Vũ khí Israel hàng đầu thế giới nhưng mắc nhược điểm chí mạng: Phản công Iran chỉ sợ "trăm lần vẫn bại"?

Thứ 5, 18/04/2024 06:52
Dù có kho vũ khí tiên tiến nhất thế giới, Israel vẫn khó thực hiện một cuộc không kích nhằm vào Iran. Sự thật là cả Mỹ cũng không làm được điều đó.

Các chuyên gia cảnh báo lực lượng không quân Israel sẽ đối mặt với thách thức nguy hiểm nếu quyết định tấn công lãnh thổ Iran, bất chấp việc đã chuẩn bị vũ khí hàng thập kỷ.

Lý do là bởi vũ khí của hai bên có những điểm khắc chế nhau và lực lượng không quân Israel dường như thiếu những năng lực quan trọng để thực hiện một cuộc tấn công toàn diện mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài.

Giống như mâu và thuẫn, Israel có lực lượng không quân đẳng cấp thế giới, trong khi Iran lại có lá chắn không thua kém bất kỳ quốc gia nào. Để bù đắp cho lực lượng không quân lỗi thời với các máy bay có tuổi đời hàng chục năm, Tehran đã xây dựng hệ thống phòng không đáng gờm.

Năm 2007, Tehran mua hệ thống phòng không S-300 từ Nga và quá trình giao hàng hoàn tất vào năm 2016. Trong thời gian chờ đợi, Iran cũng phát triển phiên bản riêng của mình, Bavar-373, bổ sung vào mạng lưới phòng không chắc chắn nhất thế giới, hoàn chỉnh với các hệ thống radar mà Iran tuyên bố có thể phát hiện máy bay tàng hình, bao gồm cả Sairan Meraj-4.

Theo The National, ngay cả Mỹ, quốc gia sở hữu lực lượng không quân mạnh nhất thế giới, cũng sẽ phải đối mặt với những trở ngại khi thực hiện chiến dịch ném bom nhằm vào Iran.

Vũ khí mạnh nhất thế giới, Israel vẫn không thể tấn công Iran: Tất cả vì

Phòng không và tiêm kích tàng hình – Bên nào thắng?

Sự thành công hay thất bại trong cuộc tấn công của Israel sẽ phụ thuộc vào kết quả đụng độ giữa các chiến đấu cơ tiên tiến của nước này và hệ thống phòng thủ tên lửa của Iran.

Theo các chuyên gia, chiến dịch của Israel sẽ có sự kết hợp của tiêm kích tàng hình F-35I Adir và F-16I để chống lại các hệ thống phòng thủ S-300. Về phần mình, Iran sẽ sử dụng các radar tiên tiến như Rezonans-NE cũng do Nga sản xuất, được cho là có thể phát hiện F-35 ở tầm xa.

Máy bay Israel sẽ được giao nhiệm vụ Ngăn chặn hoặc Tiêu diệt phòng không địch (SEAD/DEAD), ưu tiên phá hủy hoặc gây nhiễu các hệ thống phòng không để thuận tiện triệt phá các mục tiêu có giá trị trên mặt đất một cách an toàn.

Đây là được coi là mặt trận phức tạp, đôi khi vô hình, trong đó cả hai bên sử dụng radar và cảm biến để phát hiện lẫn nhau, trong khi tác chiến điện tử được sử dụng để gây nhiễu các cảm biến, thông tin liên lạc và radar của đối phương.

Các radar trên mặt đất của Iran sẽ truy quét máy bay của Israel, nhưng cũng sẽ tự làm lộ vị trí khiến đối phương có thể nhắm mục tiêu.

Trong khi đó, máy bay F-16I Sufa của Israel có thể sẽ sát cánh với F-35, được trang bị bộ tác chiến điện tử trên không Elisra, có chức năng cảnh báo phi công về tín hiệu radar và vụ phóng tên lửa của đối phương. Với khả năng tương tự trên F-35, cả hai sẽ tạo thành mạng lưới tương hỗ trên không.

Kịch bản sẽ là máy bay Israel bắn một tên lửa Delilah nhắm vào chùm radar của Iran và tiêu diệt đơn vị phòng không.

