹ con hãy cùng đi tìm giải pháp trên sách hoặc trên mạng Internet. Với mỗi giải pháp, hãy áp dụng vào thực tế rồi quay lại tổng kết, rút kinh nghiệm.

2. Khi con kể về việc bị bắt nạt, hoặc khi mẹ gợi ý cho con kể về việc bị bắt nạt, con đang nhớ về một việc tồi tệ mà con chưa giải quyết được. Hãy khuyến khích con nói về cảm xúc của con (con thấy buồn, tức giận,…), về biến đổi của cơ thể con (tim đập nhanh, chân nhũn ra, người bủn rủn,…) khi sự việc xảy ra. Con sẽ cảm thấy: "Tại sao con tốt, mà người ta lại đối xử tệ với con? Lỗi có phải là của con không?". Và với một đứa trẻ chưa có biện pháp giải quyết vấn đề, con sẽ muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính người bắt nạt bằng cách van nài, hoặc chạy trốn.

Hãy khẳng định với con là con hoàn toàn không có lỗi. Người bắt nạt con là người chưa tốt, và họ sẽ tìm mọi cách làm con buồn, làm con đau đớn. Người bắt nạt sẽ không giúp đỡ cho dù con có làm gì đi nữa. Vì thế, hãy tránh xa người bắt nạt con, tìm đến đứng cạnh những người có thể bảo vệ và cho con an toàn như cha mẹ, giáo viên chủ nhiệm, thầy cô giám thị hoặc các giáo viên khác.

Tùy theo cách nói của mỗi người mà bạn nên giải thích cho con biết bằng con không thể kiểm soát hết được tất cả những gì bạn bè nói về mình. Điều con nên làm là hãy bỏ ngoài tai và tập trung học tốt, làm tốt việc của mình để các bạn không thể có cớ tiếp tục nói xấu con. Bạn nên khuyên con tạm tránh xa các mạng xã hội để không phải tốn thời gian đọc và đối phó những bình luận không đáng có mang tính đả kích, coi thường mình.

Vì có người bắt nạt con ở trường, con sẽ khó có thể chơi thoải mái như các bạn khác. Con hãy tìm các trò chơi có thể chơi một mình như đọc truyện, làm thủ công, gấp giấy,… Và hãy tập trung vào việc học tập. Nói cho cùng, đến trường trước tiên là để học. Khi con học giỏi, rất nhiều người sẽ tôn trọng con, để ý đến con, muốn quan tâm và chia sẻ với con hơn. Để học hiệu quả, cả mẹ và con hãy cùng tìm cách học phù hợp, đừng để con học thuộc như một con vẹt. Đây cũng là cơ hội cho con và mẹ làm việc nhóm.

"Bạo lực học đường là việc không mới nhưng chưa bao giờ cũ. Nạn nhân luôn là những người chịu đau khổ, bị tự ti, sợ hãi, cô độc đè nặng. Trong trường hợp những lời đồn đại, nói xấu, bắt nạt đi quá giới hạn cho phép, hãy động viên con tìm đến sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường, gia đình để vấn đề được giải quyết, thay vì im lặng chịu đựng một mình. Nhưng quan trọng nhất, cần khích lệ những người bị bắt nạt thật nhiều để họ tăng tự tin, thêm mạnh mẽ", chị Quỳnh chia sẻ.

Hiểu Đan

Cùng chuyên mục

Một NTK lên tiếng gắt giữa drama bủa vây Thanh Hằng: "Nếu nghỉ hưu phải nghỉ trong biệt thự 1.000 m2 ở Quận 2"

Thứ 2, 25/11/2024 22:32
Giữa thời điểm cái tên Thanh Hằng nhận nhiều bàn tán thì 1 NTK đã có status gây chú ý.

Hồ Ngọc Hà – Kim Lý cùng nhiều nghệ sĩ tham gia chuỗi MV kêu gọi xóa bỏ bạo lực với trẻ em và phụ nữ

Thứ 2, 25/11/2024 22:29
Vợ chồng Hồ Ngọc Hà – Kim Lý, ca sĩ Đoan Trang, diễn viên Kathy Uyên, á hậu – MC Thuý Vân cùng nhiều nghệ sĩ, KOLs nổi tiếng tham gia kêu gọi xóa bỏ bạo lực với trẻ em và phụ nữ.

Nam diễn viên hạng A trở thành kẻ thù của hàng triệu người sau màn trở mặt sốc nhất lịch sử

Thứ 2, 25/11/2024 22:27
Trên màn ảnh là nam thần vạn người mê, nhưng ngoài đời ngôi sao này lại luôn khiến công chúng tức giận.

Du khách Tây oà khóc nức nở vì chuyện này trong chuyến du lịch Hà Giang

Thứ 2, 25/11/2024 22:24
Có vẻ như chuyến đi Hà Giang đã có quá nhiều ấn tượng với những vị du khách Tây này.

Nữ chính phim When the Phone Rings "vượt mặt" Song Hye Kyo, sở hữu nhan sắc 10 năm không thay đổi: Vũ khí "bí mật" nào làm nên điều này?

Thứ 2, 25/11/2024 22:23
Nữ diễn viên này thậm chí từng vượt mặt Song Hye Kyo trong cuộc bình chọn vào tháng 3 năm nay để tìm ra "Nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc 2024".
     
Nổi bật trong ngày

Cảnh báo mới nhất về những thực phẩm tuyệt đối không nên cho vào tủ lạnh

Chủ nhật, 24/11/2024 07:00
Chuyên gia nói nếu cho những thực phẩm này vào tủ lạnh, chúng sẽ bị hỏng nhanh hơn.

Ám ảnh cái chết thương tâm của gia đình 4 người vượt biên qua Mỹ: Con trai chết cóng trong vòng tay cha, những di vật tìm thấy càng xót xa

Chủ nhật, 24/11/2024 10:04
Những chi tiết đau lòng về những khoảnh khắc cuối cùng của một gia đình người Ấn Độ chết cóng gần biên giới Canada đã được tiết lộ. 

Skoda Kushaq dự kiến lắp ráp ở Việt Nam sẽ có bản 7 chỗ: Nền tảng mới, dễ có tùy chọn hybrid

Chủ nhật, 24/11/2024 11:43
Skoda Kushaq hứa hẹn sản xuất ở Việt Nam sắp thêm bản 7 chỗ, nhiều khả năng ra mắt vào 2027-2028.d

Trung Quốc vừa tìm được kho vàng 'khủng' hơn 1.000 tấn: Thị trường vàng lập tức chấn động?

Chủ nhật, 24/11/2024 14:58
Phát hiện mang tính lịch sử này góp phần làm chấn động thị trường vàng quốc tế.

Nằm trên giàn hỏa thiêu, người đàn ông được tuyên bố đã chết bỗng cử động: Nhân chứng kể chi tiết ám ảnh

Chủ nhật, 24/11/2024 18:30
Cảnh sát vào cuộc điều tra phát hiện nhiều sai phạm.
xe.nguoiduatin.vn