Bếp có thể nói là trái tim của mỗi gia đình, nơi giữ lửa yêu thương qua những bữa ăn ngon. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng những thói quen nấu nướng tưởng chừng vô hại, thậm chí tiết kiệm lại có thể gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng.
Nếu đang có dù chỉ một trong số 5 thói quen dưới đây, hãy bỏ ngay trước khi bạn khiến cả nhà mắc ung thư, bệnh tật.
1. Rửa thịt sống dưới vòi nước chảy
Rửa thịt sống dưới vòi nước là thói quen tưởng chừng sạch sẽ nhưng lại gây hại do tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm khuẩn. Khi rửa, vi khuẩn từ thịt có thể phát tán ra không khí, bám vào dụng cụ chế biến và các thực phẩm khác, dẫn đến nhiễm khuẩn chéo. Điều này làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm do các vi khuẩn như Salmonella, E. coli. Thay vì rửa thịt sống, hãy dùng khăn giấy lau sạch bề mặt và nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn thực phẩm.
2. Tái sử dụng dầu ăn nhiều lần
Nghiên cứu từ Đại học Illinois (Mỹ) cho thấy dầu ăn đun nóng nhiều lần sẽ phân hủy, sinh ra chất độc hại như PAHs và HCAs, gây ung thư. Dầu chiên đi chiên lại mất giá trị dinh dưỡng, các vitamin bị phá hủy. Cặn cháy còn lại trong dầu cũng rất nguy hiểm, không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư mà còn ảnh hưởng sức khỏe khi hít phải khói dầu. Nên tốt nhất là không tái sử dụng dầu ăn, nếu có cũng chỉ làm 1 lần duy nhất sau khi lọc cặn bẩn và bảo quản kín, chỉ dùng trong thời gian 1 - 2 ngày.
3. Lâu không thay vật dụng nhà bếp
Các vật dụng như thớt gỗ, đũa gỗ... dù có bền đến mấy cũng không thể tồn tại đến hàng chục năm nhưng không phải ai cũng hiểu điều này. Thậm chí, chỉ sau một thời gian sử dụng, vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển và dễ làm sản sinh độc tố aflatoxin. Đây là một chất gây ung thư cực mạnh.
Hay với nồi cơm điện, sau 3 - 5 năm, lớp mạ bên trong có thể bong ra, làm ảnh hưởng đến chất lượng cơm và có thể dẫn đến nhiễm nhôm. Các chảo chống dính cũng vậy. Vì vậy, nên thay mới đồ dùng nhà bếp khi phát hiện hư hại để bảo vệ sức khỏe.
4. Tận dụng thực phẩm đã nấm mốc, mọc mầm
Nhiều người thường tiết kiệm bằng cách tận dụng thực phẩm mọc mầm, nấm mốc. Họ nghĩ rằng cắt bỏ phần nấm mốc, mọc mầm là đủ để loại bỏ độc tố. Tuy nhiên, độc tố đã lan ra các phần còn tươi nguyên và thậm chí không biến mất ngay cả khi nấu chín.
Các thực phẩm như lạc, khoai lang, gạo, đậu tương khi bị mốc có thể sinh ra aflatoxin, một chất gây ung thư cực mạnh, hủy hoại gan và tổn thương DNA. Khoai tây mọc mầm chứa safrole, độc tính cao, có thể gây tổn thương tiêu hóa, viêm loét dạ dày và dẫn đến ung thư nếu không điều trị kịp thời.
5. Không dùng hoặc tắt máy hút mùi ngay khi nấu xong
Khói dầu và khói từ thực phẩm, đặc biệt là món chiên, rán, nướng, có thể gây ung thư phổi và làm tăng nguy cơ bệnh hô hấp. Khi sử dụng thịt hoặc thực phẩm chế biến sẵn, khói chứa nhiều chất độc hại như benzopyrene và dinitrophenol. Hít phải khói này thường xuyên gây khó chịu, buồn nôn, và có thể làm nặng thêm bệnh hen suyễn, viêm họng.
Vì vậy, nên sử dụng máy hút mùi và cũng không nên tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu xong bởi khói độc vẫn lảng vảng trong không khí. Để bảo vệ sức khỏe, nên máy hút mùi hoạt động thêm 10 - 15 phút sau khi nấu xong, đồng thời mở cửa sổ và đậy nắp vung khi nấu để giảm khói.
Nguồn và ảnh: NetEase Health, QQ
Ngọc Ái