Hà Nội sau một đêm hóa "thành phố trong sương", nhưng độc hại hơn Sa Pa rất nhiều: Thì ra đây là lý do!

Thứ 6, 02/02/2024 10:55
Nhiều khu vực tầm nhìn giảm xuống chỉ còn dưới 100m, Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc bậc nhất từ trước đến nay.

Rạng sáng 2/2/2024, người dân Thủ đô Hà Nội phát hiện như thể đang ở giữa một khung cảnh mờ ảo, khi thành phố chìm sâu trong làn sương mù rất dày đặc.

Hà Nội sau một đêm hóa

Hà Nội chìm trong làn sương mù dày đặc sáng 2/2. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

Đợt sương mù này được xác định là do gió Đông Nam hoạt động mạch đưa ẩm vào đất liền, gặp nhiệt độ thấp về đêm và sáng khiến hơi nước ngưng tụ hình thành sương mù.

Mặc dù nhiều người đi đường hoặc ở các căn hộ cao tầng có thể nhìn thấy khung cảnh không khác gì "thành phố trong sương" Sa Pa, tuy nhiên sương mù ở Hà Nội mang theo một nguy cơ rõ rệt với sinh hoạt và sức khỏe.

Hơi nước kết hợp với bụi mịn - sự độc hại của sương mù Hà Nội

Ở những vùng núi cao không khí trong lành hơn, ít hoặc không có khói bụi giao thông, sương mù vốn chỉ là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát mặt đất.

Ví dụ như Sapa là một thị trấn nằm ở độ cao từ 1500m đến 1650m so với mực nước biển, được mệnh danh là "thị trấn trong sương". Sương mù ở đây xuất hiện quanh năm và tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, mộng mơ cho thị trấn này.

Nhìn chung, nguyên nhân xuất hiện sương mù là do sự chênh lệch về độ ẩm và nhiệt độ của không khí. Vào mùa đông hoặc nơi nhiệt độ không khí thấp và độ ẩm không khí cao, tốc độ gió rất yếu, thậm chí không có gió - đây là 3 yếu tố quan trọng nhất để hình thành sương mù.

Nhưng tại thành phố lớn, đông đúc, nhiều phương tiện giao thông và mật độ xây dựng lớn như Hà Nội, sương mù là tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe, bởi đó là sự kết hợp giữa hơi nước và các loại khói bụi, đặc biệt bụi mịn.

Hà Nội sau một đêm hóa "thành phố trong sương", nhưng độc hại hơn Sa Pa rất nhiều: Thì ra đây là lý do! - Ảnh 2.

Tại thành phố lớn như Hà Nội, sương mù tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe, bởi đó là sự kết hợp giữa hơi nước và các loại khói bụi, đặc biệt bụi mịn. (Ảnh: Báo Kinh tế Đô thị)

Cơ chế hòa quện giữa hơi nước và bụi mịn, bụi khói xe chủ yếu dựa trên quá trình hấp thụ và ngưng tụ. Cụ thể, các hạt bụi mịn và bụi khói xe có thể hoạt động như các tâm ngưng tụ cho hơi nước, tạo ra loại sương mù này.

Các hạt bụi mịn có kích thước từ 2.5 - 10µm (PM10), nhỏ hơn hoặc bằng 2,5µm (PM2.5), và nhỏ hơn hoặc bằng 1µm (PM1.0). Kích thước nhỏ này cho phép chúng dễ dàng thâm nhập vào phổi và hệ thống tim mạch.

Theo các nhà khoa học, các loại bụi mịn thường chứa hàm lượng khí CO, SO2 hay NO2 cao, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cản hemoglobin kết hợp oxy khiến tế bào thiếu oxy gây ra kích ứng mắt, mũi, họng và phổi. Những người dễ bị ảnh hưởng nhất là người bệnh viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi, bệnh hen, bệnh tim.

Chỉ số không khí: Cảnh báo tím

Theo ứng dụng IQAir, tính tới thời điểm 10 giờ 30 phút ngày 2/2, với chỉ số AQI trung bình là 234, thủ đô Hà Nội là địa điểm đứng thứ 2 thế giới về ô nhiễm không khí. Chỉ số AQI ở nhiều điểm trên địa bàn Hà Nội dao động chủ yếu ở mức trên 200 đơn vị, mức có hại cho sức khỏe, cần hạn chế ra ngoài đường khi không cần thiết.

