Bão số 4 suy yếu nhưng gió vẫn giật cấp 10; Cảnh giác nguy cơ lũ lụt, sạt lở ở miền Trung

Bão số 4 suy yếu nhưng gió vẫn giật cấp 10; Cảnh giác nguy cơ lũ lụt, sạt lở ở miền Trung

Thứ 5, 19/09/2024 08:06
Chiều 19-9, bão số 4 giật cấp 10 đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Hoàn lưu bão gây gió rất mạnh và mưa rất to trong những giờ tới tại Trung Bộ, đề phòng lũ quét, sạt lở đất.

Bão số 4 suy yếu: Cảnh giác nguy cơ lũ lụt, sạt lở ở miền Trung

Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, Ông Mai Văn Khiêm - giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - cho biết, do ảnh hưởng của bão số 4 nên ngày và đêm nay ở khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ sẽ tiếp tục có mưa to đến rất to.

"Chúng tôi tiếp tục cảnh báo, nhấn mạnh hoàn lưu bão số 4 gây ra lượng mưa rất lớn trên phạm vi rất rộng từ Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, nam Đồng bằng Bắc Bộ, thậm chí Tây Nguyên và Nam Bộ.

Chính vì vậy chúng tôi vẫn nhấn mạnh nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là vùng núi các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ, nhất là các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An" - ông Khiêm nói.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo trong 6 giờ tới (từ 10h - 16h), bão số 4 tiếp tục di chuyển theo hướng tây và đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. 

Đến 16h chiều nay, tâm bão đang ở trên đất liền 2 tỉnh này, cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 10 - 11.

Trong chiều đến tối nay, bão tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới rồi vùng áp thấp ở trên khu vực trung Lào.

Do ảnh hưởng của bão, ở vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có gió mạnh cấp 6 - 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10 - 11, sâu trong đất liền có gió giật mạnh cấp 6 - 7.

Đề phòng xuất hiện các ổ mây dông mạnh phía trước hoàn lưu bão. Trong điều kiện thời tiết xảy ra mưa dông mạnh, hệ quả đi kèm với nó là cây xanh gãy đổ, các mái tôn, biển hiệu quảng cáo có thể bị thổi bay.

Từ nay đến hết ngày 20-9, ở khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm. 

Đề phòng mưa cường suất lớn (trên 150mm/6 giờ) ở khu vực từ Quảng Trị - Đà Nẵng trong ngày 19-9.

Vùng biển từ Nghệ An đến Đà Nẵng (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6 - 7 (39-61km/h), sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 - 9 (62-88km/h), giật cấp 10 - 11 (89-117km/h), sóng biển cao 3-5m, biển động mạnh.

Ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3-0,5m, kết hợp với thủy triều cao và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp vào chiều tối ngày 19-9.

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhưng gió vẫn giật cấp 10

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia chiều nay, lúc 14h, bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình - Quảng Trị và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng của bão số 4, tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có gió giật mạnh cấp 9; Lệ Thủy (Quảng Bình) gió mạnh cấp 6, giật cấp 10.

Sáng đến trưa nay (19-9), ở khu vực Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã có mưa to, có nơi mưa rất to Tà Long (Quảng Trị) 179mm, Mai Hóa (Quảng Trị) 151mm, Trọng Hóa (Quảng Bình) 114mm,…

Lúc 14h chiều nay tâm áp thấp nhiệt đang trên đất liền Quảng Bình Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 10 (89-102km/h).

Trong chiều nay, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần.

Ở vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị khả năng có gió mạnh cấp 6, vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới cấp 7-8, giật cấp 10, sâu trong đất liền có gió giật mạnh cấp 6-7.

Ven biển các tỉnh từ Nghệ An tới Thừa Thiên Huế cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3-0,5m, kết hợp với triều cao và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp vào chiều ngày 19-9.

Từ chiều 19 đến ngày 20-9, mưa lớn tập trung ở khu vực Thanh Hóa đến Quảng Trị, phổ biến từ 100-250mm, cục bộ có nơi trên 400mm. Đề phòng mưa cường suất lớn trên 100mm/6 giờ ở khu vực từ Hà Tĩnh-Quảng Trị trong chiều và đêm nay.

Quảng Bình, Quảng Trị gấp rút sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm trước "giờ G"

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình, công tác sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm đang được các lực lượng thực hiện nhanh chóng và có tổ chức nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân.

Đặc biệt, người già, trẻ em và các hộ gia đình khó khăn được ưu tiên di dời đến các nơi trú ẩn an toàn như trường học, nhà văn hóa cộng đồng, và các công trình kiên cố.

