Kennedy Linh Fuller (số 10) đặc biệt nổi bật với 3 bàn thắng và 2 kiến tạo, giúp đội U17 nữ Mỹ tiến vào bán kết. Tuy nhiên, trong trận bán kết, U17 nữ Mỹ đã để thua đội U17 nữ Triều Tiên với tỷ số 1-0, pha lập công duy nhất của trận đấu thuộc về tiền vệ Ro Un Hyang của Triều Tiên tại phút thứ 69.
Trước Y-Lan Nguyen (số 8) và Kennedy Linh Fuller, Jaedyn Shaw cũng là một cầu thủ gốc Việt khác từng tạo dấu ấn khi thi đấu cho đội tuyển nữ Mỹ, liên tục ghi bàn trong 5 trận đầu tiên khoác áo quốc gia. Cô sinh năm 2004, có nguồn gốc từ Texas với bố là người Mỹ gốc Phi và mẹ là người Việt Nam.
U17 nữ Triều Tiên, sau chiến thắng trước Mỹ, đã chính thức có mặt trong trận chung kết U17 nữ World Cup 2024, tiếp tục là đại diện duy nhất của châu Á sau khi Nhật Bản bị loại ở tứ kết và Hàn Quốc không vượt qua được vòng bảng.
Trở lại với bóng đá nữ Việt Nam, thời gian qua chúng ta cũng rất tích cực tìm kiếm các tài năng Việt kiều. Ở Mỹ, có nhiều tài năng bóng đá nữ Việt kiều xuất chúng. Nhưng có lẽ chính vì quá xuất chúng, họ lại được chọn thi đấu cho các cấp tuyển Mỹ và không về Việt Nam cống hiến.
Trên mặt bằng chung thế giới, bóng đá nữ Mỹ thuộc tóp đầu nên thi đấu cho các cấp tuyển nước này là niềm mơ ước của nữ cầu thủ. Chất lượng đào tạo bóng đá nữ ở Mỹ cũng tốt bậc nhất thế giới nên có thể giúp nhiều cô gái Việt kiều thành tài. Hy vọng trong tương lai, sẽ có nhiều tài năng bóng đá nữ Việt kiều Mỹ về nước cống hiến cho chúng ta.
Đoàn Dự