Tuy nhiên, các radar phòng không di động của Iran có khả năng ẩn tín hiệu và di chuyển qua hàng km thung lũng và núi non gồ ghề, đợi đến khi máy bay địch áp sát để "phục kích" bằng cách tái kích hoạt – một chiến thuật thường được Ukraine sử dụng.

Điều đó có nghĩa là trừ khi Israel có hình ảnh thời gian thực về các bệ phóng tên lửa đất đối không (SAM) di động của Iran trên một khu vực rộng lớn, việc đi sâu vào không phận Iran có thể gặp nhiều rủi ro.

Ở hướng ngược lại, ngay cả khi dùng chiến lược phục kích, lực lượng phòng không Iran cũng cần phải chắc chắn rằng họ đang bắn đúng máy bay đối phương. Israel có thể sử dụng mồi nhử chiến thuật khiến các hệ thống phòng không địch tiêu tốn tài nguyên.

F-16 và F-35 chỉ xuất hiện trên radar với kích thước của một con bọ. Chúng được trang bị thiết bị gây nhiễu điện tử mạnh mẽ và radar quét mảng pha điện tử (AESA), có thể gửi tín hiệu radar sai "trả về" để gây nhầm lẫn cho radar đối phương. Radar AESA cũng được cho là khó gây nhiễu.

Vấn đề còn lại chỉ là kết quả trên thực tế của cuộc đụng độ sẽ thế nào. Chưa rõ hệ thống Israel có đủ mạnh để khiến tên lửa phòng không bắn chệch hướng máy bay tàng hình hay không, dù ở mức tối thiểu, hệ thống này đe dọa dễ dàng các máy bay không loại thường của Israel như F-15I, vốn sẽ cần mang theo khối lượng bom lớn cho sứ mệnh.

Vũ khí mạnh nhất thế giới, Israel vẫn không thể tấn công Iran: Tất cả vì

Thiếu hỗ trợ, tỷ lệ thành công không cao

Để chống lại các hệ thống phòng không tương tự của Iran, Mỹ và một số đồng minh NATO sử dụng tên lửa tầm xa sử dụng công nghệ tàng hình như JASSM và Storm Shadow/Scalp của Anh-Pháp.

Nhưng Israel thiếu những loại vũ khí như vậy. Thiết bị tương đương của nước này là Ice Breaker sẽ không được đưa vào sản xuất cho đến năm sau.

Justin Bronk, chuyên gia về sức mạnh không quân tại Viện nghiên cứu Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh, cho biết đây có thể là một vấn đề đối với Israel.

"Israel sẽ bị hạn chế về số lượng đạn dược dự phòng trong bất kỳ chiến dịch SEAD/DEAD nào chống lại Iran. Họ chỉ có Delilah đời cũ và tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Rampage có nhiều hạn chế và dễ bị khăc chế điện tử, cho đến các tên lửa hành trình tầm xa mới nhất do Mỹ sản xuất và AARGM-ER", ông nói.

Chuyên gia cho rằng Israel có thể phải dựa vào chiến thuật tác chiến điện tử và tàng hình để đến gần hệ thống phòng thủ của Iran mà không bị phát hiện.

"Israel có các lựa chọn để kết hợp các chuyến xuất kích của F-35I và F-15I với nhiều loại đạn dược tầm ngắn hơn, khả năng tác chiến điện tử và tự vệ có thể cho phép chúng tấn công các mục tiêu bên trong Iran, miễn là IAF sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro khá cao".

Một vấn đề khác là Mỹ đã nhấn mạnh nước này sẽ không tham gia vào chiến dịch trực tiếp của Israel chống lại Iran. Nếu đúng như vậy, Israel sẽ càng gặp khó hơn trong việc khuất phục Iran.

"Mỹ là quốc gia duy nhất có khả năng hỗ trợ chiến đấu từ mọi lĩnh vực bao gồm cả không gian, trong đó tàu chở dầu tiếp nhiên liệu và Awacs (Cảnh báo sớm và kiểm soát trên không) và SIGINT là những ví dụ rõ ràng", James Beldon, chuyên gia về sức mạnh không quân, đề cập đến các hệ thống radar trên không có thể theo dõi mối đe dọa với phạm vi hàng trăm km2 và SIGINT – chặn liên lạc của đối phương.

