Khổ như đàn ông Nhật Bản: Bị ép phải ‘nam tính’, mất dần vai trò trong xã hội, khát khao được tự do đến mức phải tự ‘giải thoát’

Thứ 7, 24/02/2024 11:13
‘Làm đàn ông quá khổ’ khi nam giới Nhật Bản tự tử nhiều gấp đôi phụ nữ.
Khổ như đàn ông Nhật Bản: Bị ép phải ‘nam tính’, mất dần vai trò trong xã hội, khát khao được tự do đến mức phải tự ‘giải thoát’ - Ảnh 1.

Tờ Economist cho hay Fukushima Michihito là một người đàn ông Nhật Bản yêu thương bạn gái của mình, muốn đi đến hôn nhân. Thế nhưng cách đây 10 năm, một căn bệnh quái ác khiến ông Fukushima phải nghỉ làm và cuối cùng chia tay người yêu.

"Lúc đó tôi nghĩ rằng nếu không thể nuôi gia đình thì chẳng nên kết hôn làm gì", ông Fukushima nhớ lại.

Thế rồi người đàn ông số khổ này bất chợt nhận ra có quá nhiều cánh mày râu ở Nhật Bản cũng đang phải chịu đựng áp lực tương tự khi bị ép buộc đảm nhận vai trò nam giới trong xã hội truyền thống.

Theo đó, người đàn ông phải hành xử "nam tính" trong mắt người khác bất kể nó có khó chịu hay trái với phong cách cá nhân đi chăng nữa. Tiếp đó là áp lực chăm lo gia đình cùng vô số những quy tắc truyền thống khác chẳng kém gì phụ nữ.

Khổ như đàn ông Nhật Bản: Bị ép phải ‘nam tính’, mất dần vai trò trong xã hội, khát khao được tự do đến mức phải tự ‘giải thoát’ - Ảnh 2.

Hiện ông Fukushima đang điều hành một đường dây nóng cho nam giới ở thành phố Osaka, nơi chuyên tư vấn cũng như khuyến khích đàn ông thảo luận, xả stress về những áp lực cuộc sống đời thường tại Nhật Bản.

Làm đàn ông quá khổ

Theo Economist, mối quan hệ nam nữ tại Nhật Bản đang thay đổi rất lớn khi tỷ lệ kết hôn giảm và ngày càng nhiều phụ nữ tham gia thị trường lao động. Hệ quả là cánh mày râu đang mất dần vai trò trong xã hội khi không còn là trụ cột gia đình.

Trớ trêu thay, tư tưởng nam giới phải làm chủ gia đình vẫn còn ăn sâu trong xã hội truyền thống Nhật Bản, khiến cánh mày râu nước này ngày một áp lực hơn.

Năm 2022, chỉ có khoảng 17% nam giới được nghỉ phép chăm con so với 80% của phụ nữ.

Tương tự, khảo sát của Lean In Tokyo năm 2022 cho thấy 60% đàn ông Nhật Bản cảm thấy lúng túng tại nơi làm việc vì bị ép cư xử nam tính theo tư tưởng truyền thống Nhật Bản bất chấp chúng đi ngược lại phong cách cá nhân.

Bị cạnh tranh trên thị trường lao động, bị gò ép vì các quy tắc ứng xử nam tính, áp lực phải chăm lo gia đình khiến cánh mày râu Nhật Bản không chỉ có tỷ lệ tự tử cao nhất nhóm G7 mà còn cao gấp đôi so với phụ nữ.

Đường dây nóng mà ông Fukushima giúp điều hành được thành lập vào năm 1995 với mục tiêu chủ yếu là giảm thiểu bạo lực gia đình bằng cách tạo cơ hội cho cánh mày râu đang căng thẳng, lo lắng có thể bày tỏ nỗi bất bình của mình với một người lạ kín đáo.

Kể từ đó, đường dây nóng này đã nhận được vô số cuộc gọi về nhiều mối quan tâm khác nhau, từ các mối quan hệ yêu đương, tình dục cho đến công việc.

"Ngày càng có nhiều đàn ông cảm thấy mệt mỏi với việc cư xử theo phong cách nam tính và muốn được tự do", ông Fukushima nói.

Nhận thức được vấn đề, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu thúc đẩy các chương trình tư vấn cho nam giới kể từ năm 2010 và hiện có hơn 80 trung tâm tư vấn cung cấp dịch vụ như thế này trên toàn quốc.

