Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có những giai đoạn sóng gió. Thời trẻ, chúng ta mải mê theo đuổi ước mơ, đối mặt với vô vàn thử thách và cảm xúc. Khi bước vào tuổi già, ai cũng mong muốn được sống những tháng ngày bình yên, hạnh phúc bên con cháu. Đối với nhiều người, lòng nhân ái, sự tử tế như một phần không thể thiếu của con người họ, đặc biệt là ở những người cao tuổi.
Thế nhưng, sống lâu thêm một ngày là thêm một lần cần hiểu rõ rằng, lòng tốt cũng cần có giới hạn. Bởi, không ít người sẵn sàng coi sự tử tế của bạn là điều nghiễm nhiên, hoặc thậm chí lợi dụng để trục lợi.
Vì thế, có 3 kiểu người sau đây mà người cao tuổi, dù có nhân hậu đến mấy, cũng nên tránh xa để bảo vệ hạnh phúc tuổi già.
1. Nhóm người thân "mượn thì dễ, đòi rất khó"
Đời người, ai chẳng có những mối quan hệ thân thích. Việc giúp đỡ người thân khi họ gặp khó khăn là điều bình thường, là một nét đẹp trong văn hóa đời sống tinh thần. Tuy nhiên, một số người lợi dụng mối quan hệ thân thiết này để vay mượn tiền bạc, và điều đáng buồn là sau khi vay, họ lại chẳng mấy khi có ý định trả lại.
Thường thì những người thân này sẽ đến gặp họ hàng trong tình trạng khổ sở, kể lể đủ nỗi gian truân, khiến người có tuổi dễ thương cảm và động lòng. Tuy nhiên, khi đến lúc trả nợ, họ lại biến mất không dấu vết. Thậm chí, nhiều người còn viện đủ lý do để né tránh trách nhiệm.
Hậu quả là người trung niên vốn dĩ sống an nhàn với khoản tiền tiết kiệm ít ỏi và lương hưu, giờ phải chịu cảnh thiếu thốn. Nếu khăng khăng đòi lại tiền với thái độ gay gắt, họ e sợ có thể làm tổn thương tình cảm gia đình; không đòi, lòng lại dằn vặt, cuộc sống bản thân giảm chất lượng rõ rệt. Tình huống khó xử này khiến người cao tuổi chịu nhiều áp lực và phiền muộn.
2. Nhóm hàng xóm "chuyên gia mượn lời"
Trong cuộc sống thường ngày, việc giao tiếp, chia sẻ với hàng xóm là điều không thể thiếu, nhất là đối với người lớn tuổi mà không có con cháu thường xuyên làm bạn. Việc chia sẻ những câu chuyện gia đình, đời sống là niềm vui, giúp họ giảm bớt sự cô đơn. Tuy nhiên, một số người hàng xóm lại biến những lời tâm sự của người già thành chuyện thị phi.
Những người này thường "mượn lời" từ người khác để lan truyền, không ngại thêm bớt câu chuyện khiến mọi thứ đi xa hơn thực tế. Có khi chỉ là lời nói vui, câu chuyện đời thường, nhưng qua lời truyền miệng, chúng lại trở thành nguồn gốc của những tranh cãi, hiểu lầm. Người cao tuổi không mong muốn gì hơn ngoài sự bình yên, vậy mà lại bị cuốn vào vòng xoáy tin đồn không đáng có. Kết quả là mất đi sự hòa thuận với xóm làng, và chính họ phải chịu đựng cảm giác căng thẳng, bất an.
3. Người "mượn nhà" với ý đồ không rõ ràng
Với nhiều người lớn tuổi, sức khỏe suy giảm là một trở ngại lớn, khiến họ cần sự hỗ trợ từ người khác để sinh hoạt dễ dàng hơn. Do đó, một số thuê người giúp việc, một số nhờ vả người thân hoặc họ hàng xung quanh.
Nhưng chính trong quá trình làm việc lâu dài, chính những người giúp đỡ này bắt đầu nảy sinh ý đồ riêng, tìm cách lợi dụng sự tin tưởng của người chủ ngôi nhà. Điển hình là việc "mượn nhà" để ở với lý do tưởng chừng hợp lý, nhưng thực chất lại chứa đựng nhiều rủi ro.
Ban đầu, người lớn tuổi có thể cho rằng, đối phương đã vất vả chăm sóc mình, vậy thì cho họ mượn nhà để tạm trú cũng không phải vấn đề lớn. Tuy nhiên, khi đã đồng ý, nhiều người đến ở nhờ nhưng khi có việc phát sinh, họ lại tìm cách lẩn tránh, không chịu rời đi. Điều này gây ra nhiều phiền phức và đôi khi còn ảnh hưởng đến tài sản của người lớn tuổi, làm mất đi sự yên bình trong những năm tháng cuối đời.
Lòng tốt cần đặt đúng chỗ
Tuổi già là lúc con người cần đến sự yên tĩnh, an nhiên để tận hưởng những ngày tháng hưu trí. Tuy nhiên, những mối quan hệ xung quanh có thể mang lại niềm vui nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu chúng ta không cẩn trọng. Lòng tốt, sự nhân ái là một đức tính cao đẹp, nhưng cũng cần được đặt đúng chỗ. Người lớn tuổi nên biết bảo vệ mình bằng cách tránh xa những kiểu người như trên để bảo vệ sự bình yên của mình.
Những bài học từ cuộc sống cho thấy, đôi khi khoảng cách cũng là một cách tốt để duy trì hạnh phúc, giữ gìn cho tâm hồn được thanh thản. Hãy lựa chọn các mối quan hệ chất lượng để duy trì, điều này sẽ giúp nửa đời sau của mỗi người thư thả và thoải mái hơn.
Thùy Linh (Nguồn: Sohu)