Trước đó, mạng xã hội này đã cấm các video về chứng rối loạn ăn uống có hành vi "bắt chước" hoặc bắt nạt về cân nặng. Công ty cũng sẽ hạn chế các video mang tính thông tin và nghệ thuật chứa các chứng rối loạn (chẳng hạn như ai đó thảo luận về quá trình hồi phục của họ) đối với người dùng từ 18 tuổi trở lên.
Với những video mang nội dung tích cực, người xem ở Mỹ nếu có vấn đề, sẽ được được khuyến khích gọi điện hoặc trò chuyện với Hiệp hội Rối loạn Ăn uống Quốc gia ở nước này.
![youtube youtube](https://media1.nguoiduatin.vn/media/bien-tap-vien/2023/04/19/youtube.jpg)
Những thay đổi mới đã bắt đầu diễn ra tại Mỹ và sẽ có thể tiếp cận tới nhiều người hơn trong tuần tới, như một nỗ lực của YouTube trong việc chống lại những hành vi có thể dẫn đến rối loạn ăn uống.
Việc bổ sung các biện pháp kiểm soát là một sự thừa nhận rằng các video có thể ảnh hưởng đến mọi người theo "những cách khác nhau", YouTube cho biết. Điều này sẽ giúp giảm thiểu khả năng những người tạo video hữu ích vô tình thúc đẩy chứng rối loạn ăn uống ở những người xem có nguy cơ mắc bệnh.
Thực tế, việc thực thi của YouTube không phải lúc nào cũng nhất quán và đôi khi YouTube phải đảo ngược các chính sách (chẳng hạn như hạn chế ngôn từ tục tĩu trong các video được kiếm tiền) đã vô tình trừng phạt một số người sáng tạo. Chẳng hạn, các nhà sản xuất video về trò chơi và LGBTQ đã phàn nàn rằng YouTube đã tắt tính năng kiếm tiền từ các clip không gây hại. Như đã nói, chính sách cập nhật tập trung vào việc hạn chế quyền truy cập vào video chứ không loại bỏ tiềm năng kiếm tiền của chúng.
Thành Đô