Khổ như đàn ông Nhật Bản: Bị ép phải ‘nam tính’, mất dần vai trò trong xã hội, khát khao được tự do đến mức phải tự ‘giải thoát’ - Ảnh 3.

Vai trò giới tính

Tại Nhật Bản, vai trò giới tính truyền thống là người chồng làm công ăn lương và người mẹ nội trợ đã được củng cố trong thời kỳ bùng nổ kinh tế kéo dài hậu Thế chiến II.

Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu những năm 1970 và nền kinh tế Nhật Bản chịu ảnh hưởng, vai trò giới tính truyền thống cứng nhắc đó bắt đầu bị phá bỏ do du nhập tư tưởng văn hóa phương Tây.

Thêm nữa, việc ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia làm việc để ứng phó với tình trạng kinh tế trì trệ và thiếu hụt lao động đã làm đảo lộn các quan điểm giá trị truyền thống Nhật Bản.

Giờ đây, người đàn ông không còn là trụ cột duy nhất của gia đình, nhưng họ vẫn bị ép buộc bởi tư tưởng truyền thống để cố gắng thể hiện sự nam tính vượt trội.

Hậu quả là mâu thuẫn xảy ra do đàn ông ngày một chịu nhiều áp lực hơn từ công việc cho đến gia đình.

Tuy nhiên thay vì điều tiết cốt lõi của vấn đề, tờ Economist cho hay chính quyền Tokyo đã cố gắng vượt qua khủng hoảng bằng cách kéo dài thời gian làm việc của nam giới.

Tiếp đó, sự thổi phồng "nền kinh tế bong bóng" vĩ đại của thập niên 1980 đã làm lu mờ những bất cập trong vai trò giới tính tại Nhật Bản.

Nhà xã hội học Tanaka Toshiyuki nói với Economist rằng trong khi các nước phương Tây trải qua điểm chuyển tiếp về vai trò quan hệ giới tính thì Nhật Bản lại bỏ lỡ cơ hội để thay đổi.

Hậu quả là khi bong bóng xì hơi, nền kinh tế giảm tốc kể từ thập niên 1990 thì Nhật Bản đã không còn đủ sức lực để giải quyết thách thức trên.

Khổ như đàn ông Nhật Bản: Bị ép phải ‘nam tính’, mất dần vai trò trong xã hội, khát khao được tự do đến mức phải tự ‘giải thoát’ - Ảnh 4.

Tỷ lệ sinh tại Nhật Bản bắt đầu sụt giảm mạnh, ngày càng nhiều phụ nữ Nhật Bản tham gia lực lượng lao động còn nam giới phải gánh vác thêm việc gia đình. Sự mất vai trò trong quan điểm truyền thống này đã tạo nên vô số mâu thuẫn, bạo lực gia đình và gia tăng tỷ lệ tự sát.

Muộn màng

Năm 2010, chính phủ Nhật Bản đã cố gắng thúc đẩy tư tưởng Ikumen, vốn là sự kết hợp giữa Ikuji (nuôi dạy con cái) và Ikemen (người đàn ông tuyệt vời), nhằm thay thế cho quan điểm truyền thống cũ kỹ.

Thế nhưng việc thay đổi tư tưởng trong một xã hội già hóa quá nhanh là điều không tưởng, khi văn hóa về vai trò giới tính đã ăn quá sâu.

Ngay cả các ông cụ đã về hưu ở Nhật Bản cũng tham công tiếc việc, thà đi làm chứ không chịu ở nhà nội trợ, giúp đỡ bạn đời hay trông cháu cho con cái.

Thành phần này bị ví như "chiếc lá ướt dính vào giày" (Nureochibazoku), vì không có sở thích riêng hay bạn bè gì nhiều mà chỉ có công việc hoặc bám lấy bạn đời cả ngày để được chăm sóc.

Một số tạp chí Nhật Bản thậm chí gọi đây là "Hội chứng chồng về hưu" (Retired Husband Syndrome) để nói về những đàn ông làm việc cả đời để rồi cuối cùng nhận ra họ chẳng thuộc về gia đình.

Sự xa cách với vợ con khiến nhiều ông lão trở thành gánh nặng của gia đình khi về hưu.

Thế nhưng thay vì bày tỏ nỗi lòng đau xót này thì tư tưởng "nam tính" lại buộc người cao tuổi Nhật Bản im lặng chịu đựng, không bộc lộ sự yếu đuối của mình.

