Ăn trứng vịt lộn trị yếu sinh lý có thật không?
Hột vịt lộn được đánh giá là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Cụ thể, mỗi quả trứng vịt lộn chứa thành phần gồm: 182 calo, 600mg cholesterol, 212g photpho, 82mg canxi, 16.6g protein, 12.4g lipid, vitamin A, vitamin B, vitamin C, gluxit, sắt…
Trong đó:
Lipid, phospho, protein, cholesterol, canxi có công dụng thúc đẩy tinh hoàn sản sinh tinh trùng, bồi bổ cơ thể, cải thiện sinh lực.
Các vitamin giúp tinh trùng có chất lượng tốt, khỏe mạnh, hỗ trợ thụ thai dễ dàng.
Cholesterol tốt và sắt giúp tim mạch cùng hệ tuần hoàn máu vận động tốt, kích thích tăng ham muốn của phái mạnh, thúc đẩy cuộc yêu thêm hưng phấn.
Mặt khác, trong Đông y, trứng vịt lộn có tính hàn, công dụng ích trí, tu âm, bồi bổ khí huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh. Nam giới ăn trứng vịt lộn sẽ dưỡng huyết, kích thích máu lưu thông, đưa máu đến nuôi dưỡng cơ quan sinh dục, tăng cường sinh lực.
Tóm lại, ăn trứng vịt lộn trị yếu sinh lý là một bài thuốc trong dân gian. Nam giới sau khi ăn trứng vịt lộn sẽ cải thiện tình trạng yếu sinh lý, tăng ham muốn, sung sức hơn khi quan hệ, lấy lại bản lĩnh giường chiếu. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, món ăn này không phát huy tác dụng ngay lập tức sau khi ăn như các loại thực phẩm chức năng hiện nay.
Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn khó tiêu do chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao. Lương y khuyến cáo nên tránh ăn vào buổi tối sẽ khiến người ăn bị khó chịu, đầy hơi, có hại cho hệ tiêu hóa. Thời điểm thích hợp nhất để ăn món ăn này là vào buổi sáng song không nên ăn quá thường xuyên và ăn nhiều vào mỗi lần.
Ai không nên ăn trứng vịt lộn
Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe.
Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ. Ăn trứng lộn thường xuyên còn khiến lượng vitamin A dư thừa làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương làm cho trẻ phát triển không toàn diện”.
Ngoài ra, người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cũng cần hạn chế ăn món ăn này. Riêng người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.
Tại sao nên ăn kèm với gừng, rau răm?
Trứng vịt lộn thường ăn cùng gừng và rau răm. Đây là cách kết hợp hài hòa đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau răm, gừng vị cay nồng, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Do đó, chúng có tác dụng chống lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.
Ăn quá nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…, tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút (gout). Mặt khác, ăn nhiều rau răm sống sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng tình dục ở nam giới. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rau răm chứa một số tinh dầu và chất ức chế dục tính.
Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi.
Với thai phụ, rau răm, gừng do tính nóng có thể gây sảy thai nếu ăn nhiều. Vì vậy, nếu ăn trứng vịt lộn, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau răm và gừng.
Trường hợp sử dụng món trứng vịt lộn để cải thiện sức khoẻ lâu dài, cần hạn chế ăn các loại gan gia súc, gia cầm… hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI. Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín.
Bình luận tiêu biểu (0)