Doanh nghiệp làm nhà ở thương mại đang "kẹt" vì không có đất ở

Thứ 6, 05/07/2024 15:47
Tại Hội thảo "Tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển", Luật sư, ThS Phạm Thanh Tuấn - Đoàn Luật sư TP Hà Nội, chuyên gia pháp lý bất động sản đã trình bày một số rào cản khiến doanh nghiệp gặp khó khi triển khai dự án bất động sản.

Sáng 5/7, tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp cùng Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội thảo "Tháo gỡ "điểm nghẽn", thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển".

Trên cơ sở rà soát các quy định pháp lý trong quá trình thực hiện thủ tục triển khai đầu tư các dự án kinh doanh bất động sản, với tư cách chuyên gia độc lập, ThS Phạm Thanh Tuấn đã có các ý kiến đánh giá về các “rào cản” pháp lý khiến doanh nghiệp gặp khó khi triển khai dự án bất động sản. 

Luật sư, ThS Phạm Thanh Tuấn cho rằng, khó khăn đầu tiên là chưa có sự đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với phương án sắp xếp nhà đất, phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa. Qua đó, ông đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật theo hướng sau:

Thứ nhất, Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi nội dung Điểm (m) Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 82/2019/QH14 ngày 14.6.2019 của Quốc hội theo hướng việc sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần hoá thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; không phát sinh các điều kiện tuân thủ quy định sử dụng đất theo đúng phương án sử dụng đất đã được phê duyệt.

Thứ hai, bổ sung quy định về điều khoản chuyển tiếp tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định số 140/2020/NĐ-CP theo hướng: Các doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa, bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp hiện nay không còn vốn của Nhà nước, nhưng chưa được phê duyệt phương án sử dụng đất thì ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất của các doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa. Quy định trên nhằm tháo gỡ cho rất nhiều trường hợp doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa được phê duyệt phương án sử dụng đất.

Thứ ba, khi ban hành nghị định hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024, Chính phủ cần hướng dẫn rõ trong trường hợp doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt của các địa phương nhưng không phù hợp với phương án phương án sắp xếp nhà đất, phương án sử dụng đất đã được phê duyệt thì sẽ xử lý thế nào.

Khó khăn thứ hai là yêu cầu dự án nhà ở thương mại phải có đất ở theo điều 127 của Luật Đất đai. Như vậy, các dự án nhà ở thương mại không có “đất ở” vẫn phải tiếp tục “chờ”.

Ông Tuấn dẫn chứng, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại được thực hiện theo một trong ba phương thức: (i) đấu giá quyền sử dụng đất, (ii) đấu thầu, (iii) chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư. Vấn đề phức tạp nảy sinh với các dự án lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư. Theo quy định tại Điều 127 Luật Đất Đai 2024 thì quy định nhà đầu tư phải có toàn bộ hoặc một phần “đất ở” mới được chấp thuận nhà đầu tư, không thông qua đấu giá, đấu thầu.

Như vậy, với các doanh nghiệp có quyền sử dụng đất nhưng không có "đất ở" thì không được chấp thuận là nhà đầu tư cho dù dự án phù hợp với các loại quy hoạch đô thị, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chương trình kế hoạch phát triển nhà ở... Cách tiếp cận hiện hành này vô hình trung tạo ra các rào cản cho doanh nghiệp khi thực hiện dự án nhà ở thương mại trong suốt thời gian qua. Tính đến đầu năm 2022, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, rất nhiều địa phương bị ách tắc, trong đó Hà Nội có 102 dự án, Thành phố Hồ Chí Minh là 150 dự án, Bình Dương 40 dự án…

Thực tế nêu trên sẽ dẫn đến sẽ khó có dự án nhà ở thương mại do các doanh nghiệp thực hiện đáp ứng được yêu cầu về diện tích “đất ở” được nhận chuyển nhượng và quy hoạch chi tiết dự án thường lớn hơn rất nhiều so với diện tích đất ở hộ gia đình, cá nhân hiện có.

Sau khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành, thị trường bất động sản được dự báo sẽ chỉ có các dự án nhà ở thương mại là dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án khu dân cư nông thôn được hình thành thông qua việc Nhà nước thu hồi đất.