Các khu vực nằm trong phạm vi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, đặc biệt là các vùng ven biển, vùng trũng thấp và những nơi có nguy cơ sạt lở đất đã được chỉ đạo khẩn trương sơ tán.

Bão số 4: Quảng Bình, Quảng Trị gấp rút sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm trước "giờ G"- Ảnh 1.

Các lực lượng chức năng, vận động sơ tán người dân bản Mít Cát, xã Kim Thủy đến công trình nhà văn hóa

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Hoàng Văn Lình - Chủ tịch UBND xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy - cho biết địa phương vừa hoàn tất việc sơ tán 36 hộ gia đình với 160 nhân khẩu của bản Mít Cát trên địa bàn khỏi địa điểm sạt lở.

"Những hộ dân này nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, nên sáng nay (19-9), xã đã đưa người dân đến vị trí an toàn. Xã đã cung cấp thực phẩm trong vài ngày tới cho người dân để vượt qua bão lụt" – ông Lình nói.

Trong khi đó, ông Trương Văn Minh – Chủ tịch xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa - cho biết khoảng 11 giờ cùng ngày, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ sạt lở đất khiến một nhà tại thôn Tân Lý rạn nứt nhà bếp, may mắn không thiệt hại về người. Lực lượng chức năng đã đến hiện trường di dời hộ gia đình đến nơi an toàn.

Trước đó, chính quyền thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa cũng đã tổ chức di dời gần 40 hộ dân sống dưới chân núi Cây Sường, bởi dãy núi này trước đó xảy ra tình trạng sụt lún, nứt nẻ nhằm phòng tránh tình trạng mưa lớn gây sạt lở và có thể đổ sập xuống bất cứ lúc nào nhằm tránh nguy hiểm tính mạng, tài sản cho người dân.

Tin bão số 4 lúc 14h  

CẬP NHẬT LÚC 14H (19/09) - ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI (SUY YẾU TỪ BÃO SỐ 4)
Vị trí tâm bão: Khoảng 16.9 độ Vĩ Bắc; 106.9 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Bình – Quảng Trị.
- Sức gió mạnh nhất: Cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 10.
- Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15 - 20km/h.

Trời nắng ráo, người dân Đà Nẵng vẫn nâng cao cảnh giác, không chủ quan với bão số 4

Trời nắng ráo, người dân Đà Nẵng vẫn nâng cao cảnh giác, không chủ quan với bão số 4 ảnh 1

Ngày 19/9, tại TP. Đà Nẵng thời tiết nắng ráo, không có gió lớn, tuy nhiên công tác phòng chống mưa bão vẫn được duy trì ở mức cao. Tại âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà) các ngư dân vẫn túc trực, có mặt trên các tàu cá để kiểm tra tàu thuyền bảo đảm an toàn tài sản.

Trời nắng ráo, người dân Đà Nẵng vẫn nâng cao cảnh giác, không chủ quan với bão số 4 ảnh 2

Trao đổi với phóng viên, các ngư dân cho biết, thời tiết nắng ráo không có gió nhưng mọi người vẫn không chủ quan vì thời tiết rất bất thường, khó đoán.

Trời nắng ráo, người dân Đà Nẵng vẫn nâng cao cảnh giác, không chủ quan với bão số 4 ảnh 3

Các ghe, thuyền nhỏ được di chuyển vào sát bờ, trong khi các tàu lớn neo đậu sát nhau ở phía ngoài âu thuyền để tạo thành một hàng rào che chắn nếu có gió. Đây là cách và kinh nghiệm ngư dân miền Trung neo đậu tàu thuyền để bảo vệ tài sản của nhau.

Trời nắng ráo, người dân Đà Nẵng vẫn nâng cao cảnh giác, không chủ quan với bão số 4 ảnh 4

Trong sáng nay, nhiều tàu thuyền có nguy cơ chìm, vào nước vẫn được các ngư dân Đà Nẵng khẩn trương đưa lên bờ đề phòng bất trắc nếu có mưa, gió lớn.

Trời nắng ráo, người dân Đà Nẵng vẫn nâng cao cảnh giác, không chủ quan với bão số 4 ảnh 5

Các ngư dân cho biết, chấp nhận bỏ một khoản tiền từ 400-600 ngàn đồng cho một lần cẩu tàu lên bờ để giảm thiểu thiệt hại nếu có mưa, gió lớn.