Ông Fukushima cho biết rất nhiều nam giới cao tuổi gọi đến đường dây nóng để bày tỏ sự bực bội của mình khi bị sỉ nhục bởi chính gia đình.

Ngay cả bản thân ông Fukushima khi được hỏi nếu được lựa chọn lại thì vẫn sẽ chia tay bạn gái.

"Ngay cả khi tôi đồng ý trở thành một ông chồng lo nội trợ việc nhà thì vợ tôi sẽ nghĩ gì? Những người hàng xóm xung quanh sẽ nghĩ gì?", ông Fukushima than thở.

*Nguồn: The Economist

Băng Băng

Cùng chuyên mục

Câu hỏi cả thế giới thắc mắc: Người bí ẩn rước đuốc tại Olympic 2024 là ai? Kylian Mbappe hay Celine Dion?

Thứ 7, 27/07/2024 06:58
Nhiều người bất ngờ khi đến cuối cùng ban tổ chức Olympic không tiết lộ danh tính của nhân vật này.

Sạc dự phòng đeo tay tăng gấp 3 lần pin cho Apple Watch: Trông như đồng hồ siêu nhân, giá trên Taobao khoảng 350.000đ

Thứ 7, 27/07/2024 06:55
Sản phẩm được thiết kế siêu đẹp, tích hợp pin để tăng thêm 2 lần sạc cho Apple Watch thông thường nhưng bị người dùng chê là cồng kềnh và trông như đồng hồ của siêu nhân.

Celine Dion tái xuất như một "nữ thần", trình diễn đỉnh cao cứu cả lễ khai mạc Olympic Paris 2024 nhàm chán!

Thứ 7, 27/07/2024 06:53
Celine Dion khiến cả thế giới rung động khi trình diễn khép lại lễ khai mạc Olympic Paris 2024!

Bán chạy nhất thế giới năm 2023, sang 2024 vẫn "đả bại" cả S24 Ultra: Mẫu iPhone này giá chỉ còn 15 triệu

Thứ 7, 27/07/2024 06:53
Mẫu iPhone này vẫn đang là một trong số những mẫu smartphone bán chạy nhất thị trường hiện nay.

Vợ Đức Tiến lên tiếng trước tin đồn chồng bị hãm hại: "Đã có kết quả điều tra chính thức"

Thứ 7, 27/07/2024 06:50
"Người ta độc mồm độc miệng nên nói vậy thôi" – vợ Đức Tiến nói.
     
Nổi bật trong ngày

Đánh bom ở Moscow: Hé lộ "dấu vết Ukraine" và danh tính nghi phạm – Hình ảnh sĩ quan Nga gây sốt sau vụ nổ

Thứ 6, 26/07/2024 06:45
Các tình tiết mới về vụ đánh bom ở Moscow nhằm vào xe của một sĩ quan Bộ Tổng tham mưu Nga đã được công bố. Đáng lưu ý, khả năng nghi phạm trong vụ này không hành động một mình.

Kia K4 lộ kiểu dáng mới: Thực dụng hơn nhờ cốp to nhưng về Việt Nam dễ kén khách

Thứ 6, 26/07/2024 08:54
Kia có thể sắp mở rộng thị trường của K4 với mục tiêu cạnh tranh Volkswagen Golf, Toyota Corolla hay Peugeot 308.

Từng thông báo ngừng phát hành, tựa game này bất ngờ “quay xe” mở cửa trở lại sau khi bị cộng đồng lên án nặng nề

Thứ 6, 26/07/2024 10:37
Nước đi có “1-0-2” của NPH đang khiến tựa game này thành tâm điểm chú ý.

Cây điều lớn nhất thế giới có diện tích hơn 8.000 mét vuông

Thứ 6, 26/07/2024 11:32
Cây điều Pirangi ở Rio Grande do Norte, Brazil, được coi là cây điều lớn nhất thế giới với chu vi khoảng 500 mét và diện tích bao phủ 8.400 mét vuông. Cây khổng lồ này không chỉ là một biểu tượng tự nhiên mà còn là một điểm thu hút du lịch quan trọng của khu vực.

Rộ tin đồn tuyển Việt Nam thay đổi lớn, sẽ có HLV mới sau thất bại cay đắng

Thứ 6, 26/07/2024 13:44
Bị loại ngay từ vòng bảng giải U19 Đông Nam Á, U19 Việt Nam được cho là sắp có thay đổi ở vị trí "lái trưởng".
xe.nguoiduatin.vn