Quy định này dẫn đến các dự án sản xuất, kinh doanh (ví dụ các khu du lịch, khu sản xuất kinh doanh đã được Nhà nước điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành đất ở, điều chỉnh quy hoạch đô thị thành nhà ở thương mại) sẽ không triển khai được quy hoạch đã điều chỉnh dẫn đến lãng phí ngân sách nhà nước trong công tác lập, điều chỉnh quy hoạch.

Điều này sẽ dẫn đến hạn chế sự phát triển của thị trường bất động sản, không thực hiện được đầy đủ chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại”.

Doanh nghiệp làm nhà ở thương mại đang

ThS Phạm Thanh Tuấn - Đoàn Luật sư TP Hà Nội, chuyên gia pháp lý bất động sản. Ảnh: Tô Thế

Luật sư Tuấn tiếp tục đề xuất tháo gỡ như sau: Chính phủ xem xét hoàn thiện và tiếp tục trình Quốc hội xem xét bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh điều chỉnh năm 2025; trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở để tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp đang “kẹt” vì không có đất ở.

Thứ ba là lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị chi tiết 1/500 vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc. Ông Tuấn cho biết, theo quy định tại Điều 29 Khoản 1 Luật Đầu tư 2020 (sửa đổi năm 2022) quy định 3 hình thức lựa chọn nhà đầu tư gồm: (i) đấu giá quyền sử dụng đất, (ii) đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất và hình thức (iii) chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư.

Cũng theo quy định của Luật Đất đai 2024, trong trường hợp lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì trách nhiệm lập quy hoạch chi tiết 1/500 là của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 125 Khoản 2 Điểm (c) Luật Đất đai 2024 quy định “có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập và phê duyệt đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở”.

Tương tự, với các dự án tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đấu thầu, Luật Đất đai 2024 (Điểm b Khoản 3 Điều 126 và Điểm b Khoản 7 Điều 126) quy định ủy ban nhân dân cấp tỉnh “tổ chức lập quy hoạch chi tiết hoặc có quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000”.

Như vậy, về cơ bản, trong trường hợp dự án đầu tư thực hiện theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hay đấu thầu dự án có sử dụng đất thì trách nhiệm lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của ủy ban nhân dân và cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, với các dự án lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư thì một trong các yêu cầu khi thẩm định dự án để chấp thuận chủ trương đầu tư là dự án phải phù hợp với quy hoạch (Khoản a Điểm 3 Điều 33 Luật Đầu tư).

Với dự án nhà ở còn phải “thực hiện theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt” (Điểm a Khoản 1 Điều 33 Luật Nhà ở 2023). Thực tế thẩm định các dự án có sử dụng đất, nhất là các dự án nhà ở thương mại, các địa phương đều yêu cầu phải có quy hoạch 1/500 đã duyệt làm căn cứ đánh giá. Như vậy, nếu không có quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt thì doanh nghiệp sẽ không có cơ sở và căn cứ để trình hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

Trong khi đó, do nguồn lực hạn chế, nhiều khu vực tại địa phương mới chỉ có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu được duyệt và “phủ”; nhiều khu vực chưa có quy hoạch chi tiết 1/500. Do chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt, chưa có dự án đầu tư nên doanh nghiệp đang có quyền sử dụng đất hợp pháp chưa được xác định là “chủ đầu tư dự án” nên không thuộc đối tượng được lập quy hoạch chi tiết 1/500.

Luật sư, ThS Phạm Thanh Tuấn cho rằng, để “tháo gỡ” cho các tình huống vướng mắc trên thực tế như trên, đề xuất cần có quy định cho phép doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được lập quy hoạch chi tiết 1/500 với các khu vực doanh nghiệp đang có quỹ đất hợp pháp theo quy định pháp luật đất đai (để loại trừ trường hợp dự án phải đấu thầu, đấu giá khi đó trách nhiệm lập quy hoạch sẽ của cơ quan nhà nước). Điều này góp phần khơi thông nguồn lực đất đai, đẩy nhanh việc “phủ” quy hoạch và cũng không tạo nên tình trạng lợi ích nhóm.

Do đó, sửa đổi Khoản 7 Điều 19 Luật Quy hoạch đô thị 2009. Đề xuất nội dung mới trong Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đang trình Quốc hội xem xét nội dung sau (nội dung mới).