Trời nắng ráo, người dân Đà Nẵng vẫn nâng cao cảnh giác, không chủ quan với bão số 4 ảnh 6

Một ngư dân tranh thủ nắng ráo, kiểm tra tàu cá của gia đình đang neo đậu ở âu thuyền Thọ Quang. Mỗi tàu cá hàng tỉ đồng là tài sản lớn của cả gia đình nên ngư dân miền Trung luôn nâng cao cảnh giác khi có cảnh báo mưa, bão.

Trời nắng ráo, người dân Đà Nẵng vẫn nâng cao cảnh giác, không chủ quan với bão số 4 ảnh 7

Nhiều ghe thuyền nhỏ được người dân kéo về nơi cao để bảo quản.

Trời nắng ráo, người dân Đà Nẵng vẫn nâng cao cảnh giác, không chủ quan với bão số 4 ảnh 8

Từ ngày 18/9, Đà Nẵng ngừng tham quan bán đảo Sơn Trà để đề phòng mưa bão. Đến sáng nay, thời tiết nắng ráo, không mưa, gió nhưng các chốt chặn tại khu vực vẫn được duy trì để ngăn không cho phương tiện, người dân không có nhiệm vụ lên bán đảo.

Hà Tĩnh: Mưa trắng trời, sóng bắt đầu to, gió giật mạnh

Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động, trong sáng nay nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh mưa trắng trời.

Có mặt tại bãi biển Vũng Áng, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, cho thấy bắt đầu có sóng to, gió giật mạnh do ảnh hưởng của bão số 4. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người dân bất chấp nguy hiểm đi ra bờ biển để lượm nhặt củi, rác bị sóng đánh tấp vào bờ.

Để đảm bảo an toàn trong mưa bão, trước đó người dân đã chủ động chằng chống nhà cửa, hàng quán cẩn thận.

9b223f9f 5176 40b4 a98b 185604658a02 17267249818572014172630
Chú thích ảnh

Ông Chu Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi, cho biết toàn xã hiện có hơn 700 tàu thuyền công suất các loại, đến thời điểm này đều đã vào nơi tránh trú đảm bảo an toàn. Địa phương cũng đã chủ động triển khai các phương án phòng chống mưa bão để tránh thiệt hại nếu bão đổ bộ vào địa bàn.

Mưa lớn khiến nhiều bản làng ở Quảng Bình, Quảng Trị bị cô lập, chia cắt

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, trong đêm 18-9 đến trưa 19-9, tại các huyện miền núi biên giới Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình xảy ra mưa lớn gây chia cắt cục bộ, khiến nhiều bản, làng trong khu vực bị cô lập.

Một số sông suối ở xã Dân Hóa, Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, mực nước ở các sông suối dâng cao gây ngập và chia cắt cục bộ nhiều tuyến đường dẫn vào các bản làng vùng biên của tại các địa phương này..

Nước chảy xiết từ các thượng nguồn đã khiến một số khu vực dân cư bị cô lập hoàn toàn. Người dân ở bản K Ai (xã Dân Hóa) cho biết ngầm tràn, con đường duy nhất dẫn vào bản đã bị ngập, nước dâng cao gần 1m khiến người và phương tiện không thể qua lại.

Bão số 4: Mưa lớn khiến nhiều bản làng ở Quảng Bình, Quảng Trị bị cô lập, chia cắt- Ảnh 1.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng, công an và chính quyền địa phương túc trực tại điểm bị ngập

Bão số 4: Mưa lớn khiến nhiều bản làng ở Quảng Bình, Quảng Trị bị cô lập, chia cắt- Ảnh 2.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng, công an và chính quyền địa phương túc trực tại điểm bị ngập

Tại ngầm CuPi, Tà Cổ ở xã Trọng Hóa xảy ra xói lở, nước dâng cao khoảng 0,5 - 1 m khiến 2 bản làng của địa phương bị cô lập, chia cắt, người và phương tiện không thể lưu thông. Các đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, Đồn Biên phòng Ra Mai thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã phối hợp chính quyền địa phương cắm biển báo, tuyên truyền người dân không qua lại khu vực nước chảy xiết.

Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị trong chiều nay, gió giật đến cấp 11

Trưa nay (19/9), ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, đến 10h sáng nay, vị trí tâm bão số 4 (tên quốc tế là Soulik) ở trên vùng biển Quảng Bình - Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 10-11 (89-117km/h); di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 25km/h.