"Nếu không có tai mắt ISR (tình báo, giám sát, trinh sát) mà Mỹ trang bị, Israel sẽ thiếu thông tin thời gian thực về không gian chiến đấu, làm tăng nguy cơ tổn thất và thất bại".

Mạnh Kiên

Cùng chuyên mục

Thỉnh kinh nhẹ nhàng, nhận ngàn quà xịn cùng Tây Du Béo VNG

Thứ 7, 27/07/2024 07:53
Tây Du Béo VNG sẽ một lần nữa mang ký ức về hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tam Tạng trở lại dưới góc nhìn hài hước, vui nhộn và không thiếu những phần quà hấp dẫn chờ đón game thủ.

Vụ cô dâu chú rể đột ngột huỷ lễ cưới khi toàn bộ khách mời đã có mặt, vẫn ăn tiệc: Cần mừng tiền hay không?

Thứ 7, 27/07/2024 07:50
Quả thực đám cưới nói huỷ là huỷ nhưng quà cưới của khách mời cũng cần được làm rõ.

HAGL Agrico bị hủy niêm yết bắt buộc, tỷ Trần Bá Dương trấn an cổ đông: "Dù xuống UPCoM, nếu làm tốt giá vẫn có thể đi lên"

Thứ 7, 27/07/2024 07:43
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra thông báo về việc hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã HNG) hôm 26/7.

Vừa công bố lợi nhuận kỷ lục, Xây dựng Hoà Bình nhận tin dữ: Huỷ niêm yết bắt buộc trên sàn chứng khoán

Thứ 7, 27/07/2024 07:34
Lỗ luỹ kế vượt quá vốn điều lệ vào thời điểm 31/12/2023 khiến cổ phiếu HBC của Xây dựng Hoà Bình bị huỷ niêm yết.

Nissan Patrol 2025 chốt ra mắt: Sẽ lột xác từ ngoài vào trong, đấu Land Cruiser bằng động cơ khủng

Thứ 7, 27/07/2024 07:34
Nissan Patrol hứa hẹn sẽ là dòng SUV Nissan được nhắc tới rất nhiều trong thời gian tới đây khi thương hiệu chủ quản đặt mục tiêu cực cao cho xe.
     
Nổi bật trong ngày

Đánh bom ở Moscow: Hé lộ "dấu vết Ukraine" và danh tính nghi phạm – Hình ảnh sĩ quan Nga gây sốt sau vụ nổ

Thứ 6, 26/07/2024 06:45
Các tình tiết mới về vụ đánh bom ở Moscow nhằm vào xe của một sĩ quan Bộ Tổng tham mưu Nga đã được công bố. Đáng lưu ý, khả năng nghi phạm trong vụ này không hành động một mình.

Kia K4 lộ kiểu dáng mới: Thực dụng hơn nhờ cốp to nhưng về Việt Nam dễ kén khách

Thứ 6, 26/07/2024 08:54
Kia có thể sắp mở rộng thị trường của K4 với mục tiêu cạnh tranh Volkswagen Golf, Toyota Corolla hay Peugeot 308.

Từng thông báo ngừng phát hành, tựa game này bất ngờ “quay xe” mở cửa trở lại sau khi bị cộng đồng lên án nặng nề

Thứ 6, 26/07/2024 10:37
Nước đi có “1-0-2” của NPH đang khiến tựa game này thành tâm điểm chú ý.

Cây điều lớn nhất thế giới có diện tích hơn 8.000 mét vuông

Thứ 6, 26/07/2024 11:32
Cây điều Pirangi ở Rio Grande do Norte, Brazil, được coi là cây điều lớn nhất thế giới với chu vi khoảng 500 mét và diện tích bao phủ 8.400 mét vuông. Cây khổng lồ này không chỉ là một biểu tượng tự nhiên mà còn là một điểm thu hút du lịch quan trọng của khu vực.

Rộ tin đồn tuyển Việt Nam thay đổi lớn, sẽ có HLV mới sau thất bại cay đắng

Thứ 6, 26/07/2024 13:44
Bị loại ngay từ vòng bảng giải U19 Đông Nam Á, U19 Việt Nam được cho là sắp có thay đổi ở vị trí "lái trưởng".
xe.nguoiduatin.vn