Bình cứu hỏa trong xe, tăng thêm mối nguy hiểm cho người sử dụng
Liên quan đến thông tư 57 của Bộ Công an quy định về việc lắp bình cứu hỏa trong xe hơi, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Văn Tạch, chuyên viên phòng logistics, Công ty ôtô Toyota Việt Nam (TMV), một người có nhiều năm hoạt động và nghiên cứu sâu về lĩnh vực xe hơi.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Tạch cho biết: “Về nguyên tắc, những chiếc xe hơi được thiết kế đã có các chi tiết triệt tiêu hỏa hoạn bằng các vật liệu cách nhiệt, chịu nhiệt tại những điểm phát sinh nhiệt. Do vậy theo tôi, việc trang bị bình cứu hỏa cho các xe cá nhân là không cần thiết”.
Bình chữa cháy để trong xe hơi, tăng thêm mối nguy hiểm cho người sử dụng
Ông Tạch nhấn mạnh, trên thực tế, thỉnh thoảng vẫn có trường hợp xe bị cháy. Trong trường hợp đó thì cần điều tra rõ nguyên nhân cháy là gì từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. “Nguyên nhân có thể là do chập điện, do rò rỉ nhiên liệu... Những yếu tố này chủ yếu liên quan đến bảo dưỡng, sửa chữa. Tất nhiên đôi khi bị va chạm mạnh cũng có thể gây cháy nhưng rất hiếm".
Với cách bảo quản của bình chữa cháy thì phải đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 50 độ C. Nếu để ngoài nhà phải có mái che. Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động... Vậy nó có phù hợp khi để trong xe hay sẽ gây thêm mỗi nguy hại cho người sử dụng?
Ông Lê Văn Tạch, chuyên viên phòng logistics, Công ty ôtô Toyota Việt Nam (TMV) trao đổi với PV.
Trả lời cho câu hỏi này, ông Tạch nhấn mạnh. “Trong xe ô tô chịu tác động của hiệu ứng nhà kính nên nếu xe đóng kín cửa và để ngoài nắng nóng