Theo ông Khiêm, chỉ còn vài tiếng nữa, khoảng đầu giờ chiều, bão số 4 sẽ áp sát bờ biển Quảng Bình – Quảng Trị với sức gió gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10-11. Vùng gió cấp 6, giật trên cấp 8-9 mở rộng từ khu vực ven biển đất liền Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.

bao so 4.jpg
Dự báo diễn biến bão (trong 24 giờ tới). Nguồn: NCHMF

Từ sáng sớm nay, hoàn lưu bão số 4 đã gây mưa rất lớn, thời tiết xấu trải rộng khắp khu vực nam đồng bằng đến Nam Trung Bộ. Lượng mưa trong đêm qua đến sáng nay ở một số khu vực thuộc Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị rất lớn, có nơi trên 200mm. 

Ông Khiêm nhận định, lượng mưa lớn tập trung ở khu vực này còn tiếp tục trong ngày và đêm nay. Nguy cơ rất lớn xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi phía Tây.

“Chúng tôi tiếp tục cảnh báo, hoàn lưu bão số 4 gây ra lượng mưa rất lớn trên phạm vi rất rộng ở khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, khu vực nam đồng bằng, thậm chí cả khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Do đó, chúng tôi vẫn nhấn mạnh nguy cơ lũ quét và sạt lở đất, đặc biệt là khu vực vùng núi phía Tây ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ, trong đó tập trung các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An”, ông Khiêm lưu ý.      

Hà Tĩnh có gió giật mạnh, mưa lớn ở các huyện phía nam

Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, ghi nhận khoảng 9h tại địa bàn huyện Cẩm Xuyên mưa xối xả, phương tiện lưu thông trên quốc lộ 1 hạn chế tầm nhìn, xe cộ phải di chuyển rất chậm.

Vùng ven biển xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh) gió giật mạnh, sóng biển dữ dội cuốn rất nhiều rác dạt vào bờ biển.

Hà Tĩnh có gió giật mạnh, mưa lớn ở các huyện phía Nam - Ảnh 2.

Sóng biển dữ dội cuốn theo rác thải lên bờ biển xã Kỳ Lợi - Ảnh: LÊ MINH

Đang đưa chiếc thuyền nhỏ lên bờ, ông Chu Hải Cảnh (71 tuổi, ngụ thôn Hải Phong 2, xã Kỳ Lợi) - cho biết những ngày qua nghe tin áp thâos nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, nên ông cho thuyền nằm bờ không ra khơi tránh nguy hiểm.

"Sáng nay sóng mạnh nên tôi nhờ thêm một số người dân khiêng con thuyền đưa lên khu vực cao hơn, tránh bị sóng đánh hư hỏng thuyền hoặc trôi mất" - ông Cảnh nói.

Dọc bờ biển, hai ngày qua các hộ dân đã tranh thủ chằng chống xong nhà cửa, các quán hàng cũng tạm đóng cửa để tránh nguy cơ bị thiệt hại.

Thừa Thiên Huế lên phương án di dời hơn 3.700 hộ dân trước nguy cơ lũ quét

Theo thông tin trên báo VOV, tại tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa lớn diện rộng, phổ biến từ 10mm-30mm, có nơi mưa to kéo dài như Vườn Quốc gia Bạch Mã 39mm. Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu áp tháp nhiệt đới, bão trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ sáng nay 19/9 đến ngày 21/9 có mưa to, mưa rất to và rải rác có dông. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. 

Hiện nay các công trình hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn tỉnh này đang ở mực nước thấp, đảm bảo an toàn. Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cập nhật cảnh báo các vị trí có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất vùng đồi núi, các tuyến giao thông; sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn. Trung tâm điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế cập nhật, công bố lên hệ thống HueS để người dân chủ động phòng tránh sạt lở đất. 

Các địa phương, đơn vị chủ động phương án sơ tán, di dời hơn 3.700 hộ với 13.600 khẩu để đối phó lũ quét, sạt lở đất.

350 xã ở miền Trung nguy cơ sạt lở đất

24 giờ qua, ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi mưa lớn như tại Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế hơn 480 mm, Trà My tỉnh Quang Nam gần 340 mm, Trà Nham tỉnh Quảng Ngãi gần 300 mm, A Bung tỉnh Quảng Trị hơn 210 mm. Mưa lớn khiến độ ẩm đất gần hoặc trên trạng thái bão hòa, nguy cơ sạt lở cao.

Trang http://luquetsatlo.nchmf.gov.vn của cơ quan khí tượng cảnh báo có 350 xã ở 10 tỉnh, thành phố miền Trung, Tây Nguyên nguy cơ sạt lở đất. Cấp độ rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét ở Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế là cấp hai trên thang ba cấp, các tỉnh còn lại ở cấp một.