Hà Nội sau một đêm hóa

Ứng dụng IQAir đã ghi nhận Hà Nội đang có chỉ số AQI rất không tốt. (Ảnh: IQAir)

Hà Nội sau một đêm hóa

Chỉ số AQI trung bình là 234, thủ đô Hà Nội là địa điểm đứng thứ 2 thế giới về ô nhiễm không khí. (Ảnh: IQAir)

Vì vậy, sương mù ở Hà Nội hẳn nhiên độc hại hơn sương mù Sa Pa rất nhiều. Để phòng chống, người dân cần hạn chế ra đường quá sớm vào buổi sáng, đặc biệt là các đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai. Khi di chuyển ngoài đường, nên sử dụng khẩu trang y tế để ngăn chặn khí độc trong sương.

Trong nhà, cần hút ẩm, mở điều hoà chế độ sưởi để hạn chế vi khuẩn, virus sinh sôi gây bệnh cho gia đình.

Những thời điểm này, không tập luyện thể dục thể thao ngoài trời vào buổi sớm khi có sương mù dày đặc. Người có vấn đề xương khớp, bệnh mạn tính cần chú trọng tới sức khoẻ, khi có dấu hiệu cần đi tới cơ sở y tế khám ngay.

Hai Xia

Cùng chuyên mục

Mazda BT-50 2025 ra mắt: Mặt trước giống CX-5, màn hình to, có ADAS, chờ về Việt Nam đấu Triton, Ranger

Thứ 6, 18/10/2024 09:59
Mẫu bán tải Mazda BT-50 tiếp tục được nâng cấp thêm một lần nữa cho thế hệ đã ra mắt vào năm 2020.

Công chúa Campuchia từng gây sốt năm nào ở hiện tại: Được mệnh danh là “Tiểu Lisa”, có ý định dấn thân Kpop làm idol 

Thứ 6, 18/10/2024 09:57
Công chúa Jenna Norodom là một ca sĩ, diễn viên đình đám tại Campuchia dù mới 12 tuổi.

FIFA có thể loại tuyển Bahrain, khiến Indonesia hưởng lợi lớn ở vòng loại World Cup?

Thứ 6, 18/10/2024 09:28
Truyền thông Indonesia đưa ra kịch bản rằng đội nhà sẽ được hưởng lợi rất lớn trong trường hợp tuyển Bahrain chịu án phạt nặng từ AFC và FIFA.

Vụ "quên" mua BHYT cho học sinh dù phụ huynh đã đóng tiền: Nhân viên đến từng nhà trả tiền, xin lỗi

Thứ 6, 18/10/2024 08:47
Trước đó, bà H. cho biết lý do "quên" mua BHYT cho học sinh là do gia đình bà gặp sự cố và phụ huynh đóng tiền rải rác.

MC Quyền Linh lần đầu lên tiếng chuyện "ăn gian" giúp gia đình Phạm Thoại thoát nghèo

Thứ 6, 18/10/2024 08:45
Nam MC cho biết mình rất vui vì những việc mà Phạm Thoại đã làm cho cộng đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Yên Bái: Chồng nghi sát hại vợ rồi tự vẫn do mâu thuẫn tình cảm

Thứ 5, 17/10/2024 08:54
Ngày 17/10, trao đổi với PV, lãnh đạo xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho biết, cơ quan chức năng đang điều tra vụ việc phát hiện 2 thi thể nằm bất động trong nhà cùng nhiều thương tích nghi do dao chém trên cơ thể.

Chưa kịp phát hành, bom tấn của NetEase đã tuyên bố đóng cửa khiến game thủ "đứng hình"

Thứ 5, 17/10/2024 11:25
NetEase tiếp tục khiến các game thủ phải “á khẩu” với những quyết định của họ.

Xe máy bị ô tô lấn làn húc bay qua dải phân cách, cảnh tượng sau đó khiến ai cũng ngỡ ngàng

Thứ 5, 17/10/2024 14:09
Ngay sau khi đoạn clip được đưa lên mạng, nó đã thu hút tới 4,5 triệu lượt xem. Nhiều người bày tỏ sự kinh ngạc trước diễn biến của vụ việc.

Dùng cả tuổi thơ để xem Tây Du Ký nhưng 99% mọi người vẫn không biết: Đi Tây Thiên thỉnh kinh rốt cuộc là đi đâu?

Thứ 5, 17/10/2024 16:24
Thầy trò Đường Tăng phải vượt qua 81 kiếp nạn mới tới được Tây Thiên, vậy Tây Thiên nằm ở đâu? 

Ngôi sao 36 tuổi bất ngờ trở lại đội tuyển Việt Nam sau hơn 10 năm vắng bóng

Thứ 5, 17/10/2024 19:22
Trong danh sách tập trung đội tuyển futsal nữ Việt Nam chuẩn bị cho giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 có một nhân vật rất đặc biệt.
xe.nguoiduatin.vn