Dùng gối theo cách này, cột sống bị

Dùng gối theo cách này, cột sống bị "bẻ cong"

Thứ 5, 19/12/2024 22:29
Nếu chọn và sử dụng gối sai cách, ngoài xương khớp thì tim mạch, hô hấp… cũng sẽ phải “chịu trận”.

Giấc ngủ chiếm gần 1/3 cuộc đời, nhưng không phải ai cũng nhận ra rằng một chiếc gối không phù hợp có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe như thế nào, đặc biệt là xương khớp. Tiến sĩ Ho Mansun - chuyên gia chỉnh hình tại Hồng Kông, Trung Quốc) cho biết, trong quá trình làm việc lâm sàng của mình, ông gặp rất nhiều người còn trẻ tuổi nhưng khổ sở vì xương khớp yếu, bệnh tật như người già.

Theo ông, thực trạng này do nhiều vấn đề từ dinh dưỡng tới lối sống, sai lầm trong tư thế hàng ngày và cả cách chọn gối nằm. Một chiếc gối không phù hợp ngoài “bẻ cong” xương khớp thì còn gây ra các vấn đề tim mạch, hô hấp, tiêu hóa… Có thể kể đến 3 sai lầm thường gặp như:

1. Gối quá cao hoặc quá thấp

Sử dụng gối quá cao khiến cổ bị gập, xương cổ chịu áp lực, dễ gây căng cơ, đau vai gáy, chóng mặt, ngủ ngáy và hạn chế máu lưu thông lên não. Tình trạng này không chỉ gây mất ngủ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch và hô hấp. Đặc biệt, người cao tuổi sử dụng gối cao liên tục dễ bị vẹo cổ, gù lưng, khó ngủ, còn người hay nằm nghiêng dễ bị thoái hóa đốt sống cổ.

3 sai lầm khi dùng gối đang “bẻ cong” xương khớp, khiến bạn còn trẻ mà đau nhức như người già- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngược lại, nằm gối quá thấp hoặc không dùng gối khiến máu dồn lên não quá nhiều, gây sưng mặt, đau đầu, thậm chí tăng nguy cơ nhồi máu não ở người mắc bệnh tim mạch. Thói quen này còn làm cơ cổ chùn, xương sống cong, dẫn đến đau cổ, thoát vị đĩa đệm, và thoái hóa đốt sống cổ. Đặc biệt, gối quá thấp có thể gây ngủ không sâu, hay giật mình hoặc gặp ác mộng. Tiến sĩ Ho cho biết, gối nên cao từ 8 - 15 cm để giữ cột sống cong tự nhiên và hạn chế tối đa tác hại.

2. Gối quá cứng hoặc quá mềm

Theo Tiến sĩ Ho, gối quá cứng không tạo được độ êm ái, khiến đầu và cổ chịu áp lực lớn, dễ gây đau vai gáy, cứng cổ, thậm chí tổn thương các mạch máu vùng đầu và gáy. Dùng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trong khi đó, gối quá mềm thiếu sự nâng đỡ cần thiết cho cổ, khiến cổ bị chùng xuống, cột sống cong không tự nhiên. Điều này gây đau mỏi cổ, ngủ không sâu và thậm chí là thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, gối mềm thường bị lún, gây cảm giác nóng và bí, ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ.

Gối lý tưởng được ông khuyến nghị là có độ đàn hồi tốt, không cứng nhưng không được quá mềm, đủ để nâng đỡ đầu và cổ một cách nhẹ nhàng, duy trì đường cong tự nhiên của cột sống. Bạn có thể thử nhấn tay vào gối, nếu gối phục hồi nhanh mà không gây khó chịu khi nằm do cứng thì đó là độ cứng phù hợp.