Cụ thể, nguy cơ sạt lở, lũ quét ở mức rất cao tại Hòa Vang, Liên Chiểu, Sơn Trà của TP Đà Nẵng; A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, TP Huế, Hương Thủy, Hương Trà của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tỉnh Quảng Trị có Cam Lộ, Đa Krông, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh; Quảng Nam là Bắc Trà My, Đại Lộc, Đông Giang, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Nam Giang, Nam Trà My, Nông Sơn, Núi Thành, Phú Ninh, Phước Sơn, Quế Sơn, Tây Giang, Thăng Bình, Tiên Phước.

Các huyện Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa của tỉnh Quảng Bình; Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh; Anh Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương của tỉnh Nghệ An; Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa có nguy cơ sạt lở đất.

Quảng Ngãi có các huyện Ba Tơ, Bình Sơn, Mộ Đức, Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa, Đức Phổ; Kon Tum có Đăk Glei, Ngọc Hồi, Tu Mơ Rông cũng đối diện nguy cơ sạt lở đất.

Tin nhanh báo số 4

Theo thông tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào lúc 10h ngày 19/9 tâm bão đã ở trên vùng biển ven bờ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế. Cường độ cấp 8-9, giật cấp 11.

Miền núi Quảng Nam xuất hiện sạt lở, di dời khẩn hàng chục hộ dân

Tại tỉnh Quảng Nam, theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, sau khoảng hơn 1 ngày mưa lớn liên tục, từ tối 18-9 đến trưa 19-9 trời đã tạnh mưa, nhiều thời điểm có nắng nhẹ.

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam, trong ngày 18-9, các địa phương trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 70- 230 mm, riêng Trà My 357 mm, Tam Trà 341.4 mm, Hồ Nước Ron 317 mm, Tam Kỳ 270.6 mm, Kỳ Phú 270.4 mm, Tiên Phước 260 mm…

Mưa lớn liên tục đã gây ra sạt lở đất tại một số địa phương miền núi, trong đó nhiều nhất là tại huyện Nam Trà My – địa phương thường xuyên xảy ra sạt lở đất ở tỉnh Quảng Nam.

Theo ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, trong ngày 18-9, mưa lớn đã gây sạt lở tại một số tuyến đường, ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện.

Miền núi Quảng Nam xuất hiện sạt lở, di dời khẩn hàng chục hộ dân- Ảnh 4.

Các hộ dân ở vùng có nguy cơ sạt lở tại huyện Nam Trà My được di dời đến nơi an toàn Ảnh: QRT

Để đề phòng thiệt hại, huyện Nam Trà My đã chỉ đạo cho các địa phương di dời khẩn cấp trên 60 hộ với gần 200 nhân khẩu đến nơi an toàn. Ông Dũng cho hay từ khuya 18-9, tại Nam Trà My đã ngớt mưa tuy nhiên dự báo mưa sẽ quay trở lại khi bão số 4 vào đất liền các tỉnh miền Trung.

Miền núi Quảng Nam xuất hiện sạt lở, di dời khẩn hàng chục hộ dân- Ảnh 1.
Miền núi Quảng Nam xuất hiện sạt lở, di dời khẩn hàng chục hộ dân- Ảnh 2.
 

Bão gây gió mạnh ở đảo, cầu tràn ở miền núi nước ngập 1 mét

Theo Trung tá Nguyễn Đình Cường - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cồn Cỏ (Biên phòng Quảng Trị) chia sẻ trên BáoLao động cho biết, từ chiều 18.9 đến nay trên địa bàn huyện đảo có mưa lớn, gió theo từng đợt.

Từ ngày 17.9, đơn vị huy động các cán bộ, chiến sĩ phối hợp với huyện, cùng các đơn vị, người dân triển khai cắt tỉa cây xanh, sử dụng các bao cát để hỗ trợ người dân, các cơ quan gia cố mái lợp đề phòng gió mạnh gây tốc mái. Đưa phương tiện đánh bắt thủy hải sản như ghe, thuyền thúng lên bờ và neo đậu đảm bảo an toàn. Khi bão đổ bộ, sẽ tiến hành di dân đến những khu nhà kiên cố. Ngoài ra, đồn đã cử một tổ gồm 9 đồng chí túc trực khi có tình huống xảy ra.