“Đối với các khu vực đã có quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu được duyệt, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được đề xuất ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận để tổ chức lập nhiệm vụ và quy hoạch chi tiết trong trường hợp đã có quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định pháp luật về đất đai mà dự án không thuộc trường hợp lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu đấu giá, trừ trường hợp quy định của pháp luật”.

Lê Na

Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Một tổ chức phải có tính hệ thống tốt thì mới giảm được rung xóc lớn khi thay đổi lãnh đạo

Thứ 2, 08/07/2024 13:54
"Nếu tính hệ thống không tốt thì tổ chức sẽ phụ thuộc chủ yếu vào người đứng đầu, và đây là một rủi ro cho tổ chức. Bởi vậy, chúng ta phải xây dựng tính hệ thống, đây cũng là một điều kiện cần để bổ nhiệm cán bộ theo tiềm năng" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Nữ sinh học giỏi "ôm mặt khóc" khi không ghi tên và ngủ quên trong giờ thi đại học: Đến lúc biết điểm, ai nấy đều ngỡ ngàng

Thứ 2, 08/07/2024 13:53
Dù phạm phải một số sai lầm trong kỳ thi đại học, song kết quả thi của nữ sinh Trung Quốc vẫn khiến người khác phải trầm trồ.

One Piece có mô tả "kỳ lạ" về Gear 5 của Luffy

Thứ 2, 08/07/2024 13:52
Gear 5 của Luffy là một trong những dạng biến hình mang tính biểu tượng nhất của shounen, và One Piece Vivre Cards mô tả nó theo một cách khá độc đáo và kỳ lạ.

Phạm Quỳnh Anh tiết lộ một chuyện khi chồng thứ hai cầu hôn: "Bây giờ tôi mới dám kể"

Thứ 2, 08/07/2024 13:51
"Tôi bị hết hồn. Tôi không chuẩn bị gì hết" – Phạm Quỳnh Anh chia sẻ.

Vietnam Airlines nhận chiếc máy bay Airbus A320neo đầu tiên

Thứ 2, 08/07/2024 13:50
Trong bối cảnh ngành hàng không đang thiếu máy bay do ảnh hưởng từ việc nhà sản xuất triệu hồi động cơ trên toàn cầu, hãng hàng không Vietnam Airlines vừa đón nhận chiếc Airbus A320neo đầu tiên gia nhập đội máy bay.
     
Nổi bật trong ngày

Xiaomi 15 sẽ kháng nước tốt hơn cả iPhone 15 Pro Max, Galaxy S24 Ultra?

Chủ nhật, 07/07/2024 00:49
Xiaomi 15 hứa hẹn sẽ là một mẫu flagship đáng để người dùng chờ đợi.

Biển Đông: Vừa nhất trí đối thoại, Philippines phát hiện tàu Hải cảnh "quái vật" của Trung Quốc trong EEZ

Chủ nhật, 07/07/2024 07:09
Philippines tuyên bố sẽ không bị "đe dọa" bởi sự hiện diện của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nước này.

Chỉ trong 6 tháng, Nga có thêm hơn 65 tỷ USD nhờ một mặt hàng

Chủ nhật, 07/07/2024 08:19
Dù gặp nhiều khó khăn do phải chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây, nhưng nước Nga vẫn thu về hơn 65 tỷ USD từ một mặt hàng quan trọng.

Xe tự lái “hoảng loạn” vượt đèn đỏ, cảnh sát “bó tay” vì không thể phạt

Chủ nhật, 07/07/2024 11:00
Cảnh sát Phoenix (Mỹ) vừa qua đã chặn một chiếc xe tự lái của Waymo vì vi phạm luật giao thông. Sự việc một lần nữa dấy lên lo ngại về độ an toàn của xe tự hành, trong bối cảnh công nghệ này đang được thử nghiệm và ứng dụng ngày càng phổ biến.

Hổ ăn thịt người xuất hiện ở Malaysia và giết chết 4 người vào năm ngoái!

Chủ nhật, 07/07/2024 12:57
Năm ngoái, người dân Malaysia đã trải qua một nỗi kinh hoàng khi một con hổ ăn thịt người xuất hiện và giết chết bốn người. Hiện tượng này đã khiến cộng đồng hoảng sợ và đặt ra câu hỏi về cách đối phó với loài động vật nguy hiểm này.
xe.nguoiduatin.vn