Sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, Vua Charles III sẽ thừa kế Vương miện của Vương Mẫu hậu, vốn được Vương Mẫu hậu Elizabeth đeo trong lễ đăng quang của Vua George VI vào năm 1937.
Đây là một trong những chiếc vương miện thuộc sở hữu của Hoàng gia Anh. Một chiếc vương miện nổi tiếng khác, Vương miện Nhà nước Hoàng gia, hiện được đặt trên quan tài của Nữ hoàng Elizabeth II tại Sảnh Westminster.
Chiếc Vương miện Vương mẫu hậu bao gồm viên kim cương nổi tiếng Koh-i-Noor nặng khoảng 105 carat, vốn được biết đến liên quan tới "những lời nguyền chết chóc", theo The Mirror.
Theo truyền thuyết Hindu cổ, những người đeo viên kim cương này này "sẽ sở hữu cả thế giới, nhưng cũng trải qua những điều không may mắn", theo Daily Star.
Năm 1628, hoàng đế Mughal Shah Jahan đã lệnh cho các thợ kim hoàn chế tác một ngai vàng với nhiều viên đá quý, trong đó có viên kim cương Koh-i-Noor. Phải mất tới bảy năm, các thợ kim hoàn mới chế tác xong ngai vàng, có giá trị gấn bốn lần đền Taj Mahal.
Hơn 100 năm sau, các lực lượng Ba Tư xâm lược Ấn Độ vào năm 1739, và lấy mất viên kim cương. Vua Ba Tư Nader Shah sở hữu viên kim cương cho tới khi ông bị ám sát năm 1747.
Viên kim cương sau đó đổi sở hữu vài lần, cho tới khi trở lại Ấn Độ và thuộc sở hữu của vua Maharaja Duleep Singh vào những năm 1840. Người Anh sau đó buộc Maharaja Duleep Singh giao lại viên kim cương này và đưa nó tới Anh triển lãm vào năm 1851.
Vương tế Albert sau đó đã lệnh cho các chuyên gia đá quý và kim hoàn ở Anh cắt lại và đánh bóng viên kim cương, chỉ còn một nửa so với ban đầu để tặng cho Nữ hoàng Victoria. Cùng thời gian này, những giai thoại về lời nguyên liên quân tới viên kim cương đã trở nên phổ biến ở Anh.
Nữ hoàng Victoria sử dụng viên kim cương như một vật trang trí cài áo, tuy vậy sau đó Vương hậu Alexandra đã gắn nó lên chiếc vương miện của bà. Viên kim cương tiếp tục được gắn trên vương miện của Vương hậu Mary và Vương mẫu hậu Elizabeth.
Hà An (Nguoiduatin.vn)