Hiện tại, mưa ở tỉnh Quảng Trị xảy ra theo từng đợt. Đập tràn thôn Loa ở xã Ba Tầng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) nước cao 1m. Quốc lô 15D, tràn Tà Rụt - A Vao đường liên xã Tà Rụt, A Vao, tràn Ly Tôn xã Tà Long thuộc huyện Đakrông, nước bắt đầu lên.

Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8

Trước diễn biến bão số 4, chia sẻ trên báo Vietnamnet, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: "Dù là áp thấp nhiệt đới hay bão số 4 mạnh cấp 8, chúng tôi vẫn khuyến nghị người dân không nên nghĩ rằng đó là gió yếu, đặc biệt là khi hoàn lưu cơn bão rất rộng, không chỉ tác động trực tiếp vào Bắc và Trung Trung Bộ mà còn mở rộng ra các khu vực khác như nam đồng bằng ven biển Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ do kết hợp hoàn lưu gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới".

Ông Khiêm nhận định, hệ thống thời tiết xấu này có thể làm xuất hiện các hiện tượng mưa, giông, lốc xoáy kèm gió giật mạnh.

"Chúng tôi nhấn mạnh rất nhiều lần rằng gió giật mạnh trong giông, lốc xoáy thì mạnh, thậm chí nguy hiểm hơn cơn bão mạnh, rất nguy hiểm đối với các hoạt động trên biển cũng như trên bờ, nhất là các khu neo đậu tàu thuyền, lồng bè, nuôi trồng thủy sản. Chúng ta tuyệt đối không nghĩ đây là cơn bão cấp 8 mà xem nhẹ tốc độ gió", ông Khiêm nhấn mạnh.

Về tình hình mưa lớn, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, bão số 4 kết hợp dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn diện rộng. Mưa lớn đã bắt đầu từ đêm qua đến nay, tiếp tục kéo dài trong những ngày tới.

Từ nay tới 2 ngày tới, lượng mưa ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có thể từ 100 – 300mm, có nơi lên tới 500mm. Trọng tâm mưa lớn tại các địa phương: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị… với cường suất lớn trên 100mm trong vòng 3 – 6 giờ khi bão tác động trực tiếp.

Ngoài ra, mưa lớn cũng có thể xuất hiện ở khu vực nam đồng bằng Trung Bộ, Thanh Hóa, Tây Nguyên và Nam Bộ. Lưu ý, mưa tại khu vực Tây Nguyên (Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng…) có thể dẫn tới tình trạng sạt lở đất. Mưa lớn tại Nam Bộ dẫn tới các vấn đề ngập úng đô thị…

“Với lượng mưa lớn tới vài trăm milimet, vùng núi phía Tây và Bắc Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên đều nằm trong cảnh báo nguy cơ cao lũ quét và sạt lở đất trong những ngày tới”, ông Khiêm lưu ý.

Tạm "đóng cửa" sân bay Đồng Hới ứng phó bão số 4

Tạm ngừng tiếp thu, khai thác máy bay tại sân bay Đồng Hới từ 15 giờ đến 22 giờ ngày 19-9. Các sân bay khác nằm trong khu vực ảnh hưởng của bão số 4 (Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai và Vinh) sẵn sàng phương án ứng phó.

Đó là nội dung chính trong văn bản Cục Hàng không Việt Nam gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không triển khai các phương án phòng chống, ứng phó cơn bão số 4.

Tạm "đóng cửa" sân bay Đồng Hới ứng phó bão số 4- Ảnh 1.

Các sân bay bảo vệ các phương tiện, thiết bị tại sân bay để hạn chế thiệt hại do mưa, bão gây ra đến mức thấp nhất. Ảnh: Phan Công

Theo đó, để bảo đảm an toàn khai thác trong thời gian bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Cục Hàng không yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ động theo dõi diễn biến của áp thấp nhiệt đới/bão số 4 với tinh thần phòng, chống từ trước, từ xa, đảm bảo sẵn sàng 4 tại chỗ.

 

Cục Hàng không quyết định tạm ngừng tiếp thu, khai thác máy bay tại Cảng hàng không Đồng Hới từ 15 giờ đến 22 giờ ngày 19-9.

Cục Hàng không yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chỉ đạo các sân bay nằm trong khu vực ảnh hưởng của bão số 4 (sân bay Đồng Hới, sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay quốc tế Phú Bài, sân bay Chu Lai và sân bay Vinh) kiểm tra hệ thống kết cấu hạ tầng sân bay, hệ thống thông tin liên lạc… để kịp thời phát hiện và xử lý các hư hỏng (nếu có) nhằm bảo đảm an toàn cho các công trình, đài trạm, đảm bảo an toàn cho hoạt động khai thác tại sân bay.

