Bộ sản phẩm này bao gồm các mẫu laptop nhỏ gọn, máy trạm hiệu năng cao và máy tính để bàn đa dụng, hướng đến cả người dùng cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Nhằm giúp người dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm, hãng phân chia thành ba dòng sản phẩm chính:

- Dell: dành cho nhu cầu sử dụng cơ bản như học tập, làm việc hàng ngày và giải trí.
- Dell Pro: tập trung vào người dùng doanh nghiệp với nhu cầu xử lý công việc hiệu quả.
- Dell Pro Max: hướng đến nhóm cần hiệu suất cao, yêu cầu xử lý chuyên nghiệp hơn.
Mỗi dòng sản phẩm sẽ có ba phiên bản: Base (tiêu chuẩn), Plus (cấu hình cao hơn), và Premium (thiết kế mỏng nhẹ, linh hoạt hơn).
Nổi bật trong số này là dòng Dell Pro, sở hữu thiết kế tối giản, phù hợp với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Các mẫu laptop Dell Pro mỏng nhẹ nhưng vẫn có độ bền cao, chịu được va chạm và tác động mạnh thường gặp khi làm việc hằng ngày. Điểm đáng chú ý nhất là khả năng xử lý AI trên thiết bị thông qua vi xử lý Intel Core Ultra hoặc AMD Ryzen thế hệ mới, giúp nâng cao hiệu suất công việc và cải thiện thời lượng pin đáng kể.

Một sản phẩm đáng chú ý trong dòng này là Pro 13 Premium. Laptop này có màn hình 13 inch, trọng lượng chỉ 1,07 kg, hướng tới người dùng cần sự linh hoạt cao như quản lý, chuyên viên tư vấn. Thời lượng pin tối đa lên tới hơn 21 giờ, cùng khả năng xử lý tác vụ nhanh hơn nhiều lần so với thế hệ trước nhờ tích hợp AI trực tiếp trên thiết bị.
Dell Pro 14 và Pro 16 Plus hướng đến người dùng doanh nghiệp phổ thông với nhiều tùy chọn về kích thước, cấu hình, và khả năng kết nối linh hoạt (USB, HDMI, Thunderbolt, Wi-Fi 7, 5G).
Bên cạnh hiệu năng, Dell cũng chú trọng đến khả năng sửa chữa và bảo trì với việc áp dụng thiết kế mô-đun mới trên các cổng kết nối USB-C và bo mạch. Điều này không chỉ tăng tuổi thọ sản phẩm mà còn giảm lượng rác thải điện tử phát sinh.

Nhìn chung, với những cải tiến trong thiết kế, hiệu suất xử lý AI và tính thân thiện với môi trường, hãng đang đặt kỳ vọng lớn vào việc đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng trong thời gian tới.
Bình luận tiêu biểu (0)