Cưới được người chồng như ý
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi về quê làm kế toán với mức lường hơn 5000 NDT (khoảng 17 triệu đồng). Sau 3 năm tôi lấy chồng. Chúng tôi gặp nhau tình cờ trong một buổi đi ăn. Anh hơn tôi 2 tuổi, làm việc trong cơ quan nhà nước, lương hơn 4000 NDT (hơn 14 triệu đồng). Gia đình anh ở nông thôn, và có 1 người em trai. Gia đình tôi phản đối nhưng vì tình yêu, chúng tôi nhất định đến với nhau.
Gia đình chồng không có điều kiện tốt nên gia đình tôi phải trả tiền đặt cọc nhà. Chúng tôi vay tiền ngân hàng để trả góp ngôi nhà chung. Sau khi cưới, vợ chồng tôi rất tình cảm và yêu thương nhau. Không bao lâu sau, chúng tôi có một bé trai. Sau vài năm tích cóp, 2 vợ chồng cũng mua được một chiếc xe ô tô cũ để tiện việc đi lại, đưa đón con. Khi đó, em trai chồng sắp tốt nghiệp đại học, nên thường xuyên tới nhà tôi ăn cơm tối. Tôi cơ bản không khó chịu về việc em trai chồng tới nhà ăn cơm, nhưng vì em là đàn ông nên cảm thấy hơi bất tiện. Tôi không thích vị quấy rầy và phải giữ kẽ trong chính ngôi nhà của mình.
Em trai chồng...
Sau khi em chồng tốt nghiệp, em không qua nhà tôi ăn cơm nữa. Tuy nhiên, em lại thường xuyên hỏi mượn xe ô tô khi có việc cần thiết. Khi thì đưa bố mẹ đi khám bệnh, khi thì đi công việc. Chồng tôi luôn vui vẻ cho em trai mượn, thậm chí còn dặn em không cần đổ xăng hay rửa xe khi trả lại.
Lâu dần, thành thói quen, cứ mỗi lần em chồng gọi điện hay tới chơi, đều là vì mượn xe của gia đình tôi. Hai năm qua, công việc của tôi không ổn định. Công ty hoạt động kém nên lương bị cắt giảm nhiều, tiền thưởng không có, chi phí học hành, nuôi con tăng cao, nên cuộc sống của gia đình cũng có phần chật vật. Lương của chồng ở cơ quan cũng không được cải thiện. Tôi chú ý tiết kiệm hết mức trong chi tiêu gia đình. Nhiều tháng phải vay thấu chi thẻ tín dụng để trang trải.
Ngày nào tôi cũng lo lắng vè tiền bạc. Thậm chí, tôi bàn với chồng sẽ bán xe ô tô đi để đỡ gánh nặng. Tuy nhiên, khi nghĩ đến sự bất tiện trong đi lại, đưa đón con không có xe che mưa nắng, vợ chồng tôi lại quyết định giữ xe.
Chuyến ghé thăm bất ngờ
Hôm đó, chồng gọi điện cho tôi báo rằng, em trai chồng sắp tới chơi. Đoán rằng em lại tới mượn xe, tôi lấy lí do mẹ đẻ gọi về nhà và đưa con đi. Tôi và con gái đi siêu thị dạo chơi. Chồng tôi gọi điện hỏi 2 mẹ con bao giờ về, nhắc tôi mua sườn về nấu cơm để đón tiếp em chồng. Tôi trả lời: "Trong nhà đâu còn nhiều tiền để mua sườn. Thậm chí, tiền vay thế chấp nhà đã đến hạn đóng lãi chúng ta còn chưa có. Không phải lúc nào cũng dùng thẻ tín dụng được".
Chồng tôi giải thích, em trai chồng đã đến chơi và về rồi. Em có gửi cho tôi một phong thư. Tôi và con gái về nhà mới hiểu rõ ngọn nguồn. Chồng kể lại rằng, năm cuối đại học, em trai chồng thực sự khó khăn nên anh bảo em tới nhà ăn cơm để đỡ áp lực hơn.
Sau khi ra trường, em thường xuyên mượn ô tô nhà tôi mà không đưa 1 đồng tiền xăng nào bởi chồng tôi từ chối. Lúc đó, điều kiện còn khó khăn, em dùng xe để lo công việc, đưa bố mẹ đi khám bệnh. Bây giờ, sau 5 năm, công việc của em đã tốt lên nhiều. Lần này tới chơi, em báo tin vui rằng đã có tiền mua nhà, mua xe của riêng mình. Em còn gửi cho vợ chồng tôi số tiền khoảng 200 triệu đồng.
Chồng đưa cho tôi tấm thẻ ngân hàng để kiểm tra. Nghe xong tôi choáng váng. Không ngờ trong suốt những năm qua tôi đã nghĩ xấu cho em chồng. Em cũng là người biết trước biết sau, biết ơn người hỗ trợ, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn. Số tiền e đưa quả thực đã giúp đỡ vợ chồng tôi rất nhiều.
Qua chuyện này, tôi đã thay đổi hẳn góc nhìn. Hóa ra, trong cuộc sống, chúng ta không nên so đo, xét nét nhau quá, đặc biệt là giữa người một nhà với nhau. Anh em trong nhà, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, đùm bọc, yêu thương nhau là lẽ thường. Trên đời này, tình cảm, sự trân quý dành cho nhau mới thực sự đáng giá nhất.