Đồng thời bố trí trực 24/24 giờ, chủ động cập nhật thông tin khí tượng để kịp thời đề xuất phương án khai thác phù hợp, an toàn.

Bão số 4 mạnh thêm vào Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế, mưa rất to tới 500 mm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 9 giờ sáng nay 19-9, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông, cách đảo Cồn Cỏ khoảng 90 km về phía Đông; cách Quảng Trị khoảng 120 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 11. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 25 km/giờ.

Hiện nay tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Đồng Hới (Quảng Bình) có gió giật mạnh cấp 7.

Đêm qua đến sáng nay ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to: Hòa Bắc (Đà Nẵng) 152 mm; Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế) 270 mm, Hương Phú (Thừa Thiên Huế) 249 mm; Đăkrông (Quảng Trị) 112 mm...

Đến 13 giờ ngày 19-9, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20-25 km/giờ.

 

Đến 19 giờ ngày 19-9, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Trị. Sức gió mạnh mạnh cấp 6, giật cấp 10; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20 km/giờ.

Khuyến cáo những việc cần làm trước, trong và sau bão

KHUYẾN CÁO NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC, TRONG VÀ SAU BÃO- Ảnh 1.
KHUYẾN CÁO NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC, TRONG VÀ SAU BÃO- Ảnh 2.
KHUYẾN CÁO NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC, TRONG VÀ SAU BÃO- Ảnh 3.
KHUYẾN CÁO NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC, TRONG VÀ SAU BÃO- Ảnh 4.
KHUYẾN CÁO NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC, TRONG VÀ SAU BÃO- Ảnh 5.
KHUYẾN CÁO NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC, TRONG VÀ SAU BÃO- Ảnh 6.

Nhiều tỉnh miền Trung cho học sinh nghỉ học tránh bão số 4

Sáng 19/9, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh, Sở GD&ĐT vừa đề nghị các Phòng GD&ĐT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và díao dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc thông báo cho học sinh nghỉ học ngày 19/9 để tránh bão số 4.

Sáng cùng ngày, trả lời Báo điện tử VTC News, bà Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, chiều qua (18/9), UBND tỉnh vừa họp và quyết định giao về cho các địa phương, tùy theo tình hình thực tế để học sinh nghỉ học để tránh bão số 4.

Chiều 18/9, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cũng có văn bản gửi cho Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố, các trường THPT, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên thông báo cho học sinh nghỉ học ngày 19/9.

Sở GD&ĐT Quảng Nam yêu cầu các đơn vị phân công trực ban và báo cáo kịp thời tình hình mưa bão, lũ quét, các thiệt hại và biện pháp khắc phục về Sở GD&ĐT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Trước đó, để đảm bảo an toàn, trưa 18/9, Sở GD&ĐT Đà Nẵng quyết định cho toàn bộ học sinh trên địa bàn nghỉ học từ chiều 18 đến hết ngày 19/9.

Bão số 4 chỉ còn cách đất liền hơn 170km, dự báo chiều nay đổ bộ Quảng Trị-Quảng Nam

Vào 6h sáng nay 19/9, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 173km về phía Đông Bắc, Quảng Trị khoảng 190km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10.

Trong ngày hôm nay, bão số 4 giữ nguyên cường độ, di chuyển theo hướng Tây với vận tốc 20-25km/h. Vào 16h chiều nay, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 17,2 độ Kinh Đông-107,2 độ Vĩ Bắc; trên vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Quảng Nam rồi đi thẳng vào đất liền các tỉnh.

 

Vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), sóng biển cao 3,0-5,0m, biển động mạnh.

Bão số 4 được dự báo đổ bộ vào Quảng Trị - Quảng Nam vào cuối giờ chiều nay 19/9

Bão số 4 được dự báo đổ bộ vào Quảng Trị - Quảng Nam vào cuối giờ chiều nay 19/9

Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, ở khu vực biển từ Bình Định đến Cà Mau; phía Nam của khu vực giữa Biển Đông, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 3,0-5,0m.

Ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3-0,5m, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp.

Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Từ sáng ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.

Từ ngày 19/9 đến ngày 20/9, ở khu vực Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm. Đề phòng mưa cường suất lớn (>150mm/6 giờ) ở khu vực từ Quảng Trị-Đà Nẵng trong ngày 19/9.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cảnh báo hoàn lưu của bão số 4 rất rộng, không chỉ ở khu vực Bắc Trung bộ và còn mở rộng ra Trung Trung bộ, Tây Nguyên, Nam bộ và đồng bằng Bắc bộ do tác động của hoàn lưu gió mùa tây nam đang hoạt động.