3. Không dùng gối hoặc dùng tay thay gối

Ngủ không dùng gối có thể mang lại lợi ích nếu nằm sấp, nhưng tư thế này lại làm tăng áp lực lên cột sống, tim và hệ hô hấp, gây hại nhiều hơn lợi. Với người nằm ngửa hoặc nghiêng, không dùng gối khiến cổ bị áp lực, làm giảm chất lượng giấc ngủ, đau cổ, đau lưng và tăng nguy cơ chấn thương vùng gáy.

3 sai lầm khi dùng gối đang “bẻ cong” xương khớp, khiến bạn còn trẻ mà đau nhức như người già- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tiến sĩ Ho nhắc nhở, thói quen kê tay thay gối còn nguy hiểm hơn, vì tay cứng, không ổn định và dễ chèn ép dây thần kinh quan trọng, gây tê, mỏi tay, làm chậm máu lên não và tổn hại đốt sống cổ. Tay quá thấp cũng không đủ bảo vệ cổ và vai gáy, dễ dẫn đến đau nhức, sung huyết, và nguy cơ trào ngược thực quản khi ngủ.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng đây là những khuyến nghị về dùng gối cho người bình thường. Với những người vốn mắc bệnh lý xương khớp - đặc biệt là ở đốt sống cổ, hay bệnh tim mạch - mạch máu não, trào ngược dạ dày thực quản… thì sẽ có những tiêu chí hơi khác.

Nguồn và ảnh: HK01, ETtoday

Ngọc Ái

Cùng chuyên mục

Xem phim Sex Education, tôi bật khóc nức nở khi xem phân cảnh này: Đây đúng là liều thuốc "chữa lành" cho mối quan hệ giữa tôi và con gái!

Thứ 5, 19/12/2024 22:37
Sau khi xem tập phim, tôi đã quyết định ngồi xuống nói chuyện với con gái.

Thịt nấu lâu với lửa nhỏ có tốt hơn? Nhắc bạn 4 sai lầm khi nấu thịt phí hoài dinh dưỡng

Thứ 5, 19/12/2024 22:32
Nếu đang mắc phải dù chỉ 1 trong số 4 sai lầm dưới đây khi nấu thịt, tức là bạn đang tự bỏ phí rất nhiều dinh dưỡng đấy!

Dùng gối theo cách này, cột sống bị "bẻ cong"

Thứ 5, 19/12/2024 22:29
Nếu chọn và sử dụng gối sai cách, ngoài xương khớp thì tim mạch, hô hấp… cũng sẽ phải “chịu trận”.
     
Nổi bật trong ngày

Thay đổi người dùng Facebook Việt Nam cần chú ý từ ngày 25/12/2024

Thứ 5, 19/12/2024 07:16
Người dùng Facebook sẽ cần lưu ý một số thay đổi quan trọng từ ngày 25/12/2024.

Tại sao NATO lại ghét Su-35 như vậy?

Thứ 5, 19/12/2024 10:18
Dù chịu những tổn thất trên chiến trường Ukraine, tuy nhiên Su-35 vẫn được các chuyên gia quân sự đánh giá rất cao.

Thêm một deal "nhân phẩm" dành cho game thủ, cơ hội nhận bom tấn gần 1,7 triệu với giá bằng cốc cafe

Thứ 5, 19/12/2024 11:30
Cơ hội không thể tốt hơn cho các game thủ để sở hữu bom tấn mới ra mắt này.

Sau nửa thế kỷ đào lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Trung Quốc "đụng" dấu hỏi lớn: Nghìn chiến binh có '1 điểm chung lạ'

Thứ 5, 19/12/2024 12:51
Quần thể Lăng mộ Tần Thủy Hoàng có lẽ là kho báu ẩn chứa nhiều điều giới khảo cổ Trung Quốc cần giải đáp nhất.

Những hình ảnh gây ám ảnh tại hiện trường vụ cháy quán cafe ở Hà Nội khiến 11 người chết

Thứ 5, 19/12/2024 08:32
Vụ cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội đêm 18, rạng sáng 19/12 đã khiến 11 người tử vong. Hiện trường được dựng rào phong tỏa để phục vụ công tác điều tra.
xe.nguoiduatin.vn