Chị em phụ nữ thường chú tâm đến vệ sinh vùng kín nhưng lại dễ bất cẩn trong chọn và giặt đồ lót. Cô Lâm (Trung Quốc) cũng vậy. Cô vốn sinh ra trong gia đình khó khăn, rất chăm chỉ học hành và trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ ở tuổi 29. Những tưởng con đường tương lai sẽ rộng mở, có cơ hội báo đáp cha mẹ thì cô nhận kết quả ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối ở tuổi 29. Sau nửa năm chiến đấu với bệnh tật, cô Lâm qua đời.
Người nhà kể lại, khi phát hiện bệnh, điều cô đau đớn và ân hận nhất không phải thời gian sống chẳng còn bao lâu mà là nguyên nhân gây bệnh. Bệnh ung thư của cô đến từ thói quen xấu khi giặt đồ lót mà rất nhiều chị em, nhất là những người bận rộn thường mắc phải.
Cụ thể, cô thường thay đồ lót rồi để tích lại nhiều ngày mới giặt một lần. Ngoài ra, hay giặt chung đồ lót với tất trong máy giặt cho tiện. Cô hối hận vì tự hại chính mình. Khi thấy những dấu hiệu như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng bất thường cô cũng vì chủ quan và bận rộn mà không đi khám ngay. Biết mình nhiễm HPV cũng không điều trị dứt điểm.
Bác sĩ nhắc nhở những lưu ý khi giặt đồ lót
Bác sĩ điều trị của cô Lâm cho biết, đa số phụ nữ hiện đại ý thức được tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe vùng kín nhưng lại không tuân thủ. Phần vì họ quá bận rộn, phần khác thì thiếu hiểu biết hoặc không ít người biết nhưng không làm.
Trong khi đó, đồ lót dù thay hàng ngày nhưng sau mỗi lần sử dụng vẫn vô cùng bẩn, đặc biệt là những người đã hoặc đang mắc bệnh phụ khoa. Nếu không được vệ sinh kịp thời, để qua đêm hay lâu ngày sẽ khiến cho số lượng lớn vi khuẩn sinh sôi.
Sau đó, dù đã giặt thì cũng không đảm bảo diệt được các vi khuẩn, virus. Lợi dụng cấu tạo sinh lý của phụ nữ, chúng sẽ xâm nhập vào tử cung, gây ra viêm nhiễm, hình thành các tế bào ung thư.
Còn việc giặt đồ lót chung với tất có thể gây lây lan vi khuẩn và nấm từ tất - nơi chứa nhiều bụi bẩn và mồ hôi - sang đồ lót. Điều này dễ dẫn đến viêm nhiễm vùng kín, gây viêm tử cung hoặc cổ tử cung. Nếu viêm nhiễm kéo dài không được điều trị, có thể làm tăng nguy cơ ung thư tử cung do tổn thương và biến đổi tế bào mãn tính.
Do đó, ông khuyên chị em phụ nữ cần rèn thói quen giặt đồ lót ngay sau khi thay ra. Nên giặt tay, không giặt chung với tất hay đồ quá bẩn khác. Không dùng quá nhiều và đảm bảo xả sạch nước giặt/ bột giặt. Nên sử dụng loại nước giặt hoặc xà phòng chuyên dụng và lưu ý luôn phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Nên thay đồ lót mới khi đũng quần bị ố vàng, nấm mốc hoặc rách. Dù không có vấn đề gì cũng nên vứt bỏ và thay mới quần lót mới tối đa sau 6 tháng sử dụng. Hãy ưu tiên lựa chọn loại vải thoáng mát, chất liệu không quá dày hay quá mỏng, không quá chật và hạn chế quần lọt khe để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nguồn: Aboluowang, Women’s Health
Ngọc Ái