Do vậy, có thể xuất hiện các hiện tượng giông lốc, kèm gió giật mạnh. Ông Khiêm đặc biệt lưu ý, gió giật mạnh trong giông lốc xoáy còn nguy hiểm hơn gió trong bão, rất nguy hiểm cho các hoạt động ven bờ như nơi neo đậu lồng bè, nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra, bão kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới, cùng thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa tây nam nên gây mưa lớn diện rộng, mưa từ hôm qua và còn kéo dài những ngày tới.

Nhóm PV

Cùng chuyên mục

Mỹ nhân đẹp nhất phương Đông 40 năm chưa từng thất bại, hưởng đặc quyền mà các siêu sao khác nằm mơ cũng không có được

Thứ 5, 03/10/2024 23:33
Nữ diễn viên là huyền thoại màn ảnh, luôn tỏa sáng trong mọi bộ phim cô tham gia, đè bẹp các đàn em.

Game thủ lấy Black Myth: Wukong để so với Oner trong trận ra quân CKTG 2024

Thứ 5, 03/10/2024 23:01
Khán giả LPL không ngần ngại so sánh Oner với một màn đấu trong Black Myth: Wukong sau ngày ra quân CKTG 2024 thảm họa.

Ảnh: Kiểm tra đột xuất kho hàng "khủng" của hot Tiktoker “Phan Thủy Tiên”

Thứ 5, 03/10/2024 22:43
Các sản phẩm tại đây được bán bằng hình thức livestream trên các nền tảng thương mại điện tử với nhiều tài khoản khác nhau, điển hình là tài khoản TikToker "Phan Thủy Tiên".

T1 đã chọn một vị tướng "sở đoản" và kết thúc ngày ra quân CKTG 2024 thảm họa

Thứ 5, 03/10/2024 21:37
T1 đã có một sai lầm vô cùng nghiêm trọng ở trận ra quận CKTG 2024.

Chân dung hot Tiktoker Phan Thuỷ Tiên liên quan 10.000 chai nước hoa nghi nhập lậu

Thứ 5, 03/10/2024 21:23
Vào ngày 3/10, trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu của nữ hot tiktoker Phan Thủy Tiên bị tạm giữ.
     
Nổi bật trong ngày

Ông Vance tuyên bố Mỹ cần một Tổng thống có kinh nghiệm, ông Walz nói bà Harris là sức mạnh mới

Thứ 4, 02/10/2024 07:59
Hai ứng viên phó tổng thống Tim Walz và JD Vance đã có cuộc tranh luận trực tiếp trên kênh CBS News vào lúc 8 giờ sáng nay 2/10 (theo giờ Việt Nam).

Vừa được hồi sinh tại "Anh trai vượt ngàn chông gai", Hà Lê đã xuất hiện tại Gala Better Choice Awards với màn trình diễn khiến cả khán đài nao lòng

Thứ 4, 02/10/2024 23:02
Hà Lê xuất hiện tại Gala Better Choice Awards 2024, mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả.

Loạt sản phẩm và thương hiệu được vinh danh tại Better Choice Awards 2024: Samsung thắng lớn với 3 giải

Thứ 5, 03/10/2024 14:09
Tối ngày 2/10, sự kiện Better Choice Awards (BCA) 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) tại Hòa Lạc. Đây là một trong những lễ trao giải công nghệ uy tín hàng đầu Việt Nam, nhằm tôn vinh các sản phẩm, thương hiệu và ứng dụng mang lại trải nghiệm sáng tạo, phù hợp và tiện ích cho người tiêu dùng.

Ngay trước năm 2030, TP đông dân nhất Việt Nam sẽ có tuyến đường sắt nhẹ nối thẳng đến sân bay 16 tỷ USD?

Thứ 4, 02/10/2024 11:28
Dự án 3,4 tỷ USD sẽ kết nối ga cuối của đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với sân bay lớn nhất Việt Nam.

Sự nổi tiếng chẳng có gì là nguy hiểm, nếu mình tử tế!

Thứ 4, 02/10/2024 23:06
Chính cái cách mà Negav biết bắt cơ hội đã đưa anh từ 1 rapper vô danh lên thành hiện tượng mới nổi. Nhưng vì sao Negav lại ra nông nỗi như bây giờ?
xe.nguoiduatin.vn