Chuyển tiền trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay từ 1/7

Chuyển tiền trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay từ 1/7

Thứ 4, 27/03/2024 15:13
Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay.

Thời gian qua, rất nhiều người dân đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền. Thủ đoạn của các đối tượng này rất tinh vi như tự xưng cơ quan chức năng như: Công an, thanh tra giao thông... và đưa ra các tình huống khiến người dân mất cảnh giác, truy cập vào phần mềm, đường link có mã độc. Sau đó, đối tượng vào tài khoản, thậm chí chiếm quyền kiểm soát điện thoại để lấy hết tiền.

Do đó, Quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 được kỳ vọng sẽ phần nào hạn chế được tình trạng lừa đảo cũng như vô hiệu hóa luôn nạn mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng đã tồn tại suốt thời gian qua.

cb2a21187a851e6887f8fad864ce91fc
Từ 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay.

Cụ thể, nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng và tổng số tiền chuyển các lần trong ngày không quá 20 triệu đồng thì xác thực bằng mã OTP, không cần xác thực bằng khuôn mặt, vân tay.

Ngân hàng Nhà nước cũng quy định, tổng số tiền các giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực bằng sinh trắc học (có thể dùng căn cước công dân gắn chip, tài khoản VneID hoặc dữ liệu sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng).

Nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng các giao dịch trong ngày đã chạm mốc 20 triệu thì đến lần chuyển tiếp theo trong ngày đó phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay, dù lần tiếp theo đó chỉ chuyển vài nghìn đồng.

Trường hợp khách hàng cá nhân trước khi giao dịch lần đầu bằng ứng dụng ngân hàng (mobile banking) hoặc trước khi giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị đang giao dịch lần gần nhất, cũng phải được nhận dạng sinh trắc học.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng cần có thêm phương thức xác thực OTP gửi qua tin nhắn, giọng nói hoặc Soft OTP/Token OTP. Cùng với đó, ngân hàng cần gửi SMS hoặc e-mail cho khách hàng (theo thông tin khách hàng đăng ký), thông báo về việc đăng nhập lần đầu ứng dụng Internet Banking, Mobile Banking hoặc đăng nhập trên thiết bị khác với thiết bị đăng nhập lần gần nhất.

Các tổ chức tín dụng phải triển khai áp dụng biện pháp xác thực sinh trắc học cho một số loại giao dịch trong thanh toán trực tuyến trên Internet. Ngoài ra, các nhà băng phải lưu trữ thông tin về thiết bị giao dịch trực tuyến của khách hàng và nhật ký xác thực giao dịch tối thiểu trong vòng 3 tháng.

Đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, thời gian áp dụng các quy định tại Quyết định này kể từ ngày 1/1/2025, thay vì ngày 1/7 tới.

Chia sẻ với báo chí, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, mục đích của việc phải xác thực khuôn mặt là đảm bảo chính chủ đang thực hiện giao dịch.

“Xác thực sinh trắc học là khuôn mặt thật chứ không phải hình ảnh cài trên điện thoại. Tức là người thực hiện chuyển tiền phải soi khuôn mặt mình vào ứng dụng, nhìn lên nhìn xuống để đảm bảo đây là hình ảnh sống. Và khuôn mặt của người thực hiện chuyển tiền được đối chiếu với dữ liệu sinh trắc học từ Căn cước công dân gắn chip do Bộ Công an quản lý”, ông Tuấn cho biết.

Dấu hiệu sinh trắc học có thể được xác định bằng dữ liệu sinh trắc học lưu trong chip của căn cước công dân, tài khoản VneID hoặc dữ liệu sinh trắc học - lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng. Công nghệ này được xem là hạn chế tối đa khả năng làm giả và sẽ có tính bảo mật cao nhất.

Ông Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh từ ngày 1/7, kể cả khi khách hàng lỡ chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng lừa đảo thì cũng có thể lấy lại tiền. Trường hợp kẻ gian dùng tài khoản của mình để chuyển tiền, cơ quan công an sẽ nhanh chóng xác định được danh tính qua đối chiếu với thông tin trên căn cước gắn chip.

Nguyễn Luận (T/h)

Nếu người dùng không cảnh giác trước chiêu lừa này thì hệ thống bảo mật ngân hàng cũng... bó tay: Rất dễ mất sạch tiền!

Thứ 6, 22/03/2024 16:25
Nếu kẻ lừa đảo chiếm được quyền điều khiển điện thoại thông qua lợi dụng quyền trợ năng (Accessibility) trên điện thoại sử dụng hệ điều hành Android, rủi ro người dùng bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng là cực kỳ cao.
Cùng chuyên mục

OPPO Find X8 Series ra mắt thị trường Việt: Nhiếp ảnh AI "xịn xò", tích hợp Gemini App

Thứ 5, 21/11/2024 16:51
OPPO vừa chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam bao gồm 2 phiên bản, giá bán từ 22,99 triệu đồng, sẽ lên kệ từ ngày 7/12 tới.

Android sẽ có một tính năng quan trọng của iOS 18 giúp hạn chế say xe

Thứ 4, 20/11/2024 17:12
Google có thể đang để mắt đến một tính năng trợ năng Android nhằm mục đích hạn chế tác động của chứng say tàu xe khi sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng trên ô tô.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực người máy và AI

Thứ 4, 20/11/2024 16:33
Tập đoàn Vingroup vừa thông báo chính thức thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Mục tiêu của VinRobotics là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và đời sống.

Apple nói lời chia tay với phụ kiện “xưa như Diễm” nhưng nhiều người vẫn rất cần

Thứ 3, 19/11/2024 14:42
Apple dường như đã âm thầm ngừng sản xuất một phụ kiện phổ biến từng rất cần thiết với một số người dùng iPhone là bộ chuyển đổi Lightning sang giắc cắm tai nghe 3.5 mm.

Tái diễn thủ đoạn lừa đảo điện thoại "con đang cấp cứu ở bệnh viện"

Thứ 3, 19/11/2024 10:19
Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) mới đây đã tiếp nhận khoảng 5 trường hợp người dân tìm đến Khoa Cấp cứu trong tình trạng hốt hoảng, lo lắng vì nhận được điện thoại thông báo có con đang cấp cứu ở đây. Thực tế, đây là một hình thức lừa đảo đã được cơ quan chức năng cảnh báo nhiều lần trước đó.
     
xe.nguoiduatin.vn