Đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận, Bộ GD&ĐT lý giải gì?

Thứ 6, 25/10/2024 10:41
Bộ GD&ĐT lý giải một số điểm mới được đề xuất tại Dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có nội dung không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức.

Cần thiết để bảo vệ nhà giáo

Sáng 25/10, Bộ GD&ĐT lý giải một số điểm mới được đề xuất trong Dự thảo Luật Nhà giáo (bản trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15), trong đó có nội dung quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo hướng tăng tính bảo vệ nhà giáo.

Theo đó, ngoài quy định rõ hơn những việc nhà giáo không được làm, dự thảo Luật Nhà giáo quy định những việc tổ chức, cá nhân không được làm với nhà giáo, bao gồm: không thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của nhà giáo theo quy định; không công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo...

VTC News dẫn thông tin từ Bộ GD&ĐT cho hay, có ý kiến băn khoăn về quy định không được “Công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo”, lo ngại quy định này vướng các quy định về thông tin, phát ngôn và “bênh vực” nhà giáo.

Bộ GD&ĐT cho rằng, đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức là cần thiết để bảo vệ nhà giáo. Ảnh minh họa

Bộ GD&ĐT cho rằng, đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức là cần thiết để bảo vệ nhà giáo. Ảnh minh họa 

Tuy nhiên, theo Bộ GD&ĐT quy định này là cần thiết để bảo vệ nhà giáo, nhất là trong bối cảnh mạng xã hội, các phương tiện thông tin truyền thông trực tuyến phát triển mạnh như hiện nay. "Nhà giáo nếu có sai phạm đã có các chế tài xử lý theo quy định", Bộ GD&ĐT nhấn mạnh thêm.

Đơn vị soạn thảo này cho rằng, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là người học.

Không đồng nghĩa với việc bưng bít thông tin

Nêu quan điểm về đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận tại Dự thảo Luật Nhà giáo trên Tiền phong, cô Nguyễn Thị Hằng Nga, giáo viên Trường THPT Hoài Đức B, huyện Hoài Đức (Hà Nội) thẳng thắn: "Nghề giáo là một nghề đặc biệt. Giáo viên đứng trên bục giảng, rất cần sự tôn trọng của học sinh, phụ huynh. Tự dưng có sự hoài nghi hay không tôn trọng, thầy cô sẽ rất khó khăn đứng lớp dạy học".

Cô Nga cho rằng, quy định trên không đồng nghĩa với việc sẽ bưng bít thông tin. Sau khi có kết luận của cơ quan chức năng, cần thiết phải công bố thông tin sai phạm nhằm làm trong sạch môi trường sư phạm, đồng thời cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh những người khác. Trong bối cảnh công nghệ phát triển, học sinh lăm le điện thoại trong tay nên các hoạt động trong lớp có nguy cơ bị lộ ra ngoài, giáo viên rất áp lực.

Đồng quan điểm, cô Bùi Thùy Linh, Hiệu trưởng Trường THPT Thạch Bàn (Hà Nội) chia sẻ, khi có sự việc liên quan đến giáo viên xảy ra, chính họ bị ảnh hưởng tâm lý nhiều nhất, cần được hỗ trợ nhất. Do đó, không nên vội vàng công bố thông tin cá nhân và sự việc sai phạm của giáo viên, tránh tác động tiêu cực tới cá nhân.

Cô Linh đánh giá, nội dung trong dự thảo Luật Nhà giáo mang tính nhân văn, bảo vệ quyền lợi của giáo viên.

Dự thảo Luật Nhà giáo do Bộ GD&ĐT chủ trì, sẽ được thảo luận tại Quốc hội, dự kiến vào ngày 9/11. Ban soạn thảo cho biết dự Luật gồm 5 chính sách quan trọng: định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo.

Cùng chuyên mục

7 loại cây cảnh có độc nên cân nhắc khi muốn trồng trong nhà

Thứ 5, 21/11/2024 12:31
Bạn nên cẩn trọng khi chọn cây cảnh bày trong nhà, bởi một số loại thực vật tuy đẹp nhưng lại tiềm ẩn độc tố, có thể gây hại cho trẻ nhỏ hoặc vật nuôi.

Hi hữu: Nhân viên báo nhầm giá sản phẩm, công ty mất hơn 100 tỷ trong 20 phút

Thứ 5, 21/11/2024 12:24
Một công ty nhỏ chuyên bán máy giặt ở Trung Quốc đã mất trắng hơn 100 tỷ trong 20 phút sau khi một nhân viên báo nhầm giá sản phẩm.

Vụ Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui": Tình tiết mới nhất

Thứ 5, 21/11/2024 12:02
174 học sinh lớp 10 mà trường THPT Tô Hiến Thành tuyển "chui" được chuyển sang Trường THPT Văn Lang.

Chích lể máu ngón tay có chữa đột quỵ không?

Thứ 5, 21/11/2024 12:00
Nhiều người vẫn truyền tai nhau mẹo chích lể máu ngón tay khi gặp trường hợp đột quỵ. Vậy thực hư của phương pháp này như thế nào?

Tàu “Kết nối di sản miền Trung" lọt top sản phẩm du lịch ấn tượng

Thứ 5, 21/11/2024 11:50
Hành trình “Kết nối di sản miền Trung” của Đường sắt Việt Nam vinh dự được bình chọn dẫn đầu hạng mục hoạt động - dịch vụ trải nghiệm ấn tượng.
     
Nổi bật trong ngày

Tin thời sự mới nhất ngày 21/11: Tin mới vụ voọc tấn công người ở Quảng Bình

Thứ 5, 21/11/2024 05:30
Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 21/11/2024. Cập nhật tin tức thời sự 24h nóng nhất trên Đời sống & Pháp luật.

Hé lộ bất ngờ về số lượng tên lửa ATACMS Ukraine đã nhận được từ Mỹ

Thứ 5, 21/11/2024 07:36
Mặc dù cả Mỹ và Ukraine đều không công bố con số chính xác, nhưng có thể ước tính Kiev sở hữu không quá 50 tên lửa ATACMS.

Phần cực quý của quả nho mà nhiều người bỏ đi

Thứ 5, 21/11/2024 09:35
Nho là một loại trái cây được nhiều người yêu thích, tuy nhiên nhiều người có thói quen ăn nhỏ bỏ hạt. Thực tế, hạt nho có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

TP.HCM: "Đạo chích" bị bắt khi đang ngủ trong chung cư quận 8

Thứ 5, 21/11/2024 10:04
Chỉ trong hơn 1 giờ đồng hồ, một nam thanh niên đã gây ra 3 vụ cướp giật ở huyện Bình Chánh và Quận 5, TP.HCM.

Ông Biden "chạy đua với thời gian", tìm cách xóa nợ 4,65 tỷ USD cho Ukraine

Thứ 5, 21/11/2024 11:05
Tổng thống Joe Biden mới đây đệ trình lên Quốc hội Mỹ đề xuất về việc xóa khoản nợ viện trợ kinh tế 4,65 tỷ USD của Ukraine.
xe.nguoiduatin.vn