Những gen này có thể được coi là nguyên mẫu của các gen "siêu năng lực", mặc dù chúng sẽ không cho phép một người trở thành siêu nhân giống như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, nhưng nó có thể khiến một người "tốt" hơn người bình thường ở một số khía cạnh.
Người sở hữu giấc ngủ siêu ngắn
Cảm nhận thông thường cho rằng người lớn nên ngủ khoảng 8 tiếng. Nếu không ngủ đủ giấc, bạn không chỉ mệt mỏi về tinh thần, giảm khả năng miễn dịch mà khả năng phán đoán và trí nhớ cũng có thể bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, một số người dường như cần rất ít thời gian hơnđể duy trì năng lượng và thậm chí có thể làm việc cả ngày mà không cảm thấy buồn ngủ.
Bạn có thể nghĩ rằng họ đang cố gắng cầm cự, nhưng thực tế, họ có thể được sinh ra với một đột biến gen hiếm gặp. Một nhóm nghiên cứu do Fu Yinghui, giáo sư thần kinh học tại Đại học California, dẫn đầu, đã phát hiện ra rằng có một loại gen có tên là "DEC2" trong cơ thể con người. Nó ảnh hưởng đáng kể đến hành vi giấc ngủ. Khi gen này đột biến, một người chỉ cần ngủ khoảng 6,25 giờ mỗi đêm để được nghỉ ngơi đầy đủ, dọn sạch chất thải trong cơ thể một cách hiệu quả và lấy lại năng lượng.
Sau khi giáo sư Fu Yinghui công bố kết quả thí nghiệm, ông đã nhận được mail từ khắp nơi trên thế giới với những lời tuyên bố có khả năng ngủ ngắn hơn người bình thường. Sau đó ông đã tìm được hai cha con chỉ ngủ trung bình 4-5 tiếng mỗi ngày, ít hơn gần một nửa so với người bình thường nhưng dường như họ không chịu bất kỳ tác động tiêu cực nào từ việc thiếu ngủ.
Sau khi giải trình tự gen của hai cha con, nhóm nghiên cứu phát hiện họ có đột biến gen "npsr1" hiếm gặp hơn đột biến gen "DEC2". Những người mang đột biến gen này vô cùng hiếm, và chỉ có khoảng 1/4 triệu người sở hữu đột biến này. Nhóm người này chỉ cần ngủ 4-5 tiếng mỗi ngày để nạp lại năng lượng cho cơ thể. Và những người mang đột biến gen "npsr1" không chỉ có thể phục hồi thể lực sau một thời gian ngủ ngắn. Nó thậm chí có thể ngăn ngừa mất trí nhớ do thiếu ngủ.
Người sở hữu bộ xương siêu khỏe
Chắc hẳn mọi người đều rất quen thuộc với Wolverine trong loạt phim "X-Men", có thể nói anh ấy là nhân vật tiêu biểu của loạt phim. Ngoài khả năng tự phục hồi siêu phàm, khả năng của Wolverine còn đến từ hợp kim Adamantium được cấy vào xương khiến xương của anh gần như không thể bị phá hủy.
Vậy con người thực tế có thể sở hữu khả năng này không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải bắt đầu với độ cứng của xương người. Độ cứng của xương người được kiểm soát bởi một gen có tên LRP5. Chức năng của gen này là điều chỉnh mật độ và sức mạnh của xương người.
Gen này rất quan trọng đối với sức khỏe con người vì nó có liên quan đến chứng loãng xương, một bệnh xương phổ biến. Loãng xương là do đột biến gen LRP5 khiến xương trở nên yếu và dễ gãy. Nhưng điều tuyệt vời gì sẽ xảy ra nếu gen LRP5 đột biến theo hướng khác?
Các nhà khoa học đã phát hiện ra đột biến gen hiếm gặp này trong một gia đình ở Connecticut, Mỹ. Các thành viên của gia đình này có khối lượng xương tăng lên rất nhiều và có mật độ xương đáng kinh ngạc do đột biến gen LRP5.
Xương của họ cứng hơn nhiều lần so với người bình thường nên việc gãy xương gần như không thể xảy ra. Hơn nữa, làn da của họ cũng trẻ hơn so với lứa tuổi, và các nhà khoa học tin rằng các thành viên của gia đình này không có nguy cơ bị gãy xương ngay cả khi họ gặp phải một vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng.
Nghe có vẻ khó tin nhưng việc có được siêu năng lực như vậy không phải là một điều hoàn toàn tốt, bởi nó cũng mang đến một số tác dụng phụ và rủi ro. Những người bị đột biến gen LRP5 có thể khiến xương phát triển quá mức, gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh, dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp xấu nhất, họ thậm chí có thể bị mất thính giác.
Đồng thời, khi những người này già đi, họ cũng sẽ phải đối mặt với một số vấn đề mà người bình thường sẽ không gặp phải. Ví dụ, nếu họ cần phẫu thuật thay khớp, các bác sĩ có thể nhận thấy xương của họ quá đặc và không thể lắp khớp nhân tạo, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của họ. Điều này giống như Wolverine trong phim, mặc dù có siêu năng lực nhưng cũng phải trả giá đắt khi về già.
Người sở hữu dòng máu quý hơn vàng
Hầu hết mọi người có lẽ chỉ có thể kể tên bốn nhóm máu phổ biến: A, B, AB và O. Có lẽ một số người đã nghe nói đến máu RH âm tính. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết rằng các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 30 nhóm máu ở người, một trong số đó cực kỳ hiếm và được mệnh danh là “máu vàng”.
Nhóm máu này là RH null, có đặc điểm là không có bất kỳ kháng nguyên RH nào trên màng hồng cầu nên có thể truyền an toàn cho tất cả những người có máu RH âm tính. Theo thống kê, trong 50 năm qua, trên thế giới chỉ có 43 người được phát hiện có nhóm máu này.
Nếu nhóm máu của bạn là RH null và là nhóm máu O thì máu của bạn là loại máu vàng tốt nhất. Bởi vì máu RH null loại O không chỉ có thể được truyền cho tất cả những người có máu RH âm tính mà còn có thể truyền cho tất cả những người có máu RH dương tính, nghĩa là nó có thể được truyền cho bất kỳ ai trên thế giới mà không gây ra sự đào thải miễn dịch. Hiện tại, trên thế giới chỉ có chín người có được dòng máu toàn năng như vậy.
Tuy nhiên, với những người có dòng máu vàng thì đây không phải là điều may mắn mà là một cơn ác mộng khủng khiếp. Khi bản thân họ cần được truyền máu, chỉ có máu “cùng loại” mới có thể giúp được họ, và trên thế giới chỉ có 43 người cùng loại có dòng máu vàng, và họ được phân bổ ở các quốc gia và khu vực khác nhau.
Vì vậy, để tránh khi xảy ra tai nạn, chủ nhân của dòng máu vàng sẽ rút máu của chính mình hàng năm và cất giữ trong ngân hàng máu để bảo vệ cho chính mình.
Do sự hiếm có và bí ẩn của nhóm máu này, nhiều người có dòng máu vàng chọn cách giữ kín danh tính và không muốn tiết lộ danh tính để tránh gây ra những rắc rối không đáng có. Họ lo lắng rằng họ sẽ là mục tiêu của các nhà khoa học hoặc tội phạm có ý đồ xấu xa, hoặc họ sẽ bị buộc phải trở thành “ngân hàng máu sống” của người khác.
Tham khảo: Zhihu